Từ việc phân tích các công trình nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước thấy rằng những vấn đề còn tồn tại mà luận án cần phải nghiên cứu giải quyết bao gồm:
- Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố là bước tiến dao dọc, chiều sâu cắt, chế độ bôi trơn làm mátđến chất lượng bề mặt bao gồm nhám bề mặt, độ cứng tế vi bề mặt,
cấu trúc tế vi bề mặt và năng suất gia công khi mài phẳng hợp kim Ti-6Al-4V
bằng đá mài cBN liên kếtnhựa phenol, kích thướchạt 120 µm, kiểu 14A1(đá mài trụ, mài bằng chu vi đá), đường kính ngoài 100 mm.
- Xây dựng được bài toán tối ưu hóa chế độ công nghệ nhằm đảm bảo năng suất gia
công và nhám bề mặt yêu cầu của chi tiết mài.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ nội dung của Chương1 có thể rút ra các kết luận sau:
1. Hợp kim Titan có tính gia công kém. Ngoài ra, góc trước âm lớn của hạt mài và quá trình cọ xát, cào xước của hạt mài lên bề mặt phôi khiến nhiệt độ và lực ma sát tăng cao. Các nguyên nhân trên khiến cho chất lượng bề mặt khi mài titan thấp
và đá mài nhanh mòn.
2. Hạt mài cBN được sử dụng trong nghiên cứu này do nó có những đặc điểm vượt trội so với các hạt mài thông thường như tính chống mài mòn cao, độ bền nhiệt
và tính dẫn nhiệt tốt, hạt mài sắc hơn và góc trước nhỏ hơn.
3. Đã đề xuấtđược nội dung cần nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố
là lượng tiến dao, chiều sâu cắt, chế độ bôi trơn làm mát tới chất lượng bề mặt bao
gồm nhám bề mặt, độ cứng tế vi bề mặt, cấu trúc tế vi bề mặt và năng suất gia
công khi mài phẳng hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN liên kết nhựa phenol,
kiểu 14A1(đá mài trụ, mài bằng chu vi đá), kích thướchạt 120 µm, đường kính
ngoài 100 mm.
4. Cần xây dựng được một bộ thông số công nghệ phù hợp khi mài phẳng hợp kim
Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN liên kết nhựa phenol nhằm đảm bảo năng suất gia
29
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÀI PHẲNG HỢP
KIM TITAN BẰNG ĐÁ MÀI cBN