Trách nhiệm hành chính

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con. (Trang 32 - 33)

6. Kết cấu của đề tài

1.3.3. Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân vi phạm trước Nhà nước và chỉ Nhà nước mới có quyền áp dụng chế tài đối với các chủ thể đó. Đây là loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng trong hoạt động quản lý nhà nước theo quy định của luật hành chính. Đó là việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính mang tính chất xử phạt hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại được quy định trong những chế tài của quy phạm pháp luật hành chính bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Do đó trách nhiệm hành chính thể hiện sự phản ứng tiêu cực của Nhà nước đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính, kết quả là chủ thể đó phải chịu các hình thức xử phạt hành chính, tức là phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, bị thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần.

Có nhiều hình thức xử phạt vi phạm hành chính khác nhau như: Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất. Trong đó, hình thức cảnh cáo, phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Các hình thức còn lại có thể được quy định là hình thức phạt bổ sung hoặc hình thức phạt chính. Ngoài các biện

pháp xử phạt vi phạm hành chính, chủ thể vi phạm còn có thể phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

Một công ty có thể phải chịu trách nhiệm hành chính trong rất nhiều lĩnh vực như: lao động, thuế, môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đầu tư, đất đai, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, quảng cáo khuyến mại... Trong một số lĩnh vực, tùy vào mức độ và phạm vi của việc vi phạm mà trách nhiệm pháp lý của công ty có sự chuyển dịch từ trách nhiệm hành chính sang trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con. (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w