TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu 2017.01 142M DU AN DAU TU_v1 (1) (Trang 66 - 70)

Việc phân tích tài chính-kinh tế của dự án được mô phỏng bằng 16 Bảng tính, cụ thể như sau:

Bảng 1 , bảng 5 : Các thông số của dự án

Các thông số cơ bản về tài chính, định mức, số liệu thống kê về chỉ số giá, các chính sách về thuế hiện hành của Việt Nam liên quan đến dự án. Các tình huống sản lượng sản xuất so với công suất thiết kế. Tham khảo giá thành sản xuất thực tế một số loại sản phẩm chính được sản xuất tai Thái Land và Malaysia. Một số các thông số tính toán liên quan đến chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí bảo trì, bảo dưỡng…sử dụng số liệu của nhà cung cấp thiết bị. Giá bán các sản phẩm tham khảo giá thị trường thế giới và thị trường trong nước.

STT Các chỉ số

1 Tỷ lệ lạm phát trong nước 12% 11 Các định mức chi phí

2 Tỷ lệ lạm phát nước ngoài 6% 12 Chi phí bảo trì bảo dưỡng/thiết bị 3%

3 Tỷ giá VND/USD(1000) 19 13 Chi phí bán hàng/doanh số 10%

4 Tỷ lệ tăng CPSX hàng năm 3% 14 Chi phí quản lý/doanh số 3%

5 Tỷ lệ tăng giá bán/năm 15 Vốn lưu động

6 Tình huống 1 1% 16 Các khoản phải trả/CPNL, Vật liệu ( AP) 10%

7 Tình huống 2 2% 17 Các khoản phải thu/doanh số ( AR) 8%

8 Tình huống 3 3% 18 Định mức tiền mặt/doanh số (CB) 5%

9 Tỷ lệ hàng tồn kho/sản lượng 10% 19 Tỷ lệ tăng lương hàng năm (%) 3%

10 Tỷ lệ giảm tồn kho/năm 2% 20 Thuế VAT 10%

Suất chiết khấu thực 12% 21 Thuế TNDN 25%

Các thông số vận hành có tham khảo ở một số dự án sử dụng công nghệ nghiền siêu mịn và các thông số vận hành dự án của Fercalx tại Ý, Hy Lạp và Indonesia

Các tình huống giả định về công suất sản xuất, các sự biến động về giá bán và giá thành để đánh giá khả năng thích ứng của dự án.

Bảng 6: Bảng chỉ số lạm phát.

Trong bảng này có xem xét đến các chỉ số giá, chỉ số lạm phát trong nước và quốc tế. Tỷ giá đồng Việt Nam và đồng USD. Các số liệu dự báo trong vòng 10 năm. Các chỉ số trong bảng sẽ được sử dụng để làm biến dạng các giá trị doanh thu, chi phí, lợi nhuận của dự án. Thông qua đó, để phân tích, đánh giá và dự đoán khả năng chịu đựng các biến đổi của lạm phát đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án.

Bảng 7: Giá bán theo tình huống ( USD/tấn).

Giá bán các sản phẩm của dự án dự định thấp hơn giá thị trường 15% cho tất cả các dòng sản phẩm

Số TT Sản phẩm Giá thị trường Giá bán SP (đô la/tấn )

1 Vôi luyện kim 130 86.5

2 Vôi thủy hóa 184 91.00

3 Bột PCC

Loại phủ béo 552 350

Loại không phủ béo 455 310

4 Bộ NPCC

Loại phủ béo 600 400

Loại không phủ béo 520 380

Giá bán sản phẩm của dự án được đặt trong bối cảnh có lạm phát và dự báo các chỉ số tăng giá bán của thị trường. Thông qua các tình huống giả định sự thay đổi vể giá bán và các biến động khác để tính toán và dự đoán khả năng thích nghi của dự án với các sự biến đổi này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 8-10 : Vốn đầu tư các giai đoạn.

Các chi phí đầu tư của giai đoạn 1 được liệt kê theo loại hình vốn đầu tư: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn dự phòng và nguồn vốn đầu tư. Giá cả và các chi phí đầu tư được tập hợp trên cơ sở báo giá của các nhà cung cấp và so sánh chi phí với 1 số dự án của một số đơn vị sản xuất các sản phẩm cùng loại. Các thiết bị cơ khí thực hiện ở Việt Nam, có tham khảo một số đơn vi xây lắp của Lilama. Trong bảng vốn đầu tư, cũng quy đinh thời gian khấu hao tài sản. Riêng giá trị thanh lý tài sản và giá trị đất ở năm cuối cùng không tính vào trong dự án này. Một số hạng mục công việc chưa lường hết: Cầu cảng sông để tiếp nhận nguyên liệu, thành phẩm, các chi phí nạo vét khơi luồng, hệ thống băng tải rót hàng xuống tàu…chưa được tính toán và tập hợp trong bảng vốn đầu tư. Tuy nhiên các chi phí này, sẽ được cập nhật bổ xung khi dự án được triển khai.

