Dựa vào cơ sở lý thuyết trên, có thể thấy phoi khi mài hợp kim Titan thường mỏng
và có dạng răng cưa, giống với phoi tiện hay phay mặc dù có hình dáng và kích cỡ khác biệt do sự khác nhau về hình dạng lưỡi cắt và chiều sâu cắt (Hình 1.15). Nhiệt độ cao khi mài hợp kim Titan gây ra nhiều khuyết tật nhiệt cho bề mặt gia công như vết cháy, vết nứt, bám dính, biến đổi tính chất lý hóa lớp bề mặt, gây ra ứng suất dư kéo và giảm độ bền mỏi của vật liệu. Nhiệt cắt còn khiến tải trên đá và mòn đá tăng nhanh. Hạt mài bị mòn và chịu tải lớn sẽ làm tăng lực mài và gây ra nhiều vấn đề về nhiệt hơn. Tuy nhiên, khi gia công bằng đá mài cBN thì nhiệt độ thấp hơn do nó có
tính dẫn nhiệt tốt khiến cho các khuyết tật nhiệt giảm đi ([28], [32]). Hạt mài cBN có
độ cứng cao và độ bền nhiệttốt. Khi độ cứng của vật liệu tăng lên thì độ dai sẽ giảm xuống nên đá mài cBN có độ bền mỏi thấp, khả năng chịu va đập kémvà hay bị sứt mẻ bề mặt khi gia công. Như đã biết, lực cắt khi mài hợp kim Titan lớn do vật liệu
này có độ bền cao và ứng suất hóa cứng cao. Lực cắtkhi dùng đá mài cBN nhỏ hơn các đá mài thông thường do hạt mài này có lưỡi cắt sắc hơn và góc trước nhỏ hơn
([28], [32]). Bên cạnh đó, lực cắtcũng tăng khi diện tích mòn phẳngcủa đá mài tăng.
41 silic khiến lực cắt giảm. Tuy nhiên, quan sát bằng SEM cho thấy hạt mài cBN cũng bị mòn phẳng do nó có xu hướng phản ứng hóa học với hợp kim Titan (Hình 2.6).
Chính bởi vậy, hiệu suất khi mài vật liệu Titan của đá mài cBN thấphơn đá mài kim cương.Ứng suất dư khi mài vật liệu Titan bao gồm: (1) Ứng suất kéo do nhiệt mài, (2) Ứng suất kéo do hoạt động cắt của hạt mài và (3) Ứng suất nén do hoạt động đánh bóng của hạt mài. Mài bằng cBN có ứng suất dư kéo thấp do nhiệt độ vùng mài thấp
[26].