6. Kết cấu của đề tài
3.1.2. Cần cụ thể hóa các nguyên tắc áp dụng những ngoại lệ trong cơ chế trách nhiệm hữu
trách nhiệm hữu hạn
Những ngoại lệ đối với cơ chế trách nhiệm hữu hạn trong pháp luật Việt Nam thực sự còn tương đối ít và chỉ mang tính nguyên tắc. Đáng nói, những quy định này lại hoàn toàn chưa cụ thể về cơ chế áp dụng, bởi vậy tính khả thi chưa cao. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp có một số quy định rải rác về nghĩa vụ cá nhân của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và của cổ đông công ty cổ phần khi xâm phạm đến tài sản của công ty (như rút vốn, thanh toán các khoản nợ khi chưa đến hạn hay chia lợi nhuận khi tình hình tài chính của công ty không đảm bảo…) hoặc khi quyết định để công ty con tham gia các giao dịch với người có liên quan của công ty mà
không tuân thủ quy định về trình tự và thủ tục, gây thiệt hại cho công ty55. Riêng
trường hợp công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty mẹ còn phải chịu trách nhiệm nếu như công ty mẹ nhân danh công ty con vi phạm pháp luật, tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi
ích của công ty con và gây thiệt hại cho người khác56. Những quy định ràng buộc
trách nhiệm của thành viên hay chủ sở hữu công ty nói trên khiến chúng ta có cảm giác có đầy đủ sự bảo vệ đối với quyền lợi của công ty, tài sản của công ty, từ đó gián tiếp bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số và chủ nợ của công ty. Tuy nhiên, những quy định này thực ra rất hình thức, mơ hồ và khó áp dụng trên thực tiễn. Cụ thể, trách nhiệm cá nhân là gì, thành viên là tổ chức thì có trách nhiệm cá nhân không và có giới hạn trách nhiệm nào đối với họ hay không? Ngoài ra, không hiểu vì lý do gì mà cùng là chủ sở hữu của công ty đối vốn nhưng Luật Doanh nghiệp lại đặt ra những quy định chưa tương xứng nhau về ngoại lệ trong chế độ trách nhiệm hữu hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty cổ phần. Ví dụ, khoản 5 điều 77, khoản 2 điều 119 quy định một ngoại lệ khi thành viên của
55 Khoản 3 Điều 67, khoản 5 Điều 86 và khoản 5 Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020.
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông của công ty cổ phần rút vốn trực tiếp nhưng lại không có quy định tương tự đối với thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Hoặc như quy định công ty mẹ phải bồi thường cho công ty con nếu can thiệp ngoài thẩm quyền vào hoạt động của công ty con hoặc buộc công ty con thực hiện các hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh thông thường, gây ra thiệt hại cho công ty con và bị công ty con hoặc chủ nợ/cổ đông/thành viên sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con yêu cầu bồi thường cho công ty con. Vấn đề ở đây là: 1) rất khó để một chủ nợ (tức một người ngoài) hay một cổ đông nhỏ lẻ chứng minh được có sự can thiệp ngoài thẩm quyền của công ty mẹ hay có một giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con trái với thông lệ kinh doanh thông thường bởi những chủ thể này thường khó có thể tiếp cận thông tin của công ty để có bằng chứng khởi kiện. Bên cạnh đó, quy định này của Luật Doanh nghiệp Việt Nam chỉ yêu cầu công ty mẹ phải bồi thường cho công ty con chứ không phải bồi thường cho người ngoài nên những bên thứ ba bị thiệt hại từ hành vi của công ty con cũng không thể căn cứ vào quy định này để khởi kiện công ty mẹ đòi bồi thường cho mình. Ngoài ra, quy định này cũng chưa có tính bao phủ đối với các trường hợp bên thứ ba bị thiệt hại ngoài hợp đồng như nhà nước (ví dụ trong trường hợp các công ty trốn thuế, rửa tiền…) hay người lao động của công ty con. Để khắc phục tất cả những vấn đề này, các nhà làm luật của Việt Nam cần tham khảo những nguyên tắc và điều kiện mà các tòa án Hoa Kỳ đặt ra khi cân nhắc có “vén màn công ty” để cụ thể hóa các trường hợp ngoại lệ của cơ chế trách nhiệm hữu hạn. Chẳng hạn, có thể đưa ra một số trường hợp cụ thể của việc can thiệp ngoài thẩm quyền hoặc giao dịch thỏa thuận trái với thông lệ kinh doanh thông thường như các hành động làm giảm khả năng thanh toán của công ty con sau đây:
- Việc công ty mẹ buộc công ty con để cho công ty mẹ sử dụng nguồn lực và
tài sản của công ty con vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ khiến cho công ty con và công ty mẹ không thực sự tách bạch trong hoạt động, đồng thời công ty con bị hạn chế trong việc khai thác các nguồn lực của chính mình.
- Việc công ty mẹ buộc công ty con ký các hợp đồng, giao dịch với công ty
mẹ trong đó có những quy định bất lợi hoặc không đủ công bằng với công ty con như khi
công ty mẹ ký kết hợp đồng đó với một bên thứ ba. Ví dụ: công ty mẹ bán sản phẩm cho công ty con với mức giá cao mà không chứng minh được tính hợp lý của mức giá đó, hoặc ngược lại, công ty mẹ mua sản phẩm, dịch vụ của công ty con dưới mức giá thị trường hoặc thậm chí dưới mức giá thành của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc mua hàng hóa, dịch vụ của công ty con nhưng thời hạn thanh toán dài, thậm chí chậm thanh toán mà không bị phạt để có thể chiếm dụng vốn của công ty con…
- Việc công ty mẹ chỉ đạo người quản lý của công ty con trong các quyết định
của công ty con mà không thuộc thẩm quyền của công ty mẹ theo điều lệ công ty. Ví dụ: công ty mẹ chỉ đạo công ty con bổ nhiệm những nhân sự là người có liên quan đến công ty mẹ vào giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy điều hành hay những chức vụ quản lý cấp trung, từ đó gián tiếp củng cố sự chi phối thực tế của công ty mẹ lên hoạt động của công ty con.
- Việc công ty mẹ yêu cầu công ty con thực hiện phân phối lợi nhuận mà
không tính đến nhu cầu tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các nghĩa vụ tài chính khác của công ty.
Có thể nói, từ những nguyên tắc và điều kiện mà các thẩm phán Hoa Kỳ đã đặt ra trước khi áp dụng cơ chế “vén màn công ty”, có thể rút ra được không ít những nội dung có khả năng áp dụng thực tế tại Việt Nam để làm rõ hơn những trường hợp mà bức màn công ty cần được phá bỏ và buộc công ty mẹ phải có trách nhiệm đối với hành vi của công ty con. Tuy nhiên, để có thể áp dụng, những nội dung này thì trước hết chúng phải được thể chế hóa thành các quy định thành văn.