GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, ĐỀN BÙ, SAN LẤP

Một phần của tài liệu 2017.01 142M DU AN DAU TU_v1 (1) (Trang 53)

Nhà máy được đặt giữa 2 dãy núi tại khu vực đồng bằng trước núi. Khu vực này là đất sản xuất nông nghiệp 1 vụ. Như vậy, TLG đã phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương hoàn thành đền bù đất lúa, giải phóng mặt bằng để phục vụ công tác san lấp. Khu vực này khá thấp. Ghi nhận của dân địa phương thì trận lũ lịch sử năm 2007, khu vực này ngập sâu trong nước khoảng 2 mét. Do đó để nâng mặt bằng ngang với cao độ của đường sắt Bắc-Nam cần phải san lấp với khối lượng đất đá tương đối lớn (khoảng từ 4 – 4,5 m3 đất/m2 nhà máy, tương đương 500.000 m3 đất đá). Công ty cũng đã xin phép khai thác đất đá từ dãy núi phía sau nhà máy để san lấp và xin nạo vét khơi dòng Sông Gianh để lấy cát xây dựng và phục vụ công tác san lấp.

CHƯƠNG VI:

CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ I. CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN

I.1 Mô tả qui trình sản xuất

Sản xuất Vôi và bột đá theo công nghệ Nung – Kết tủa- Carbonate hóa liên hoàn như sau:

Đá vôi khai thác từ mỏ được chuyển đến hệ thống kẹp hàm để nghiền đến cỡ hạt 3cm x 12cm. Nguyên liệu sẽ theo băng tải đến khoang tập kết nguyên liệu. Tại đây, nguyên liệu được chuyển vảo hệ thống máng cấp liệu, chuyển lên miệng lò để đưa vào lò nung. Tại lò nung, nguyên liệu sẽ đi qua các khoang chuẩn bị, khoang thiêu kết và khoang làm nguội. Lò nung được thiết kế kín hoàn toàn và duy trì áp lực ở mức hợp lý. Các phản ứng hóa học trong quá trình nung vôi như sau

Đá vôi (CaCO3) + Nung = CaO + CO2 ↑

Khí CO2 ↑ bay lên sẽ được thu hồi vào tháp lọc sau đó để đưa vào bồn chứa để sử dụng vào các phản ứng hóa học ở giai đoạn sau.

Sản phẩm CaO ( vôi luyện kim) được đưa vào các silo chứa sau đó được đưa vào hệ thống hydrat hóa liên hoàn ( vôi tôi). Phản ứng hóa học ở giai đoạn này như sau:

CaO ( calcium Oxide) + H2O ( nước ) = Ca(OH)2 ( Hydrat vôi)

Hydrat vôi ở dạng lỏng sẽ được bơm qua hệ thống lọc tạp chất, tách loại các thành phần có hại. Dung dịch Hydrat vôi sạch sẽ được chuyển sang hệ thống Carbonate hóa. Tại đây, khí CO2 ở công đoạn đốt lò được sử dụng để tái phản ứng với Hydrat vôi. Phản ứng diễn ra như sau:

Ca(OH)2 + CO2 = CaCO3 ( Calcium Carbonate) + H2O

Đến đây, dung dịch Calcium Carbonate với 75.7% CaCO3 và 24.3 % nước sẽ được chuyển thẳng đến cho khách hàng ( Các nhà máy sản xuất giấy, bột giấy ) hoặc chuyển qua hệ thống xấy khô để đóng bao xuất cho khách hàng.

Cũng từ nhánh sản phẩm này, một phần sẽ được chuyển sang sản xuất bột theo công nghệ Nano. Hoặc đưa vào Silo nạp liệu của hệ thống tráng phủ. Axit stearic dạng bột được nạp vào với tỷ lệ thiết kế 1% (có thể thấp hơn). Hiệu quả tráng phủ tối ưu đạt được nhờ bộ điều khiển nhiệt độ của khí. Bộ lọc phun tự động đảm bảo khí tải có hàm lượng bụi dưới 15mg/m3. thành phẩm được đưa vào Silo chứa và đưa tới máy đóng bao.