Cấu trúc vốn đầu tư: vay ngân hàng: 70% Từ cổ đông: 30%

Bảng 11: Kế hoạch khấu hao.

Tỷ lệ khấu hao được tính 02 mức: Khấu hao các chi phí ban đầu và XDCB là 10 năm. Tỷ lệ khấu hao máy móc thiết bị là 7 năm. Phương thức khấu hao đều theo đường thẳng. Giá trị thanh lý tài sản ở năm cuối cùng có tính đến các yếu tố trượt giá. Dự án không tính giá trị khấu hao đất đai và giá trị đất ở năm cuối cùng. Giá trị khấu hao trong kỳ được tập hợp để tính chi phí sản xuất và giá thành.

Bảng 12,13 : Kế hoạch trả nợ

Kế hoạch trả nợ các khoản vay ngân hàng và các khoản vốn huy động trong nước. Khoản vốn vay trung hạn của nước ngoài phải trả nợ đều trong vòng 5 năm với lãi suất danh nghĩa là 12,40%/năm. Thời gian ân hạn cho các khoản vay là 2 năm. Các khoản huy động của các cổ đông phải trả trong vòng 5 năm với lãi suất là 23,2%.

Bảng 15: Sản lượng- doanh thu- chi phí

Trong bảng này tính toán các tình huống vận hành theo công suất thiết kế. Sản lượng sản xuất thực tế, lượng sản phẩm tồn kho để thống kê lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán cho từng loại sản phẩm và tổng doanh thu, tổng chi phí sản xuất cho sản phẩm tiêu thụ…Chi phí sản xuất được tập hợp và tính tóan cho 3 nhóm sản phẩm chính là Vôi, bột đá CaCO3 và bột Nano CaCO3. Điều đặc biệt là dự án không có “ Sản phẩm dở dang “ vì ở mỗi công đoạn trên dây chuyền công nghệ, các sản phẩm vừa có thể chuyển sang thương mại hoặc chuyển sang làm nguyên liệu cho công đoạn sau. Các giá trị doanh

thu, chi phí, giá thành, giá trị hàng tồn kho…đều được “nhúng” vào với các chỉ số lạm phát để đánh giá khả năng thích ứng với các biến động của dự án.

Các kịch bản giữa sản lượng thiết kế và sản lượng sản xuất thực tế, các tình huống về giá bán theo các trường hợp tốt nhất, trường hợp rủi ro nhất và trường hợp thông thường, các chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí lương và BHXH, các chi phí bảo trì bảo dưỡng thiết bị cũng được tập hợp để tính toán.

Bảng 16: Báo cáo thu nhập

Các số liệu tín toán doanh thu, chi phí trong bảng 8 được sử dụng để tính lợi nhuận của dự án theo từng năm. Việc phải trả các khoản vay và lãi vay trong vòng 4 năm đầu tiên của dự án đã tạo một áp lực đáng kể và ảnh hưởng rất lớn đến các số liệu tính toán hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, nếu không tính đến các khoản trả nợ này thì dự án có thu nhập ngay từ năm hoạt động thứ 3. Như vậy, có thể thấy rằng việc đầu tư cho dự án này không những sớm mang lại lợi nhuận mà hoàn toàn có khả năng hoàn trả các khoản vay và các khoản thuế đóng góp cho ngân sách địa phương hàng năm là rất đáng kể.

Bảng 17: Vốn lưu động

Bảng này tính toán các khoản phải thu, các khoản phải trả, định mức tiền mặt và tính toán lượng tiền vốn lưu động cần thiết cho dự án. Nếu so sánh các chỉ số này, với doanh thu của dự án, sẽ thấy rằng các giá trị này chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chứng tỏ rằng khả năng sử dựng vốn lưu động của dự án là khá uyển chuyển.

Bảng 18: Bảng cân đối kế toán

Bảng này thể hiện các số liệu tổng hợp của dự án theo từng năm. Cân đối giữa tài sản cố định, tài sản lưu động và nguồn vốn. Trong bảng này, vốn chủ sở hữu đã tăng lên đáng kể từ năm thứ 5, sau khi dự án đã hoàn tất thanh toán các khoản nơ vay và lãi vay.

Bảng 19: Báo cáo ngân lưu theo phương pháp trực tiếp

Các số liệu của bảng này phản ánh các dòng ngân lưu vào, ngân lưu ra và ngân lưu ròng của dự án. Mục đính cuối cùng của bảng tính là tính giá trị hiện tại thực của các dòng ngân lưu và tỷ lệ nội hoàn của dự án. Thông thường, khi NPV bằng 0, dự án đã khá an toàn. Trong dự án này NPV ở tình huống bình thường là $6,692 và IRR là 22%. Điều này khẳng định, dự án rất đáng để đầu tư.

