có mặt tại phiên tòa hôm nay.
Tôi là Luật sư Phạm Đình Hữu Mẫn. Ngày hôm nay, tôi có mặt tại phiên tòa này với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nguyên đơn, bao gồm Bà Chu Thị Thanh và Ông Chu Văn Sinh trong vụ án tranh chấp “Quyền sử dụng đất”.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, cũng như qua phần trình bày của các đương sự, người đại diện của các đương sự ngày hôm nay, đồng thời đối chiếu với các quy định của pháp luật liên quan, tôi xin trình
bày một số quan điểm của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nguyên đơn như sau:
Thứ nhất, tôi xin khẳng định, quyền sử dụng đối với mảnh đất diện tích 777m2 tại thửa đất số 40, tờ bản đồ số 02 lập năm 1998, địa chỉ tại Thôn 6, Xã Phù Vân, Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam và các tài sản khác gắn liền với mảnh đất này là tài sản thừa kế hợp pháp và thuộc quyền sử dụng chung của bốn chị em bà Chu Thị Thanh, bà Chu Thị Loan, bà Chu Thị The và ông Chu Văn Sinh, và yêu cầu bà Đinh Thị Tám trả lại phần diện tích đất tranh chấp nêu trên cho các nguyên đơn vì các lý do như sau:
Lý do thứ nhất, nguồn gốc mảnh đất này là thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cụ Cúc. Bởi lẽ: Nguồn gốc ban đầu do cụ Chu Khắc Yến và cụ Hoàng Thị Sang để lại cho cụ Chu Khắc Trường và cụ Chu Thị Cúc. Tại thời điểm này mảnh đất nêu trên vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, căn cứ vào xác nhận của trưởng thôn 6, xã Phù Vân (BL 62); Biên bản xác minh tại Ủy ban nhân dân xã Phù Vân ngày 27/6/2017; Xác nhận của cán bộ địa chính xã (BL 25-26) cũng như sự thừa nhận của các đương sự từ trước đến bây giờ (BL 5,10,11, 35-37,38-20…) mảnh đất trên vẫn đứng tên cụ Cúc. Và quan trọng hơn hết, tại Bản đồ địa chính năm 1998, tờ bản đồ số 02 thể hiện tên của cụ Cúc trên phần diện tích đất 777m2, tại thửa số 40. Theo đó, tên của Cụ Cúc cũng được thể hiện trên Sổ địa chính của xã Phù Vân vào thời điểm đó bởi nội dung của sổ địa chính phải phù hợp với bản đồ địa chính và hiện trạng sử dụng đất theo Điều 34 của Luật Đất đai 1993. Đồng thời, căn cứ vào quy định tại điểm b khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai 2003 và điểm b khoản 1 Điều 100 của Luật đất đai 2013, việc thông tin của Cụ Cúc được đề cập trong sổ địa chính là một trong những cơ sở để cơ quan nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứng minh nguồn gốc mảnh đất này là thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cụ Cúc.
Điều đó dẫn đến Lý do thứ hai, mảnh đất này là di sản thừa kế hợp pháp của các nguyên đơn. Bởi lẽ: Năm 1990 cụ Cúc chết cũng không để lại di chúc. Theo đó, di sản của Cụ Cúc, cụ thể ở đây là mảnh đất tranh chấp với diện tích 777 m2 tại thửa đất 40 sẽ do người thừa kế theo pháp luật của Cụ Cúc hưởng theo điểm a, Khoản 1, Điều 24, Pháp lệnh thừa kế năm 1990. Và việc phân chia di sản thì sẽ ưu tiên chia cho người thừa kế theo pháp luật hàng thứ nhất, bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết theo Khoản 1, Điều 25, Pháp lệnh Thừa kế 1990. Trong trường hợp của cụ Cúc, do cha, mẹ và chồng của cụ Cúc đã qua đời, cụ Cúc không có cha, mẹ nuôi hay con nuôi cho nên 04 người con của cụ Cúc là (1) Bà Chu Thị Thanh; (2) Bà Chu Thị Loan; (3) Ông Chu Khắc Sinh và (4) Bà Chu Thị The là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định pháp luật. Đồng thời, căn cứ Mục 1.2, Phần II, Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 quy định về xác định quyền sử dụng đất là di sản: “Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.” Ngoài ra, căn cứ Điểm 2.4b, Mục 2, Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004, người thừa kế có quyền đòi lại quyền sử dụng đất “khi người đang sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và cũng không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 vì lý do người đó sử dụng đất là ở nhờ, mượn, thuê, lấn, chiếm đất hoặc bằng các giao dịch dân sự khác trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.” Theo đó, quyền sử dụng đất đối với phần diện tích tranh chấp là di sản thừa kế hợp pháp của các anh/chị em phía nguyên đơn và đồng thời, các đồng thừa kế của cụ Cúc có quyền khởi kiện đòi lại tài sản là quyền sử dụng mảnh đất đang tranh chấp.