Điều độc đáo của công nghệ PCC là sản phẩm đầu vào là CaCO3 và đầu ra cũng vẫn là CaCO3. Một vòng tròn khép kín, do vậy công nghệ này còn được gọi là Hoạt hóa vôi-vôi. Tuy nhiên, các sự khác biệt lớn nhất giữa đá vôi đầu vào và bột đá ở đầu ra chính là ở thành phần hóa học với độ tinh khiết của vôi lên đến 99,5% và độ trắng hơn 97%.

2. THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ

2.1 Thiết bị nhập khẩu cho giai đoạn 1

Phương án cung cấp thiết bị được xây dựng trên cơ sở sau:  Thiết bị có trình độ tự động hóa và cơ khí hóa cao.

 Dây chuyền công nghệ do hãng Cimprogetti S.p.A cung cấp. kể cả các thiết bị điều khiển và kiểm tra thí nghiệm

Mua và chế tạo trong nước các hệ thống Silo, băng tải và các thiết bị truyền dẫn điện, theo thông số của hãng Mearz cung cấp để đảm bảo khi lắp đặt, dây chuyền là một hệ thống đồng bộ có thể hoạt động an toàn và hiệu quả.

Máy nghiền hàm, máy khoan cho công đoạn nghiền thô mua trong nước có xuất xứ từ Trung quốc. Các thiết bị khai thác của các nước G7.

Toàn bộ thiết bị do hang Cimprogetti, Italia cung cấp. Các cụm công nghệ chính của giai đoạn 1 gồm:

* Nhóm 0.00 : Nhà máy nghiền đá vôi & kho dự trữ– 1800 cu.mt * Nhóm 1.00: Lò đôi trục đứng dùng nhiên liệu than cám. * Nhóm 2.00: Hệ thống tời vôi & kho lưu trữ - 1400 cu.mt * Nhóm 3.00: Nhà máy Hydrat hóa vôi.

* Nhóm 4.00: Nhà máy đóng gói và chuyển bao .

* Nhóm 5.00: Nhà máy sản xuất sản phẩm bột nhẹ PCC tráng phủ và không tráng phủ. * Nhóm 6.00: Nhà máy nghiền than.

CHƯƠNG VII:

XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY LẮP I. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Theo báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình do Liên đoàn địa chất xạ hiếm và các tài liệu nghiên cứu trước đây thì địa chất công trìn có đặc điểm sau:

1.1. Địa chất.

Khu vực đồng bằng trước núi để xây dựng nhà máy có nền đất yếu và trũng. Móng là các loại đá vôi karst nên việc xây dựng nhà máy cần phải khảo sát ký hơn về nền móng. Địa tầng từ trên xuống như sau:

 Lớp 1: Đất màu vàng nhạt, nâu nhạt trên mặt có chứa nhiều rễ cây và có các ion kết oxít sắt, dày 0,6m (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Lớp 2: Lớp đất sét màu xám đen có những ion kết oxi1t sắt kích thước bằng hạt ngô và có chứa tạp chất hữu cơ của động thực vật. Dày 2,5m

 Lớp 3: Lớp đất sét pha cát màu xám đen vàng có chứa cuội sạn thạch anh dày 12-15m.  Lớp cuội tảng thạch anh dày 5-8m

 Tầng đá bán phong hóa dày 0,5-2m  Tầng đá gốc.