Bảng 20: Báo cáo ngân lưu thực( trường hợp không có lạm phát)

NPV@722,723 IRR@26%

Bảng 21,22 Phân tích độ nhạy của dự án

Trong các bản phân tích này, dự án được phân tích độ nhạy ở nhiều tình huống khác nhau để dự báo và chỉ rõ các nhân tố sẽ ảnh hưởng đến dự án. Thông qua kết quả tính của các bảng này để đánh giá khả năng chịu đựng của dự án trước các tình huống phát sinh có thể gây ra rủi ro.

Trong các bảng phân tích độ nhạy một chiều của dự án giữa: Giá bán vôi, giá bán bột PCC, giá bán bột Nano ảnh hưởng đến NPV. Dự án có kết quả NPV dương, khi giá bán các sản phẩm tương ứng trong vùng số dương Ngoài ra, các yếu tố khác ảnh hưởng đến NPV như: Thay đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi công suất hoạt động… cũng đã được xem xét.

Cần lưu ý rằng, trong bảng phân tích độ nhạy hai chiều, chi phí sản xuất và giá bán các sản phẩm vôi, bột PCC và Nano cũng đã được triển khai bằng các tình huống linh hoạt. Thông qua các bảng phân tích này, cũng có thể thấy được các mức giá bán và chi phi nào, với từng loại sản phẩm…thì NPV của dự án sẽ dương. Đồng thời, thông qua bảng phân tích này cũng đã chỉ ra giới hạn của chi phí và giá bán sẽ làm dự án bị lỗ vốn.

Có thể thấy, dự án có thể chịu đựng được các biến động rất lớn của giá cả thi trường, của các kênh cung ứng đầu vào và như vậy, dự án có khả năng chống đỡ rủi ro tương đối cao.

CHƯƠNG XI:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất bột đá Calcium Carbonate chất lượng cao tại Châu Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình do Công ty cổ phần khai thác sản xuất bột đá chất lượng cao Linh Thành Quảng Bình- thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Linh Thành làm chủ đầu tư. Khi dự án được triển khai, sẽ giải quyết được một số vấn đề chính sau:

Khai thác và phát triển được các tiềm năng khoáng sản của địa phương, góp phần phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa. Đá vôi đã được chế biến rất sâu làm gia tăng giá trị của tài nguyên. Nếu so sánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với việc sử dụng đá vôi làm VLXD thông thường, thì việc sản xuất bột đá chất lượng cao giá trị tài nguyên đã tăng 50 lần!

Góp phần phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Công nghệ thiết bị của dự án thuộc thế hệ mới của Châu Âu, toàn bộ khí thải CO2 của nhà máy sẽ được thu hồi để phục vụ chế biến sâu các sản phẩm chất lượng cao. Dự án hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất độc hại, nên có rất ít các tác động tiêu cực đến môi trường

Ngoài ra, với thiện chí của nhà đầu tư, Linh Thành Group cam kết sẽ giành 1 phần lợi nhuận của dự án để đóng góp vào Quỹ xoá đói giảm nghèo của địa phương hoặc các chương trình phát triển kinh tế khác của tỉnh Quảng Bình.

Dự án khi được triển khai sẽ tạo việc làm ổn định cho khoảng 300 lao động địa phương. Gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cho tỉnh Quảng Bình.

Góp phần phát triển các ngành kinh tế dịch vụ tại vùng sâu vùng xa.

Do dự án có vốn đầu tư khá lớn, được triển khai trong thời gian rất ngắn nên rất cần nhận được sự giúp đỡ của UBND tỉnh Quảng Bình và các cơ quan hữu quan trong việc hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đầu tư, đến quyền khai thác mỏ, đến việc giao đất và thuê đất…Để dự án sớm được triển khai và đạt được các kết quả tính toán của Nhà đầu tư, Công ty có một số đề nghị sau:

 Cho phép dự án được hưởng các ưu đãi về đầu tư theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chỉnh phủ

 Cho phép dự án được hưởng các ưu đãi về đầu tư theo Quyết định 21 /2007/ QĐ- UBND ngày 17 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Quảng Bình

 Đề nghị được hưởng các ưu đãi khác mà không được đưa ra ở đây theo các luật và quy định hiện hành của Nhà nước

1. Cam kết:

Công ty chúng tôi xin cam kết:

Chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung Dự án đầu tư và hồ sơ kèm theo Dự án.

Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định trong lĩnh vực đầu tư.

TỔNG GIÁM ĐỐC

Một phần của tài liệu 2017.01 142M DU AN DAU TU_v1 (1) (Trang 66 - 70)