Chiến lược dựa trên cân đối bên trong và bên ngoài

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC HÀNH môn học QUẢN TRỊ MARKETING giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần sữa việt nam VINAMILK (Trang 29 - 35)

Trên cơ sở những nhận định về tình hình phát triển thị trường và những thành tựu về phát triển sản xuất kinh doanh của mình, Vinamilk đã xác định phương hướng mục tiêu phát triển ổn định lâu dài, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Vinamilk huy động mọi tiềm năng nguồn lực hiện có, tăng cường khả năng tiếp thị cũng như tăng chi phí đầu tư cho việc xây dựng nahf máy, cải tiến chất lượng sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Vinamilk thiết lập mối quan hệ hợp tác với các công ty trong và ngoài nước, mở rộng các chức năng để đáp ứng cho sự phát triển ngày một đi lên của công ty.

* Phương pháp ma trận tăng trưởng- thị phần của doanh nghiệp tư vẫn Boston

Doanh nghiệp Vinamilk đã xác định rõ ngành kinh doanh của mình để quản lí theo chiến lược tạo nên sự thành công. Những đơn vị kinh doanh chiến lược(SBU) có tính hấp dẫn khác nhau nên sự quyết định đầu tư cho mỗi SBU là khác nhau và kết quả là doanh nghiệp Vinamilk có khả năng sử dụng tốt nhất sức mạnh của mình để khai thác tốt nhất các cơ hội thị trường. Có nhiều phương pháp phân tích để hình thành phương án chiến lươc, chúng ta có thể sử dụng lí thuyết về quản trị chiến lược để xây dựng chiến lược doanh nghiệp trong đó có phương pháp ma trận tăng trưởng BCG(Boston Consulting Group).

Ma trận BCG được xây dựng và phổ biến bằng tỷ lệ tăng trưởng-thị phần (share-Growth Matrix) theo đó mà Vinamilk xếp tất cả SBU trên ma trận tăng trưởng-thị phần để lựa chọn chiến lược kinh doanh và phân bổ tài nguyên.

Vinamilk dựa trên ma trận BCG giúp xác định vị thế và xu thế hành động chiến lược cho công ty một cách thích hợp nhất như là: xây dựng (tăng thị phần SBU), duy trì (giữ thị phần SBU), thu hoạch (tăng thu nhập trước mắt của SBU mà không nghĩ đến hậu quả lâu dài của nó) hoặc loại bỏ (bán ngay hay giải thể nhiều SBU vì nó hoạt động kém hiểu quả trong khi có nhiều nguồn lực có thể sử dụng hiệu quả hơn ở SBU khác)

Các trục của ma trận BCG đại diện cho bốn yếu tố: Ngôi sao(star) thể hiện SBU thành đạt, dẫn đầu thị trường tăng trưởng mạnh, dấu hỏi(Question mark) có SBU có tỷ trọng thị trường thấp nhưng trong những trường có tốc độ tăng trưởng coa tại đố đã có người dẫn đầu thị trường đòi hỏi khoản chi lớn để theo kịp đà tăng trưởng của thị trường, bò sữa (Cash cows) thể hiện tốc độ phát triển bình quân hàng năm giảm xuống thì SBU có tốc độ tăng trưởng chậm so với tỷ trong tăng trưởng cao, con chó(Dogs) thể hiện SBU có tỷ trọng nhỏ bé trong những thị phần có có tốc độ phát triển thấp có thể tạo ra thu nhâp nhưng không phải nơi doanh nghiệp nên đầu tư nguồn lực vào.Bốn yếu tố này là những yếu tố quan trọng, quyết định vị trí chiến lược chung của một doanh nghiệp.

Giới thiệu sơ lược về sức mạnh ngành sữa tại Việt Nam và tốc độ tăng trưởng mỗi ngành của Vinamilk

Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam những năm gần đây có sự phát triển năng động, cung cấp nhiều sảnphẩm đa dạng cho đời sống kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước thay thế các mặt hàng sữa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Bên cạnh đó, ngành đã có nhiều đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần bảo đảm đời sống nhân dân và ổn định tình hình xã hội, trở thành một mắt xích quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam

Về cơ cấu sản phẩm, sản phẩm từ ngành sữa khá đa dạng và phong phú. Sữa nước(45%), sữa bột 29%, sữa chua 12%, sữa đặc 5%, kem 8%, phomai 1% (nguồn Euromonitor International)

Về phân bổ địa bàn chế biến, theo quy hoạch ngành sữa 2020, ngành côngnghiệp sữa nước ta vẫn được tập trung sản xuất chủ yếu ở khu vực Đông NamBộ với tổng công suất là 2.624 triệu lít/năm, theo sau là Đồng bằng sông Hồngvới 1.225 triệu lít/ năm(Nguồn Quy hoạch ngành sữa 2020)

Sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao. Tronggiai đoạn 2013-2015, sản lượng ngành sữa đạt mức tăng trưởng trung bình16%/năm. Sản lượng ngành sữa có sự chững lại trong hai năm 2016-2017 khichỉ đạt mức tăng trưởng 10%. Tuy nhiên trong tương lai khi nhu cầu tiêu dùngtiếp tục gia tăng thì ngành sữa được dự đoán sẽ duy trì tốc độ tăng trưởngtrên 10%. Theo quy hoạch ngành sữa 2020, sản lượng sản xuất sữa của cảnước trong năm 2020 sẽ bằng 128% tổng sản lượng sản xuất năm 2015.

Doanh thu ngành sữa liên tục đạt mức tăng trưởng 2 chữ số trong giai đoạn2013-2015. Doanh thu ngành sữa Việt Nam chủ yếu đến từ hai phân khúc sữabột và sữa uống, chiếm 74% trong thị trường sữa. Tuy doanh thu toàn ngànhcó sự chững lại trong hai năm gần đây nhưng với việc ngành sữa đạt doanhthu trên 100 nghìn tỷ đồng cũng là một con số rất ấn tượng. Trong năm 2018,doanh thu ngành sữa được dự báo sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng khả quan khicông ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng NutiFood đã đưa được sữa bột phasẵn xuất khẩu sang Mỹ.Nhập khẩu sữa ngày càng có xu hướng giảm. Do sự phát triển nhanh và mạnhcủa ngành chăn nuôi bò sữa trong nước, Việt Nam đang giảm bớt phụ thuộcvào nguồn nguyên liệu sữa ngoại nhập. Từ năm 2015, kim ngạch sữa bắt đầugiảm 18,1% và tiếp tục giảm 17,1% trong 6 tháng đầu năm 2016 so với cùngkỳ. Hiện nay, năng suất sữa của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vựcĐông Nam Á, trung bình cả nước trên 5,1 tấn/chu kỳ. trong khi Thái Lan 3,2tấn/chu kỳ, Inđônêxia 3,1 tấn, Trung Quốc 3,4 tấn. Điều này cho thấy ngành chế biến và sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam hoàn toàn cóthể cạnh tranh và xuất khẩu khả quan ở khu vực Đông Nam Á.

Hiện tại, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp, chỉ khoảng 17 lít/người/năm, chưa bằng một nửa so với Thái Lan, 1/3 so với Singapore và kém xa mức tiêu thụ sữa của nhiều nước Châu Âu. Với nhu cầu tiêu thụ sữa ngày càng gia tăng ở nước ta, mức tiêu thụ sữa bình quân đượcdự báo sẽ đạt mức 28 lít/người/năm vào năm 2020. Bên cạnh đó thu nhập bình quân đầu người đang không ngừng cải thiện. Mức tăng trưởng GDP trong ba năm gần đây luôn đạt trên 6%, điều này phản ánh thu nhập bình quân của người dân ngày càng nâng cao, vì vậy mức chi tiêu bình quân mỗi người cũng có xu hướng gia tăng. Nhờ những yếu tố nêu trên, cơ hội phát triển của ngành sữa trong những năm tới được đánh giá hoàn toàn khả quan

Ngành sữa vẫn có mức tăng trưởng rất cao cạnh tranh với các ngành khác * Tốc độ tăng trưởng các ngành của Vinamilk

Trong nhiều năm qua, Vinamilk luôn dẫn đầu thị trường với sản phẩm sữa tươi và nhiều sản phẩm dinh dưỡng chất lượng quốc tế. Đến nay, Vinamilk đã có hệ thống 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam, tổng đàn bò cung cấp sữa cho côngty là hơn 120.000 con, cung cấp khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu để sảnxuất ra trên 3.000.000 ly sữa/một ngày. Hiện tại VNM có đến 10 nhóm sản phẩm, gồm hơn 250 mặt hàng. Sữa nước và sữa bột là hai dòng sản phẩm chính của VNM với tỷ trọng lần lượt là 40% và 22% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp. Bên cạnh việc tập trung phát triển vào hai dòng sản phẩm chính, các

dòng sản phẩm khác cũng được doanh nghiệp chú trọng phát triển nhằm mang đến các sản phẩm đa dạng và phong phú cho người tiêu dùng.

