Chuyển giá để trốn thuế

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con. (Trang 46 - 49)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.1. Chuyển giá để trốn thuế

Thường thấy nhất trong các hình thức lợi dụng mối quan hệ công ty mẹ - công ty con là việc chuyển giá nhằm trốn thuế. Có thể hiểu đơn giản chuyển giá là việc các công ty trong một nhóm công ty có giao dịch với nhau trong đó áp dụng các biện pháp về chính sách giá hàng hóa, dịch vụ không theo mức giá thông thường trên thị trường để tìm cách giảm thiểu số lợi nhuận phải nộp thuế của cả nhóm công ty. Có 02 trường hợp chuyển giá thường thấy: một là chuyển giá từ một công ty làm ăn có lãi sang một công ty làm ăn thua lỗ hoặc hai là chuyển giá từ công ty không có hoặc có ít ưu đãi về thuế sang một công ty có ưu đãi nhiều hơn về thuế. Các hình thức

chuyển giá phổ biến gồm có: Chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình hoặc vô hình giữa các công ty trong cùng một nhóm công ty; chuyển giá thông qua cung cấp dịch vụ nội bộ nhóm công ty; chuyển giá thông qua chi trả lãi vay. Cách thức mà các công ty này thường làm là: công ty làm ăn có lãi hoặc công ty không được ưu đãi về thuế (công ty A) sẽ ký những hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với công ty làm ăn thua lỗ hay có ưu đãi về thuế (công ty B) để có thể thanh toán tiền cho B nhằm chuyển bớt lợi nhuận từ A sang B (thực chất là làm tăng chi phí của A dẫn đến giảm lợi nhuận). Khi đó, tổng số thuế phải nộp của cả A và B sẽ giảm xuống so với nếu không thực hiện chuyển giá. A và B có thể là một công ty mẹ và một công ty con hoặc cũng có thể là các công ty con của cùng một công ty mẹ. Các hợp đồng giao dịch trong trường hợp này có thể là những hợp đồng, giao dịch khống tức là thực chất không có sự chuyển dịch hàng hóa hay dịch vụ giữa các công ty mà chỉ có sự chuyển dịch về tiền; hoặc nếu không phải các hợp đồng khống thì sẽ là những hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá không tương đương với giá trị thị trường của những hàng hóa, dịch vụ đó. Tuy nhiên, để hành vi chuyển giá khó bị phát hiện, các công ty thường lựa chọn những loại hàng hóa, dịch vụ khó có thể so sánh với giá trị thông thường trên thị trường để mua bán với nhau nhằm làm khó cho cơ quan quản lý. Về phạm vi, chuyển giá có thể được thực hiện giữa các công ty trong cùng một nước hoặc cũng có thể giữa các công ty thành lập ở các quốc gia khác nhau (trong trường hợp các Tập đoàn xuyên quốc gia hay đa quốc gia) nhưng đều gây thất thu thuế cho nhà nước dù là ở quốc gia nào. Và mặc dù chuyển giá thường xuất hiện ở các công ty có hoạt động sản xuất, thông qua các hợp đồng mua nguyên vật liệu đầu vào, nhưng nhìn chung thì có thể được các công ty ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề hay mọi khâu khác nhau trong chuỗi cung ứng áp dụng. Hành vi chuyển giá được coi là một hành vi vi phạm pháp luật về thuế và chủ yếu là vi phạm hành chính; một số hành vi có mức độ vi phạm nghiêm trọng có thể coi là vi phạm hình sự và vấn đề này phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia.

Một ví dụ điển hình ở Việt Nam về hành vi chuyển giá là trường hợp của công ty Coca-Cola Việt Nam. Công ty này vào Việt Nam từ năm 1992 và liên tục báo lỗ trong hơn 20 năm đầu hoạt động với tổng số lỗ lên đến 3.768 tỷ đồng, nhiều hơn cả

số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng35. Như vậy, về mặt kỹ thuật, lẽ ra Coca-Cola Việt Nam đã phải phá sản. Trong khi đó, sản lượng thực tế của công ty tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm và công ty không ngừng mở rộng nhà máy sản xuất. Thay vì đóng cửa hay thu hẹp quy mô hoạt động, năm 2014 Coca-Cola tiếp tục đầu tư thêm 210 triệu đô la Mỹ để mở rộng kinh doanh ở Việt Nam. Việc doanh nghiệp báo lỗ tương ứng với việc không phải đóng các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này đã khiến Công ty Coca-Cola Việt Nam từng bị Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh xếp vào vị trí số 1 trong danh sách các doanh nghiệp nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá do liên tục kê khai lỗ trong nhiều năm. Theo cơ quan thuế, “bí quyết” để doanh nghiệp này có thể liên tục kê khai lỗ nằm ở chi phí nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao. Trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm 2006 - 2007 chi phí nguyên phụ liệu lên đến 80

- 85% giá vốn. Bằng tư duy kinh tế hết sức thông thường, ai cũng có thể hiểu đây là cách mà Coca-Cola sử dụng các công ty trong cùng Tập đoàn để chuyển được lợi nhuận ra nước ngoài và tránh phải nộp thuế ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc chứng minh Coca-Cola vi phạm pháp luật là rất khó, bởi không có cơ sở so sánh, đối chiếu giá nguyên liệu với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, vì nguyên liệu đặc biệt là hương liệu là do công ty mẹ của Coca-Cola Việt Nam độc quyền cung cấp. Cũng không thể lấy chi phí nguyên phụ liệu của doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành nghề để so sánh vì Coca-Cola thuyết minh rằng hương liệu của hãng là loại nguyên liệu đặc thù, bí mật kinh doanh của hãng.

Sau nhiều nỗ lực đấu tranh của phía Việt Nam, đến năm 2013 Coca-Cola Việt Nam đã bắt đầu báo lãi và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Chính phủ Việt Nam. Cụ thể năm 2013, công ty này lãi 150 tỷ đồng và tiếp tục lãi 350 tỷ đồng trong năm 2014. Nếu tính trung bình mỗi năm Coca-Cola Việt Nam lãi khoảng 200 tỷ đồng và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trung bình là 20%/năm thì trong 20 năm, Việt Nam có thể đã thất thu 800 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp từ Coca-Cola, một khoản tiền không hề nhỏ.

35 “Dấu hiệu bất thường ở Coca – Cola Việt Nam”, Tuổi trẻ Online ngày 08/12/2012,

Ngoài Coca-Cola, nhiều doanh nghiệp FDI khác và có cả các doanh nghiệp thuần túy Việt Nam cũng có hành vi chuyển giá để tránh các khoản thuế phải nộp cho nhà nước nhưng số vi phạm được phát hiện hàng năm có thể chỉ bằng một phần

ba, một phần tư số vi phạm thực tế36.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con. (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w