6. Kết cấu của đề tài
3.3.2. Hạn chế sự không tách bạch trong hoạt động giữa công ty mẹ và công ty con
sở hữu doanh nghiệp hay các công ty mẹ là phải luôn đảm bảo các công ty con do mình lập ra phải được quản lý và vận hành theo đúng các quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Dù các thủ tục nội bộ có rườm rà đến đâu, dù thực tế doanh nghiệp có thực hiện được đúng và đủ hay không thì ít nhất doanh nghiệp cũng phải chứng minh được bằng hồ sơ về việc đã tuân thủ các quy định đó.
3.3.2. Hạn chế sự không tách bạch trong hoạt động giữa công ty mẹ vàcông ty con công ty con
Việc công ty mẹ sử dụng tài sản của công ty con vào mục đích riêng của công ty mẹ hoặc để phục vụ hoạt động của công ty mẹ mà không thông qua một thỏa thuận dân sự hợp pháp nào là một cơ sở để tòa án quy kết về sự không tách bạch trong hoạt động của công ty mẹ và công ty con, dẫn đến việc tòa án có thể quyết định “vén màn công ty”. Mà trong thực tế, việc sử dụng chung tài sản hay nguồn lực giữa các công ty trong một nhóm công ty lại không hề hiếm gặp. Thường thì để tối ưu hóa chi phí vận hành của nhóm công ty, khai thác triệt để tài sản của các công ty trong nhóm thì các công ty sẽ có xu hướng sử dụng chung tài sản và nguồn lực của nhau để tổ chức sản xuất kinh doanh. Ví dụ, một công ty có thể đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà xưởng để đón đầu nhu cầu mở rộng trong tương lai dẫn đến thừa thãi so với nhu cầu sử dụng hiện tại. Do đó, để tiết kiệm chi phí cho các công ty khác và để tránh sự hao mòn một cách lãng phí nhà xưởng của mình, công ty này có thể cho các công ty khác cùng sử dụng hạ tầng đó. Hoặc một ví dụ khác cũng thường thấy là một công ty mới được thành lập chưa có đủ nhân sự cho các vị trí cần thiết nên “sử dụng tạm” nhân sự của các công ty khác trong nhóm công ty để vận hành các công việc của mình. Mặc dù mục đích ban đầu là hoàn toàn chính đáng song nếu như việc sử dụng chung tài sản và con người giữa các công ty không dựa trên cơ sở một thỏa thuận công bằng cho các bên (giống như một thỏa thuận cho thuê tài sản mà công ty cho thuê sẽ có thu
nhập từ hoạt động cho thuê) thì vô tình đây sẽ là điểm yếu để các chủ nợ khai thác, buộc các tòa án phải yêu cầu các công ty hoạt động không tách bạch phải liên đới chịu trách nhiệm về những nghĩa vụ tài sản của nhau đối với bên thứ ba. Vì vậy, lưu ý thứ hai đối với các nhóm công ty chính là phải luôn đảm bảo có sự tách bạch về con người cũng như tài sản giữa công ty mẹ và công ty con để không thể bị quy kết về việc hoạt động không độc lập giữa các công ty.
3.3.3. Thực hiện đúng cam kết góp vốn
Mục 2.3.2 của Chương 2 cũng đã nêu rằng việc công ty con không được góp đủ vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh có thể là một yếu tố xem xét của các tòa án khi áp dụng cơ chế “vén màn công ty”. Tuy nhiên, cũng như những vấn đề đã nêu tại các mục 3.3.1 và 3.3.2 trên đây, hiện tượng này cũng không phải là hiếm trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp ngày nay. Có thể có nhiều nguyên do đằng sau việc công ty mẹ không góp đủ vốn như đã cam kết vào công ty con. Ở đây không nói đến trường hợp công ty mẹ cố tình đăng ký mức vốn cao nhưng thực tế không góp đúng số vốn đó, mục đích là để công ty con có một năng lực tài chính ban đầu “đẹp trên hồ sơ” hòng tạo dựng được sự yên tâm và tin tưởng của các nhà đầu tư khác hay các đối tác, bạn hàng; hay trường hợp công ty mẹ cố tình góp một mức vốn tượng trưng cho công ty con và buộc công ty con phải tự xoay sở để thu xếp vốn cho hoạt động của mình, mục đích là để giới hạn mức rủi ro thật thấp cho công ty mẹ. Có những trường hợp khác của việc không góp đủ vốn như cam kết như là: công ty mẹ không dự liệu được sự vận động của dòng tiền trong kinh doanh dẫn đến không kịp thu xếp vốn, hoặc cố tình trì hoãn việc góp vốn để tranh thủ quay vòng vốn, chiếm dụng vốn vào một hoạt động kinh doanh khác mà không ý thức được những trách nhiệm pháp lý của việc không thực hiện góp vốn đúng như cam kết. Những công ty mẹ thuộc vào các trường hợp này cần phải ý thức được rằng trong thời gian theo luật định mà công ty mẹ phải hoàn thành việc góp vốn, nếu công ty mẹ chưa thực hiện xong thì vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những nghĩa vụ tài sản của công ty con trong phạm vi số vốn đáng lẽ phải góp. Đó là quy định đã tồn tại trong Luật Doanh nghiệp. Vì vậy, các công ty mẹ không nên bỏ qua vấn đề này.
3.4. Khuyến nghị với các tổ chức, cá nhân khi giao dịch với các thành viên trong một nhóm công ty
Nếu một nhóm công ty chủ tâm lợi dụng bức màn công ty để hạn chế rủi ro cho mình và đẩy rủi ro sang cho các tổ chức, cá nhân khác thì những tổ chức, cá nhân có giao dịch với các nhóm công ty này chính là đối tượng mà quyền lợi hợp pháp của họ dễ bị xâm phạm nhất. Do đó, đây cũng là đối tượng cần được khuyến nghị về những điểm đáng lưu ý trước khi quyết định giao kết hợp đồng với một doanh nghiệp thuộc một nhóm công ty.
Trước hết, các chủ thể này cần nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật của mình trong lĩnh vực doanh nghiệp và một số vấn đề cơ bản trong lĩnh vực dân sự đồng thời tìm hiểu thực tiễn và rút kinh nghiệm từ bài học của những người đã từng bị thiệt hại trước. Nội dung lưu ý này nghe thì có vẻ lý thuyết suông và hơi giáo điều song đây luôn luôn là mấu chốt của vấn đề bởi chỉ có kiến thức và kinh nghiệm mới giúp cho một người có thể lường trước được những rủi ro về những gì mà họ dự định thực hiện.
Tạm gọi các chủ thể nói trên là A và các công ty trong nhóm công ty mà họ dự định giao kết hợp đồng là B. Một số điểm mấu chốt cơ bản mà A cần tìm hiểu và nắm rõ về B nhằm đảm bảo quyền lợi của mình bao gồm:
Một là, những vấn đề ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của thỏa thuận giữa Bên A và Bên B, đó là sự hợp pháp của chủ thể, của mục đích và đối tượng hợp đồng. Do thỏa thuận dân sự giữa các bên chính là pháp luật do các bên tự thiết lập nên để quyền lợi của mình được đảm bảo thì hợp đồng giữa các bên cần được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Nhiều tổ chức, cá nhân hoặc là không có hiểu biết hoặc không cẩn trọng trong quá trình giao kết hợp đồng có thể rơi vào trường hợp hợp đồng mua hàng hóa với một công ty không phải do người đại diện hợp pháp của công ty đó ký kết dẫn đến hợp đồng trở nên vô hiệu mà Bên A lại đã thanh toán cho Bên B và Bên B cố tình không trả lại. Trong khi đó, nếu Bên A là các cá nhân thì thường có tâm lý e ngại các thủ tục kiện tụng dẫn đến việc buông xuôi, chấp nhận thiệt hại.
Hai là, khi giá trị giao dịch giữa Bên A và Bên B lớn, cần nắm được thông tin về tình hình tài chính và khả năng thanh toán cũng như uy tín của Bên B qua lịch sử
hoạt động. Việc này có thể tương đối khó vì không phải lúc nào Bên B cũng sẵn sàng cung cấp thông tin để Bên A đánh giá được tình hình, nhất là khi Bên B cố tình muốn che giấu. Đặc biệt, khi Bên B là công ty con trong một tập đoàn lớn, sử dụng tên tuổi và uy tín của công ty mẹ để Bên A bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh tương đối mở và trong xã hội thông tin ngày nay, thông tin có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau mà không cần phải do chính chủ cung cấp, ví dụ qua các đối tác, bạn hàng cũ của B, qua những mối quan hệ với những người quản lý, người lao động của B, qua những dự án mà B đã thực hiện trước đó mà thông tin có thể được công khai trên các phương tiện truyền thông… Chỉ cần là Bên A đủ tỉnh táo để nhận định và sàng lọc các thông tin mình thu thập được để ra quyết định.
Ba là, cần tìm hiểu những người hưởng lợi thực tế và cuối cùng từ những giao dịch của Bên B xem họ là ai và liệu có mục đích không minh bạch nào trong việc họ sử dụng Bên B để giao kết hợp đồng với Bên A hay không, tránh trường hợp Bên B thực chất chỉ là công ty bình phong, tiền mà Bên B đưa vào giao dịch với Bên A có thể có nguồn gốc không hợp pháp dẫn đến việc Bên A vô tình trở thành người tiếp tay cho hành động bất chính của Bên B.
Khi đã có đủ khả năng nhìn nhận những rủi ro và vẫn quyết định giao kết hợp đồng với Bên B, lúc này Bên A cần phải xem xét kỹ lưỡng những nội dung mà các bên sẽ ký kết. Thông thường, trong một giao dịch mà Bên B là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng còn Bên A là người tiêu dùng cá nhân thì thế yếu trong đàm phán hợp đồng luôn luôn thuộc về Bên A. Mặc dù pháp luật đứng về phía người tiêu dùng trong đa phần các trường hợp và yêu cầu Bên B phải đăng ký hợp đồng mẫu hay điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý trước khi sử dụng để ký kết với người tiêu dùng, song thực tế là Bên B luôn có một bộ máy giúp việc tìm hiểu kỹ lưỡng các vấn đề về hợp đồng hoặc có thể thuê các luật sư tư vấn để xây dựng những hợp đồng mẫu mà trong đó có những điều khoản được cài cắm một cách tinh vi nhằm bảo vệ Bên B mặc cho Bên A có thể bị đặt vào những tình huống rủi ro. Trong khi đó, cơ quan quản lý có thể không phải chuyên gia trong mọi lĩnh vực để có thể hiểu hết những góc khuất mà Bên B che giấu trong mỗi hợp đồng, dẫn đến vẫn có thể phê duyệt và bỏ lọt những hợp đồng bất lợi cho người tiêu dùng kiểu này. Vì vậy
mà Bên A cần phải thực sự thận trọng khi xem xét hợp đồng, đồng thời tự xác định ngưỡng chịu rủi ro của mình, trong đó bao gồm cả việc có thể dành thời gian, công sức và chi phí cho việc kiện tụng nếu có tranh chấp xảy ra hay không.
3.5. Tiểu kết chương 3
Tổng kết lại, từ thực trạng sự lợi dụng bức màn công ty đang diễn ra khá phổ biến hiện nay và những điểm chưa hoàn chỉnh trong chế định pháp lý về trách nhiệm của pháp nhân, có thể thấy rằng từ cơ quan quản lý đến các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc và những người tiêu dùng đều cần phải nâng cao nhận thức để thực hiện chức năng của mình một cách tốt nhất khi tham gia vào hoạt động kinh tế. Nhà quản lý thì có thể học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật từ thực tiễn của các nước đi trước, còn các thành phần kinh tế khác thì có thể học hỏi và rút kinh nghiệm từ những hậu quả thực tế đã xảy ra với những người khác. Trên hết, dù là ở cương vị nào thì các tổ chức, cá nhân cũng đều phải có hiểu biết về pháp luật, tối thiểu là pháp luật về doanh nghiệp để có nhận thức về những rủi ro mà mình có thể phải đối mặt khi giao dịch với một công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn. Những nội dung khuyến nghị tại Chương 3 đã hướng tới 03 đối tượng chủ thể gồm: Nhà nước, các nhóm công ty và các chủ thể khác có giao dịch với các công ty thuộc các nhóm công ty. Trong số các khuyến nghị được nêu ra, chỉ có nhóm khuyến nghị về hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật là mang tính học thuật dựa trên phương pháp so sánh luật học giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia. Các khuyến nghị khác mang tính ứng dụng pháp luật và dựa trên góc nhìn kinh tế nhiều hơn là góc nhìn luật học. Mặc dù vậy, trong khuôn khổ một bài luận văn của một chương trình thạc sỹ mang tính ứng dụng, tác giả hi vọng rằng những khuyến nghị đã nêu sẽ có giá trị thiết thực đối với những tổ chức, cá nhân đang tham gia hoạt động kinh tế hàng ngày.
KẾT LUẬN
Không thể phủ nhận vai trò và ý nghĩa của nguyên lý trách nhiệm hữu hạn trong lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về công ty trên khắp thế giới cũng như đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu. Song thực tiễn sôi động của nền kinh tế cũng cho thấy những bất cập từ chính cơ chế trách nhiệm hữu hạn này trong việc duy trì và đảm bảo một sự công bằng giữa các công ty và các chủ nợ hoặc các bên liên quan khác. Những rủi ro và hậu quả thiệt hại với xã hội đã đặt ra vấn đề làm sao để các tổ chức, cá nhân không thể trốn tránh trách nhiệm đằng sau cái vỏ bọc công ty.
Học thuyết “vén màn công ty” có thể coi là một sự bù đắp cho những khiếm khuyết của các định chế về trách nhiệm hữu hạn trong pháp luật ngày nay. Nó xuất phát từ đòi hỏi của những người bị thiệt hại, được phát triển bởi các nhà nghiên cứu và dần được thừa nhận và áp dụng bởi các tòa án khi cần phải xem xét trách nhiệm của một công ty mẹ đối với hành vi của công ty con của nó.
Pháp luật của Việt Nam hiện nay đã bước đầu có những quy định về trách nhiệm của pháp nhân, trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con trong một số trường hợp nhưng lại chưa hề có quy định về trách nhiệm của công ty đối với một bên thứ ba nếu công ty con gây ra thiệt hại cho bên thứ ba đó. Vì vậy, việc tiếp thu học thuyết “vén màn công ty” đã và đang là một đề tài bức thiết. Vấn đề dù còn khá mới mẻ song lại có ý nghĩa vô cùng thiết thực đối với sự ổn định, công bằng và minh bạch trong nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh sự xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn kinh tế (thực chất là các nhóm công ty). Đặc biệt, nó lại càng là một vấn đề nhức nhối và thách thức lớn đối với các nhà quản lý, các nhà làm luật khi mà các tập đoàn kinh tế có xu hướng phát triển vượt biên giới và phạm vi của một quốc gia.
Từ những gì đã nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng pháp luật Việt Nam nói riêng và của các quốc gia trên thế giới nói chung (ngay cả những quốc gia tiên tiến và đi đầu về pháp luật công ty) đều chưa bắt kịp được với thực tiễn vận động của nền kinh tế, thể hiện ở sự thiếu vắng những quy định của pháp luật thực định về vấn đề trách nhiệm của một công ty mẹ khi công ty con có những hành vi vi phạm pháp luật, gây
ra thiệt hại cho bên thứ ba. Học thuyết “vén màn công ty” có thể là một biện pháp tạm thời bù đắp cho sự thiếu hụt của các quy định pháp luật song nó chưa đủ tính hệ