Với vị thế là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sữa Việt Nam, các dòng sản phẩm của VNM luôn chiếm trên 50% thị phần, chỉ riêng dòng sản phẩm giá trị cao là sữa bột, doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh với các công ty ngoại nên chỉ chiếm 30% thị phần. Thị phần hiện tại của Vinamilk là 58%, kế hoạch 5 năm tới mỗi năm tăng 1% thị phần, riêng trong năm 2017 tăng 2% nghĩa là đã vượt gấp đôi. Như vậy mục tiêu 5 năm sẽ tăng trên 60% thị phần

Có quy trình sản xuất sữa luôn được đảm bảo với chuẩn mực cao nhất. Hiện, Vinamilk có 13 nhà máy tại Việt Nam và 3 nhà máy tại Mỹ, Newzealan và Campuchia. Tổng công suất sản xuất sữa của các nhà máy Vinamilk lớn nhất cả nước và vượt xa đối thủ cạnh tranh

Với hệ thống phân phối trong nước đến hết năm 2017, khi tình hình ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng trên 10% thì giá trị toàn ngành sữa tiếp tục tăng mạnh. Số điểm bán lẻ của Vinamilk đạt gần 251.000 điểm được phục vụ trực tiếp bởi 202 nhà phân phối và chuỗi của hàng “Giấc mơ sữa Việt” đạt 418 cửa hàng, trên 3250 siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc đều bán các sản phẩm của vinamilk.

Năm 2017, hoạt động kinh doanh quốc tế đánh dấu bước chuyển từ mô hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với các đốitác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới, giảm dần sự phụ thuộc vàothị trường truyền thống.0 4 thị trường mới mở trong năm 2017 là New Zealand, Brunei, Madagascar vàYemen. Tổng cộng, Vinamilk đã xuất khẩu trực tiếp đến 35 nước chỉ riêngtrong năm 2017 với trọng tâm tại các thị trường mới tại Châu Phi và các nướcĐông Nam Á bên cạnh thị trường truyền thống tại khu vực Trung Đông Tạo nên sức mạnh lợi thế cạnh tranh của Vinamilk mở rộng thị trường

.

Sức mạnh tài chính

Xét về sức mạnh tài chính của công ty trong những năm gần đây: Trong 5 năm qua, doanh thu của Vinamilk đạt mức tăng trưởng ấn tượng,trung bình mỗi năm doanh thu tăng từ 4.000-5.000 tỷ đồng, tỉ lệ tăng trưởng hàng năm trên 11%. Kết quả này đạt được là nhờ sản lượng sữa của doanh nghiệp tăng qua các năm cũng như VNM tích cực tung ra thị trường nhiều dòng sản phẩm mới mang đến sự gia tăng trong doanh thu. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của Vinamilk vẫn là trong nước, với việc đầu tư vào hai nhà máy sữa ở nước ngoài, doanh thu từ nước ngoài của doanh nghiệp đang có sự chuyển biến rõ rệt. Trong những năm tới, doanh thu của doanh nghiệp được đánh giá sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan khi Vinamilk dự kiến tăng tổng số đàn bò lên 200.000 con vào năm 2020, sản lượng nguyên liệu lên 1.500-1.800 tấn mỗi ngày. Năm 2018 là một năm đầy thách thức với Vinamilk trong bối cảnh tăng trưởng chung của thị trường tiêu dùng có xu hướng chậm lại. Mặc dù vậy, kết thúc năm 2018, doanh thu của công ty đạt 52.629 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm2017. Kết quả tích cực này đạt được là nhờ Vinamilk đã chủ động thay đổi,chuyển dịch thông qua việc thay đổi cơ cấu tổ chức, tập trung vào việc pháttriển thị phần trong nước cũng như mở rộng hệ thống xuất khẩu sang cácnước trong khu vực Châu Phi. Kết thúc quý 1 năm 2019, VNM đạt tổng doanh thu 13.230 tỷ đồng, tăng 9,05% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường tiêu dùng có xu hướng tăng trưởng trở lại từ quý IV/2018 là một trong những yếu tố thuận lợi giúp cho doanh thu của doanh nghiệp tăng trưởng tích cực.

Tổng tài sản của VNM có xu hướng tăng trong những năm trở lại đây nhờ vào việc mở rộng quy mô sản xuất và gia tăng các khoản đầu tư ngắn hạn. Về cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn trên 57% trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2017, giá trị thuần đầu tư ngắn hạncủa doanh nghiệp là 10.561 tỷ đồng chiếm 52% tổng tài sản ngắn hạn. Về tài sản dài hạn, với việc đầu tư và mở rộng các nhà máy sữa là lý do chủ yếu dẫnđến tài sản

cố định của doanh nghiệp có sự gia tăng đáng kể trong nhữngnăm trở lại đây. Kết thúc năm 2018, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 7,8%, chủ yếu đến từ sự gia tăng tài sản dài hạn. Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệptăng 27% từ 10.290 tỷ đồng lên 13.048 tỷ đồng. Giá trị tăng chủ yếu đến từcác hoạt động chính là đầu tư máy móc thiết bị để tăng năng lực sản xuất vàphát triển trang trại bò sữa quy mô công nghiệp. Đến hết Q1/2019, tổng tàisản của VNM tăng nhẹ 2,5% so với thời điểm đầu kì. Từ năm 2013-2016, tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn luôn được duytrì ở mức ổn định ở mức 23%, trong đó nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 90%tổng nợ. Riêng trong năm 2017, khoản nợ “ phải trả người bán” của doanhnghiệp có sự tăng đột biến dẫn đến sự biến động trong nợ ngắn hạn của VNM.Vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng trên 70% trên tổng nguồn vốn và có xu hướnggia tăng trong các năm trở lại đây. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu luôn được duy trì ổn định điều này phản ánh khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp rấtcao. Kết thúc năm 2018, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng 2.398 tỷ đồngso với năm 2017. Nợ phải trả chiếm 29,6% tổng nguồn vốn của doanh nghiệptrong đó chủ yếu là nợ phải trả ngắn hạn cho người bán.Với việc tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn không chiếm tỷ lệ lớn vàđược dự báo sẽ không bị biến động nhiều trong tương lai là một trong nhữngbiểu hiện cho thấy sức khỏe tài chính của doanh nghiệp luôn trong ngưỡngan toàn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn tránh được những rủi ro tài chínhnhư việc chênh lệch tỷ giá từ các khoản nợ vay. Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn dương và có sự tăng trưởngtích cực qua các năm. Điều này phản ánh tình hình kinh doanh khả quan của doanh nghiệp. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư có sự biến động qua các năm,trong giai đoạn 2013-2017, dòng tiền giảm xuống mức âm thấp nhất vào năm2014. Nguyên nhân là do doanh nghiệp tăng các khoản tiền cho vay từ 623tỷ năm 2013 lên tới 3.650 tỷ vào năm 2014. Dòng tiền từ hoạt động tài chínhđược dùng chủ yếu cho việc chi trả cổ tức. Vì vậy tuy dòng tiền tài chính luônâm nhưng vẫn phản ánh được khả năng tài chính khả quan và tích cực củadoanh nghiệp.(Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp Vinamilk từ năm 2013-2019)

=> Có thể thấy với một tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và độ “an toàn” cao cho nhà đầu tư, Vinamilk là một doanh nghiệp hiêu quả, xứng đáng nằm trong top 10 doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam thông qua các chỉ số tài chính.

o Sự ổn định môi trường

Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, hệ thống pháp luật chưa thực sự chặt chẽ nhưng rất tạo điều kiện cho doanh nghiệp lớn trong nước phát triển. Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách đẩy mạnh phát triển ngành sữa của Việt Nam với việc thông qua Quyết định 167/2001/QĐ/TTg về chính sách phát triển

chăn nuôi bò sữa trong giai đoạn 2001-2010 tạo cơ hội và điều kiện cho ngành sữa phát triển bền vững. Thị trường sữa thế giới và Việt Nam bắt đầu giai đoạn nhu cầu tăng mạnh.

Ta có các SBU lí tưởng xếp vào bảng BCG cho Vinamilk hoạch định chiến lược kinh doanh của mình, Vinamilk sẽ phải tìm kiếm người tiêu dùng mới, thị trường mới hoặc khai thác sâu hơn vào thị trường cũ, sản phẩm mới, và công dụng mới,… thể hiện của biểu đồ sau về một số sản phẩm phụ của

Vinamilk:

Các công ty thường có xu hướng mở rộng danh mục sản phẩm cho bất cứ chủng loại hàng hóa nào. Đó là lí do tại sao hiện nay trên thi trường ngập tràn thương hiệu. Nhưng lúc nào cũng vậy, thương hiêu đi đầu trong bất kì ngành nào là thương hiệu không chạy đua theo cuộc mở rộng sản phẩm. Và dường như các sản phẩm mới gần đây ở các phân khúc mới trước giờ không phải ưu thế đã không đem lại nhiều thành công cho Vinamilk (có trên 200 chủng loại sản phẩm). Mở rộng danh mục sản phẩm trong ngắn hạn tỏ ra có lợi nhưng dài hạn dễ gây ra thua lỗ cùng những hệ lụy khác trong việc quản lí một hệ thống sản phẩm khổng lồ như vậy.

Trong việc đưa ra các dòng sản phẩm mới như bia Zorok, cà phê hòa tan Moment, trà xanh Vfresh thì Vinamilk đã quên rằng các dòng sản phẩm này đã có thương hiệu đi tiên phong đó chính là bia Sài Gon của của công ty Sabeco (23% thị phần), cà phê hòa tan Vinacafe và G7 (hơn 60% thị phần) và trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát (50% thị phần)

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC HÀNH môn học QUẢN TRỊ MARKETING giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần sữa việt nam VINAMILK (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w