Lý do thứ ba: Đơn chuyển quyền thừa kế giữa ông Sinh và ông Thuyên không có giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bởi lẽ:
1. Đơn chuyển quyền thừa kế và Giấy biên nhận giữa ông Chu Văn Sinh và ông Chu Khắc Thuyên không có giá trị pháp lý. Bởi vì mảnh đất là tài sản thuộc sở hữu chung của bốn chị em nên ông Sinh chỉ có thể chuyển nhượng khi có sự chấp thuận của các anh chị em của mình, và phải được làm thành văn bản và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Hành vi pháp lý của ông Sinh đã trực tiếp ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người khác trong cùng hàng thừa kế.
04/04/1994, bà Thanh và bà The đã có đơn khiếu nại đến UBND Xã Phù Vân. Ngày 10/04/1994, Ủy ban nhân dân xã Phù Vân đã phản hồi thông qua Thông báo số 05/TB-UB thừa nhận hành vi của ông Chu Văn Sinh là trái với quy định của pháp luật tại thời điểm đó và ra quyết định đình chỉ việc chuyển giao quyền thừa kế giữa ông Sinh và ông Thuyên (Bút lục số 09).
3. Ngoài ra, việc chuyển giao quyền sử dụng mảnh đất theo Đơn chuyển quyền thừa kế còn vô hiệu kể cả với phần thừa kế của riêng ông Sinh, vì
· Thứ nhất, căn cứ theo Giấy biên nhận được lập giữa ông Sinh và ông Thuyên tại Bút lục số 52, ông Thuyên và bà Tám vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản tiền 1.500.000 VNĐ cho ông Sinh mà mới chỉ thanh toán 500.000 đồng. Nếu bà Đinh Thị Tám có yêu cầu, ông Chu Văn Sinh sẵn sàng hoàn trả số tiền này; và
· Thứ hai, căn cứ vào điểm a tiểu mục 2.3 mục 2 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 của HĐTP TAND Tối cao quy định các điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau ngày 15/10/1993 bao gồm:
Căn cứ theo các quy định trên, ông Sinh chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất mà mình thừa kế, đồng thời Đơn chuyển quyền thừa kế giữa ông Sinh và ông Thuyên chưa có xác nhận của UBND Xã Phù Vân theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Đất đai 1993.
Như vậy, việc chuyển giao quyền sử dụng mảnh đất theo Đơn chuyển quyền thừa kế còn vô hiệu kể cả với phần thừa kế của riêng ông Sinh.
Lý do thứ tư: Giấy giao quyền trông nom được lập giữa bốn anh chị em bà Thanh và ông Chu Khắc Thuyên cũng không có giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bởi lẽ:
1. Do điều kiện giao thông đi lại tại thời điểm năm 1994 còn gặp nhiều trở ngại, các chị em bà Thanh đều lập gia đình ở xa không thể trông nom mảnh đất do mẹ là cụ Chu Thị Cúc để lại, nên bà Chu Thị Thanh và bà Chu Thị The đã thống nhất giao lại mảnh đất diện tích
777 m2 cho ông Chu Khắc Thuyên – chồng bà Đinh Thị Tám quản lý trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 15/04/1994 đến 15/4/1999. Ông Thuyên có trách nhiệm tu sửa nhà cửa để tránh bị dột nát, không được xây dựng cơ bản như làm nhà, đất phải giữ nguyên mặt bằng, không được đào khoét. Việc giao quyền này được lập thành văn bản (Giấy giao quyền trông nom – Bút lục số 10-11)
2. Mặc dù, nội dung giao quyền có ghi như sau: “… chúng tôi nhất trí làm giấy này giao cho quyền sử dụng đất cho ông Chu Khắc Thuyên” nhưng tôi xin thay mặt thân chủ của tôi đính chính lại rằng đây là do lỗi biên soạn, ý chí mà thân chủ muốn thể hiện là tạm thời giao quyền trông coi và khai thác mảnh đất cho ông Thuyên. Ủy ban nhân dân xã Phù Vân khi xác nhận cũng có đề cập: “còn quyền sở hữu về ruộng đất tài sản trong thời gian năm năm chưa phải là bà Thanh đã giao hẳn cho ông Thuyên sử dụng”. Do đó, mục đích của giao kết dân sự giữa bà Thanh và ông Thuyên là thay mặt gia đình bà quản lý đất.