1.2. Khí hậu: chia làm 2 mùa rõ rệt.

Vùng nghiên cứu có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt:

o Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Vào mùa này nhiệt độ trung bình từ 30oC ÷ 32oC, có khi đến 39oC ÷ 40oC, độ ẩm lên đến trên 90%, thường có những trận mưa rất to và có bão, thường xuyên gây lụt lội. Đặc biệt là còn bị ảnh hưởng của gió Lào nên thời tiết rất nóng bức và khó chịu.

o Mùa khô: bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Vào mùa này nhiệt độ thay đổi từ 15oC ÷ 25oC, đôi khi xuống đến dưới 10oC, độ ẩm thấp, thường có gió mùa đông bắc kèm theo mưa phùn. Đây là mùa khô hanh giá lạnh, song lại rất thuận lợi cho công tác khai thác và chế biến khoáng sản.

Gió ở vùng huyện Châu Hóa nói riêng và Quảng Bình nói chung chủ yếu thổi theo hai hướng chính: từ tháng 4 đến tháng 10 theo hướng Đông Nam, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau gió thổi theo hướng Đông Bắc sau chuyển dần theo hướng Tây Bắc.

Tốc độ gió lớn nhất, áp lực lớn nhất ứng với các chu kỳ được ghi nhận như sau:

Chu kỳ (năm) 10 20 30 40 50 60 70 80 90 10

Tốc độ gió (m/s) 33 37 39 41 42 43 44 45 40 46

Ap lực gió kg/cm2) 68 85 95 105 110 116 121 126 130 132 Mưa:

o Vũ lượng tối đa 2785 mm (năm 1953) có 131 ngày mưa o Vũ lượng tối thểu 3.5 mm (tháng 12/1924)

o Vũ lượng trung bình 154.4 mm, đáng chú ý là các trận lụt năm 1954, 1976, 1988. Năm 1988 lượng mưa cao nhất 720 mm (ngày 24/8)

Động đất:

theo tài liệu động đất của phòng Quan trắc Vật lý địa cầu, thi khu vực Quảng Bình khoảng 800 năm trở lại đây có một số trận động đất xảy ra như sau:

Năm 1940: (06/04/1940) động đất cấp 4. Năm 1967: động đấ ở Ba Đồn và Đèo Ngang Năm 1973: có trận động đất không rõ cấp

Dự báo vùng Quang Bình có thể có động đất cấp 6.

Kết luận:

Khu vực đặt nhà máy gần sông Gianh nên khả năng thoát nước sau mưa là rất lớn Địa hình không bằng phẳng, trũng nên phải cải tạo tốn kém.

Về các lớp đất ở đây, lớp 1 và lớp 2 có tính năng xây dựng tương kém, hai lớp 3 và 4 tính năng xây dựng tốt hơn.

Về lớp nước dưới đất rất nghèo, nước nước mặt thì theo mùa nên không ảnh hưởng đến các móng công trình.

Khu vực này trong chiến tranh phá hoại nằm trong vùng điểm bắn phá, có nhiều hố bom đã bị san lấp. Do đó công tác rà phá om mìn cần thực hiện trước khi tiến hành xây dựng.

II. QUI MÔ XÂY DỰNG

Căn cứ yêu cầu công nghệ và địa chất công trình, qui mô xây dựng các công trình được xác định:  Cấp xây dựng: + Công trình sản xuất : cấp 2

o + Văn phònh, nhà ở : cấp 3

 Cấp động đất: + Công trình sản xuất : cấp 7 + Công trình khác : cấp 6

Nhà máy được xây dựng theo thiết kế của nhà cung cấp thiết bị kiểu dáng công nghiệp hiện đại (có bảng vẽ mặt bằng sơ bộ kèm theo).

III. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC KẾT CẤU

Các giải pháp kiến trúc, kết cấu công trình được nghiên cứu và lựa chọn trên cơ sở đảm bảo yêu cầu về sản xuất thi công nhanh, giá thành có thể chấp nhận được mà vẫn đảm bảo mỹ quan chung của nhà máy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ giải pháp nêu trên nên dự kiến kết cấu các khu sản xuất, văn phòng, nhà ở như sau: * Khối nhà máy sản xuất:

Khu vực nhà máy được đặt trên khu san nền bằng đất biên hoà đắp nền có chiều dày khoảng ±5m. Giải pháp kết cấu: Kết cấu chính phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phù hợp với dây chuyền công nghệ.

- Đảm bảo khả năng chịu lực an toàn cho nhà máy. - Đảm bảo kinh tế, mỹ quan.

- Thuận lợi trong thi công xây dựng và sử dụng của nhà máy.

Từ các tài liệu ban đầu hiện có về dây chuyền công nghệ, số liệu khảo sát địa chất công trình (phục vụ cho công tác thiết kế cơ sở), số liệu tính toán tần suất thuỷ văn do bên A cung cấp. Chúng tôi đưa ra giải pháp chính của khối sản xuất như sau:

- Hệ kết cấu chịu lực gồm: Móng máy, móng nhà xưởng, móng khối dàn đỡ thiết bị xưởng, silô chứa bằng kết cấu thép mác 250#. Cốt thép và tiết diện được bố trí theo tính toán.

- Hệ móng đối với những hạng mục có tải trọng, tác dụng lên đất nền lớn: Móng lò nung; móng nhà điều hành; móng silô BTCT. Sử dụng móng cọc BTCT. Hệ cọc ma sát, tiết diện (40x40cm) đóng xuống lòng đất tốt với độ sâu trên 20m.

Riêng móng lò nung hệ cọc (40x40cm) được đóng sâu đến lớp đá vôi rắn chắc. Với độ sâu 32.5m. - Hệ các móng còn lại: móng các nhà xưởng và hạng mục nhỏ khác sử dụng móng trụ BTCT chôn trên đất đắp nền. Móng máy bằng khối móng BTCT đảm bảo cường độ chịu lực của đất nền và ổn định của móng khi hoạt động

* Khối nhà phục vụ:

- Kết cấu chính bằng trụ dầm sàn BTCT chịu lực mác 200# .

- Kết cấu móng nhà văn phòng (3 tầng) bằng hệ móng băng giao thoa đặt trên hệ cọc BTCT 300x300 (bố trí so le) cắm sâu vào lớp đất sét lẫn sạn sỏi sâu 20m.

- Kết cấu móng các hạng mục còn lại bằng móng trụ BTCT đặt trên nền đất đắp mác 200# kết hợp móng bằng đá hộc R≥200, vữa xi măng mác 100#.

* Hệ thống kè, sân đường bê tông:

- Kè xây ốp taluy và kè chắn đất xây bằng đá hộc vữa xi măng mác 100#. - Sân bê tông cho khu sản xuất mác 150# dày 200.

- Sân cho khu hành chính bê tông mác 100#, dày 100. - Đường bê tông có hai loại:

+ Loại đường rộng 15m tính với xe có tải trọng H30, dày 200, mác 200#, nền gia cố bằng lớp lót đá 4x6, dày 200.

+ Loại đường rộng 4m tính với xe có tải trọng H13, dùng bê tông mác 150#, dày 150. * Khu cầu cảng:

- Căn cứ vào số liệu tính toán tần suất thuỷ văn do Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quảng Bình lập Tháng 10/2010.

- Theo số liệu điều tra tuyến sông Gianh, đoạn cầu Châu Hoá bắc qua có bề rộng luồng trung bình D20m (hạ lưu khu vực cảng) có chiều sâu luồng 1m, bán kính cong 100m. Theo tiêu chuẩn TCVN 5664- 1992 phân cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa thì đoạn sông này là sông cấp 5.

Sau khi tính toán phân tích để đảm bảo dự kiến tàu 600tấn chở hàng (với các thông số kỹ thuật T=3.4m; LxB=50x8.4m2; độ sâu trước bền 3.9m;

Để phù hợp với địa hình và yêu cầu của tàu cập bến vừa đảm bảo khu vực tác nghiệp thuận lợi nhất trong thời gian sử dụng và đảm bảo hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế:

+ Chọn mực nước cao thiết kế với tần suất 50% bằng +6.07m (MNCTK) , cao trình mặt bến bằng +7.1m (MNMB) tương ứng với tần suất 25%.

+ Mực nước thấp thiết kế với tần suất 5% tương ứng -0.826m (MNTTK). Cao trình đáy bến bằng -4.8m (MNĐB).

+ Chiều dài bến Lb = 2x50 +9+2x3 =125m

+ Chiều rộng bến để đảm bảo mặt bằng lắp ráp hệ thống cẩu băng chuyền và phạm vi hoạt động của xe gàu bánh lốp (5tấn). Chọn bề rộng B=15m

Căn cứ số liệu khảo sát địa chất công trình tháng 10/2010 do Công ty TNHH TVXD Thành Tín lập (phục vụ thiết kế cơ sở).

- Căn cứ Quy mô công suất cầu cảng. Chọn phương án kết cấu các loại cầu cảng đài mềm bằng BTCT chịu lực:

+ Hệ khung bản BTCT cầu tàu mác 300#, chiều dày bản sàn là 250 và hệ dầm khung được đặt lên hệ cọc chống BTCT mác 300# dài 21m chống lên lớp đá vôi rắn chắc.

+ Cầu nối bằng BTCT mác 300 rộng 5m là loại hệ cầu đài mềm đặt trên hệ cọc BTCT 400x400 dài 32,5m cắm vào lớp đất cuội tảng có đường kính từ 1÷15cm trạng thái cứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hồ chứa nước dự trữ:

Bố trí hồ chứa với chức năng chứa nước mưa và nước thải đã qua xử lý làm hồ điều hoà vừa dự trữ 1 khối lượng nước đáng kể cấp lại cho sản xuất 4776m3. Vào mùa mưa lớn lượng nước vượt mức cần thiết thải ra ngoài qua miệng xả phía Nam trực tiếp ra kênh mương hiện có (khi đảm bảo tiêu chuẩn VSMT).

- Các khu vực còn lại chưa sử dụng sẽ chảy trực tiếp ra môi trưòng xung quanh theo tự nhiên.

IV. QUY HOẠCH TỔNG THỂ MẶT BẰNG

Toàn bộ diện tích trong khu vực nhà máy rộng 14ha. Để phục vụ cho tiến độ xây dựng nhà máy, chỉ san lắp khoảng 5ha. Trong giai đoạn đầu, lò nung sẽ hoạt động trước với sản lượng dự tính 100,000 tấn/năm, diện tích 5 ha là vừa đủ.

Nhà máy được thiết kế hướng ra Sông Gianh, theo hướng Đông Bắc , lưng dựa vào dãy núi Minh Cầm ở hướng Tây Nam.

Các công trình kiến trúc được thiết kế theo các tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ. Các kho thành phẩm, trạm điện đều có phương tiện phòng cháy đặt cố định.

Tổng mặt bằng nhà máy và mặt bằng kiến trúc công trình:

Tổ chức bố trí xây dựng các hạng mục công trình đảm bảo phù hợp với dây chuyền công nghệ do chủ đầu tư cung cấp. Phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan, thuận lợi trong sản xuất, vận hành của nhà máy và hiệu quả về kinh tế .... dự kiến bố trí tổng mặt bằng khu vực nhà máy như sau:

- Khu sản xuất chính được bố trí giữa khu đất nhà máy các hạng mục theo dây chuyền công nghệ. Xung quanh khu này tổ chức các tuyến đường giao thông rộng 15m đảm bảo cho việc phân khu, thuận lợi trong việc lắp ráp, vận hành sản xuất cung cấp nguyên liệu, vật liệu và xuất nhập khẩu.

- Nhà xưởng chứa than được bố trí phía tây cuối hướng gió chủ đạo hạn chế bụi than làm ảnh

Một phần của tài liệu 2017.01 142M DU AN DAU TU_v1 (1) (Trang 53)