6. Kết cấu của đề tài
1.6. Tiểu kết Chương 1
Tổng kết lại những vấn đề lý luận đã được phân tích trong Chương 1 này, có thể thấy rằng pháp luật công ty đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển khá dài, đủ để có một sự hoàn thiện tương đối, góp phần thúc đẩy nền kinh tế bên cạnh việc thực hiện chức năng quản lý của nhà nước đối với các thành phần kinh tế. Các nhà đầu tư khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua một công ty sẽ không phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với những nghĩa vụ tài sản của công ty đó.
34 Keating G.C. (1997), The Idea of Fairness in the Law of Enterprise Liability, Michigan Law Review, Vol.95 No.2, trang 1266 - 1360.
Rủi ro cũng vì thế mà được giới hạn trong phạm vi số vốn mà họ đầu tư vào công ty. Đó chính là những ưu điểm của nguyên lý trách nhiệm hữu hạn, giúp cho nhà đầu tư mạnh dạn tham gia vào nền kinh tế, góp phần gia tăng của cải và việc làm cho xã hội. Cũng chính từ đó mà các nhóm công ty được hình thành và dần trở thành một mô hình hữu ích để tối đa hóa lợi nhuận cũng như giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, thực tiễn luôn đi trước và đặt ra những vấn đề cần phải được phản ánh, tiếp thu và cải tiến trong các quy định của pháp luật, cụ thể là trong vấn đề trách nhiệm của pháp nhân nói chung và trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con nói riêng. Trách nhiệm pháp lý của pháp nhân đã được pháp luật của các quốc gia quy định, trong hầu hết các trường hợp là trách nhiệm tài sản của pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân khác hay đối với nhà nước khi vi phạm các quy định của pháp luật. Trách nhiệm pháp lý của pháp nhân cũng như trách nhiệm pháp lý của thể nhân, bao gồm: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và cả trách nhiệm hình sự. Ngoài việc giới thiệu về trách nhiệm pháp lý của pháp nhân, Chương 1 cũng đã đề cập đến các quan điểm lý luận về trách nhiệm của pháp nhân với tư cách là công ty mẹ của một công ty con, để từ đó đi vào nghiên cứu pháp luật cũng như thực tiễn về vấn đề này tại Chương 2. Từ những quan điểm lý luận của những nhà nghiên cứu trên thế giới, có thể thấy rằng các quan điểm trái ngược nhau vẫn đang cùng tồn tại, bên thì ủng hộ còn bên thì phản đối việc suy xét trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con. Mặc dù tiếp cận từ góc độ nào, những quan điểm lý luận này cũng đã cho thấy sự quan tâm của giới nghiên cứu đối với việc nên hay không nên và làm thế nào để buộc một công ty mẹ phải có trách nhiệm khi nó gián tiếp gây ra những thiệt hại cho bên thứ ba thông qua công ty con của mình.
CHƯƠNG 2 – BẤT CẬP TỪ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON VÀ QUY ĐỊNH CỦA CÁC QUỐC GIA VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY MẸ