Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến chất lượng bề mặt và năng suất gia công khi mài phẳng chi tiết hợp kim Ti6Al4V bằng đá mài cBN (Trang 43 - 44)

Hoàng Văn Điện và cộng sự đã thiết lập được các mô hình toán học mô tả quan hệ giữa mòn đá mài với các thông số chất lượng và các thông số trung gian khác xuất hiện trong quá trình mài [51].

Còn Phùng Xuân Sơn và cộng sự đã xây dựng được phương pháp đo lực cắt sử dụng tem biến dạng, phương pháp đo và phân tích rung động khi mài [52]. Ngoài ra,

tác giả còn thiết lập được các công thức thực nghiệm xác định quan hệ của rung động với độ nhám và các thông số khác của quá trình mài khi mài thép 45 nhiệt luyện và

gang 18 - 36.

Trong nghiên cứu của mình, Nguyễn Văn Thiện và cộng sự đã xây dựng được phương pháp, thiết bị đo và tính toán các thông số đặc trưng cho topography bề mặt đá mài bằng phương pháp đo 3D sử dụng đầu đo Laser. Nghiên cứu còn xây dựng các quan hệ thực nghiệm giữa chế độ sửa đá, chế độ cắt với topography đá mài và quan hệ giữa topography đá mài với độ nhám bề mặt chi tiết gia công khi mài phẳng

[53].

Trần Thị Vân Nga và cộng sự đã chế tạo thành công đá mài cBN liên kết kim loại

bằng phương pháp mạ điện sử dụng công nghệ mài Composite Ni-cBN dùng dung

dịch Watts lần đầu tiên ở Việt Nam, xây dựng được công thức xác định hệ số phân bố hạt mài và thiết lập được phương trình xác định chiều dày chôn lấp gần đúng của hạt mài khi mạ, đưa ra được quy trình chế tạo đá mài mạ và chọn được 4 thông số công nghệ để nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến quá trình chế tạo đá mài cBN [10]. Đồng thời, khả năng cắt gọt của đá mài chế tạo cũng được thử nghiệm qua 500

hành trình mài.

Phạm Vũ Dũng trong nghiên cứu đã thực hiện giám sát mòn đá khi mài phẳng hợp

kim Ti-6Al-4V bằng đá mài thông thường thông qua lực cắt đo được trong quá trình

mài [54]. Áp dụng các phương pháp quy hoạch thực nghiệm, tác giả đã xây dựng được hàm mối quan hệ giữa mòn đá với lực cắt để thực hiện giám sát mòn đá thông qua giá trị lực cắt đo được trong quá trình mài.

Công trình của Nguyễn Văn Toàn và cộng sự [55] nghiên cứu bằng thực nghiệm ảnh hưởng của vận tốc cắt vcđến tuổi thọ dụng cụ khi tiện hợp kim Ti-6Al-4V. Dựa trên chỉ tiêu đánh giá là độ nhám bề mặt chi tiết gia công (Ra) để khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi vận tốc cắt (vc) đến tuổi thọ dụng cụ cacbit phủ TiN. Kết quả cho thấy khi tăng tốc độ cắt với lượng tiến dao f và chiều sâu cắt t không đổi thì tuổi thọ dụng cụ giảm rất nhanh.

Cuối cùng, Trần Văn Khiêm [56] giới thiệu mô hình tối ưu hóa chế độ cắt khi tiện hợp kim Ti-6Al-4V. Mô hình toán học có tính đến chi phí mua và mài dụng cụ, tuân theo điều kiện giới hạn độ nhám bề mặt và tuổi bền dụng cụ. Kết quả thực nghiệm và tính toán đưa ra được chế độ cắt tối ưu với chất lượng bề mặt cho trước, tuổi bền dụng cụ bằng tuổi bền kinh tế và chi phí tổng thấp nhất.

Tuy nhiên, hiện giờ vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về quá trình mài phẳng hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN.

28

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến chất lượng bề mặt và năng suất gia công khi mài phẳng chi tiết hợp kim Ti6Al4V bằng đá mài cBN (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)