3. Trong văn bản cũng nói rõ người được giao quyền quản lý là ông Chu Khắc Thuyên, không phải gia đình ông Chu Khắc Thuyên, nên bà Đinh Thị Tám không có quyền tham gia quản lý mảnh đất. Năm 1999, ông Chu Khắc Thuyên mất thì việc thực hiện cam kết với bà Thanh đương nhiên chấm dứt, bà Tám và con ông Thuyên không có trách nhiệm phải kế thừa nghĩa vụ này.
4. Khi thời hạn năm năm kết thúc, gia đình bà Tám vẫn tiếp tục khai thác trên mảnh đất này, bốn chị em bà Chu Thị Thanh không có ý kiến gì bởi do hoàn cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, bản thân các bà cũng không thể về quê trông coi mảnh đất. Mặt khác, đều là anh em trong họ tộc với nhau, dù biết tin gia đình bà Tám công khai khai thác và thu hoa lợi trên đất trái phép thông qua thư từ liên lạc nhưng vì bà Tám cũng chưa có hành vi gì gây thiệt hại đến đất cũng như tài sản trên đất nên các chị em bà Thanh không có bất kỳ sự phản đối minh thị nào.
Quyền sử dụng đất đối với mảnh đất diện tích 777 m2 tại thửa đất số 40, tờ bản đồ số 02 lập năm 1998, địa chỉ: thôn 6, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam thuộc sở hữu chung của bốn chị
em bà Chu Thị Thanh, bà Chu Thị Loan, bà Chu Thị The và ông Chu Văn Sinh là đúng với quy định của pháp luật. Áp dụng điều 256 Bộ luật dân sự 2005 thì: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó”, do vậy, bà Thanh, ông Sinh có quyền được yêu cầu bà Tám trả lại mảnh đất cho bốn chị em bà.
Thứ hai, bà Đinh Thị Tám đã có hành vi xây dựng nhà trái phép nên có nghĩa vụ tháo dỡ và hoàn trả lại nguyên trạng thửa đất
Bà Đinh Thị Tám đã có hành vi xây dựng nhà trái phép trên mảnh đất vốn là tài sản do cụ Cúc khi mất để lại cho bốn chị em của nguyên đơn. Cụ thể, theo lời khai tại bút lục số 38, 39 và 40, bà Đinh Thị Tám trực tiếp thừa nhận mình không được chính quyền địa phương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất 777 m2 tại thửa đất số 40, tờ bản đồ số 02 lập năm 1998, địa chỉ: thôn 6, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Nhưng tháng 06/2016, bà Tám đã tự ý tập kết vật liệu để xây một căn nhà cấp 4 diện tích khoảng 100 m2 trên mảnh đất diện tích 777 m2 là tài sản chung của bốn chị em bà Chu Thị Thanh và ông Chu Văn Sinh. Ông Chu Hữu Vang là em trai cụ Chu Thị Cúc đã đến gặp trưởng thôn là ông Phạm Trường Sinh – trưởng thôn 6, xã Phù Vân báo cáo tình hình và đề nghị chính quyền thôn đình chỉ việc xây dựng của bà Tám. Trưởng thôn có cử một cán bộ công an đến làm việc nhưng bà Tám kiên quyết phản đối và vẫn tiếp tục việc xây dựng của mình. Khi bà Thanh có đơn đề nghị lên UBND xã Phù Vân thì bà Tám đã có thái độ bất hợp tác trong hai lần hòa giải được tổ chức ngày 19/6/2016 và ngày 25/10/2016. Điều đó cho thấy, bà Tám nhận thức được hành vi xây dựng của mình là không phù hợp với quy định pháp luật, cũng như vấp phải sự phản đối của những người thừa kế của cụ Chu Thị Cúc nhưng vẫn tiếp tục thực hiện. Vì thế, việc bà Chu Thị Thanh và ông Chu Văn Sinh yêu cầu bà Đinh Thị Tám phải tháo dỡ toàn bộ tài sản, nhà cửa mà bà Tám đã tự ý xây cất trên mảnh đất trên là hợp pháp và có căn cứ.
Qua phần trình bày nêu trên, tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử xem xét và ra quyết định: