Khí hậu: chia là m2 mùa rõ rệt

Một phần của tài liệu 2017.01 142M DU AN DAU TU_v1 (1) (Trang 56 - 57)

I. ĐIỀU KIÊN ĐIA CHẤT CÔNG TRÌNH

1.2.Khí hậu: chia là m2 mùa rõ rệt

Vùng nghiên cứu có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt:

o Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Vào mùa này nhiệt độ trung bình từ 30oC ÷ 32oC, có khi đến 39oC ÷ 40oC, độ ẩm lên đến trên 90%, thường có những trận mưa rất to và có bão, thường xuyên gây lụt lội. Đặc biệt là còn bị ảnh hưởng của gió Lào nên thời tiết rất nóng bức và khó chịu.

o Mùa khô: bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Vào mùa này nhiệt độ thay đổi từ 15oC ÷ 25oC, đôi khi xuống đến dưới 10oC, độ ẩm thấp, thường có gió mùa đông bắc kèm theo mưa phùn. Đây là mùa khô hanh giá lạnh, song lại rất thuận lợi cho công tác khai thác và chế biến khoáng sản.

Gió ở vùng huyện Châu Hóa nói riêng và Quảng Bình nói chung chủ yếu thổi theo hai hướng chính: từ tháng 4 đến tháng 10 theo hướng Đông Nam, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau gió thổi theo hướng Đông Bắc sau chuyển dần theo hướng Tây Bắc.

Tốc độ gió lớn nhất, áp lực lớn nhất ứng với các chu kỳ được ghi nhận như sau:

Chu kỳ (năm) 10 20 30 40 50 60 70 80 90 10

Tốc độ gió (m/s) 33 37 39 41 42 43 44 45 40 46

Ap lực gió kg/cm2) 68 85 95 105 110 116 121 126 130 132 Mưa:

o Vũ lượng tối đa 2785 mm (năm 1953) có 131 ngày mưa o Vũ lượng tối thểu 3.5 mm (tháng 12/1924)

o Vũ lượng trung bình 154.4 mm, đáng chú ý là các trận lụt năm 1954, 1976, 1988. Năm 1988 lượng mưa cao nhất 720 mm (ngày 24/8)

Động đất:

theo tài liệu động đất của phòng Quan trắc Vật lý địa cầu, thi khu vực Quảng Bình khoảng 800 năm trở lại đây có một số trận động đất xảy ra như sau:

Năm 1940: (06/04/1940) động đất cấp 4. Năm 1967: động đấ ở Ba Đồn và Đèo Ngang Năm 1973: có trận động đất không rõ cấp

Dự báo vùng Quang Bình có thể có động đất cấp 6.

Kết luận:

Khu vực đặt nhà máy gần sông Gianh nên khả năng thoát nước sau mưa là rất lớn Địa hình không bằng phẳng, trũng nên phải cải tạo tốn kém.

Về các lớp đất ở đây, lớp 1 và lớp 2 có tính năng xây dựng tương kém, hai lớp 3 và 4 tính năng xây dựng tốt hơn.

Về lớp nước dưới đất rất nghèo, nước nước mặt thì theo mùa nên không ảnh hưởng đến các móng công trình.

Khu vực này trong chiến tranh phá hoại nằm trong vùng điểm bắn phá, có nhiều hố bom đã bị san lấp. Do đó công tác rà phá om mìn cần thực hiện trước khi tiến hành xây dựng.

Một phần của tài liệu 2017.01 142M DU AN DAU TU_v1 (1) (Trang 56 - 57)