Với các đặc tính vượt trội của mình, đá mài nitrit bo dạng khối (cBN), nitrit bo
dạng khốiđa tinh thể (PcBN) và nitrit bo dạng khốikhông chất kết dính (BcBN) chủ yếu được sử dụng để gia công các vật liệu khó cắt gọt như thép rèn (45–68 HRC),
thép hợp kim (70 HRC), hợp kim niken và coban. Đá mài họ cBN có khả năng đạt được đồng thời hệ sốbóc gọt vật liệucao và nhám bề mặt đạt yêu cầu [3]. Chúng có
thể gia công hợp kim titan ở tốc độ cắt cao hơn nhiều so với đá mài ô-xit nhôm hoặc
cacbit silic [6].
Độ cứng của vật liệu tăng lên thì độ dai giảm xuống nên đá màihọ cBN thường có độ bền và khả năng chịu va đập kém. Sứt mẻ đá mài là dạng hư hỏng phổ biến khi gia công titan bằng đá mài cBN. Khuếch tán cũng là một hiện tượng hay quan sát
thấy khi đá màinày tiếp xúc với ni-tơ và ô-xi trong không khí xung quanh ở nhiệt độ
cao. Nói chung, mặcdù có những tính chất vượt trội nhưngngười ta chưasử dụng đá
mài cBN nhiều đểgia công titan, chủ yếu do giá thành quá cao [11].
Kumagai và cộng sựđã mài hợp kim titan Ti-6Al-4V bằng đá mài kim cương, đá
mài cBN, đá mài SiC và đá mài Al2O3dưới chế độ cắt thông thường (v = 32 m/s, S = 0,03 – 0,1 m/s) có sử dụng vòi phun làm mát cao áp ([28], [32]). Tác giả báo cáo rằng đá mài kim cương liên kếtnhựa (SDC) có kết quảmài hợp kim titan tốt nhất, tiếp đó là đá mài cBN.
Ren và cộng sự đã sử dụng đá mài cBN/SiC và cBN/Al2O3 (hạt mài chính là cBN
và hạt mài bổ sung là SiC hoặc Al2O3) liên kết thủy tinh có làm mát với chất phụ gia
cao áp để mài hợp kim titan Ti-6Al-4V ([33], [34]). Kết quả cho thấy loại đá mài này có khả năng mài rất tốt. Nó làm giảm lực mài 2 ÷ 3 lần, giảm nhiệt cắt 1,5 lần, làm tăng hệ số mài 80 ÷ 100lần so với đá mài cacbit silic.
Kumar đã đánh giá khả năng mài và độ mòn của các đá mài kim cương và cBN
khác nhau (có cùng chất liên kết là nhựa phenol, cỡ hạt 125 - 150 m, mật độ hạt
100) khi mài hợp kim Ti-6Al-4V ([29], [35], [36]). Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một đá mài SiC liên kết thủy tinh (GC 60 K8VBE, cỡ hạt 250 m) để đối chiếu so sánh. Trong nghiên cứu dùng hai vòi phun làm mát và một vòi phun làm sạch. Quan sát phoi mài bằng SEM cho thấy hạt mài cBN đã bị mòn phẳng với diện tích lớn, một phần do ăn mòn hóa học. Từ đó, thấy rằng hiệu suất mài hợp kim titan của đá mài
cBN kém hơn đá mài kim cương do đá mài cBN có xu hướng phản ứng hóa học với
titan.
Những kết quả trên một lần nữa xác nhận nghiên cứu của Kumagai và cộng sự
([28], [32]) và cho thấy khi có sử dụng chất làm mát và làm sạch thì đá mài kim cương mài hợp kim titan tốt nhất, tiếp đến là đá mài cBN và cuối cùng là đá mài SiC.