Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Một phần của tài liệu khóa luận Hồng Hạnh Đại học (Trang 60 - 61)

4. Phạm vi nghiên cứu:

3.4.1.Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

- Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý: Lãi suất luôn là một nhân tố tác động mạnh đến công tác huy động vốn của Ngân hàng. Do đó, cần xử lý theo hướng: theo cơ chế cạnh tranh linh hoạt. Trên cơ sở Trung ương quy định lãi suất điều hoà vốn, cho chi nhánh được quyền quy định lãi suất trên địa bàn. Chi nhánh sẽ áp dụng một mức lãi suất đảm bảo tính cạnh tranh với các ngân hàng bạn, để sao cho có thể hấp dẫn người gửi không chỉ ở tính sinh lời mà còn ở tính đa dạng trong phương thức trả lãi. BIDV cần phải đa dạng và phân nhỏ danh mục lãi suất, ưu tiên cho những kỳ hạn ngân hàng đang có nhu cầu cao để khuyến khích khách hàng gửi lựa chọn các kỳ hạn này. Chẳng hạn như hình thức tiết kiệm chọn kỳ lãnh lãi hiện nay của BIDV có kỳ lãnh lãi 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, ngân hàng cần thêm vào các kỳ lãnh lãi còn thiếu sao cho hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về kỳ hạn

của khách hàng. Đối với tiền gửi trung và dài hạn, kỳ hạn đưa ra còn hạn chế về số lượng, ngân hàng cần đưa ra các kỳ hạn như 21 tháng, 30 tháng, 42 tháng…

- Cần tạo điều kiện để các chi nhánh được chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh theo hướng nâng cao quyền tự chủ, phân rõ trách nhiệm, phù hợp với quy mô và đặc điểm chi nhánh, có cơ chế tổ chức, cơ chế điều hành vốn hoặc hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư lớn… nhằm phát huy vai trò của cơ sở. Điều chỉnh chỉ tiêu huy động TGTK của từng cán bộ phòng kinh doanh. Có thể giao chỉ tiêu theo tháng, quý, thay vì nhất thiết theo năm, như vậy nâng cao hiệu quả huy động TGTK của nhân viên và có chế độ khen thưởng thích hợp khuyến khích nhân viên tìm kiếm khách hàng tới ngân hàng.

- Có chiến lược dài hạn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với cán bộ nhân viên, nhất là cán bộ lãnh đạo ở các huyện, phòng giao dịch ở các cụm đông dân cư cho tương xứng với nhiệm vụ được giao, để sớm hội nhập với các ngân hàng khu vực và thế giới. Bởi thực tiễn đã chứng minh hiệu quả sức cạnh tranh của một ngân hàng luôn là bản chất tiềm tàng trong mỗi cán bộ nhân viên của ngân hàng đó, nên đi đôi với việc sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, cần mạnh dạn giao việc cho cán bộ trẻ, có năng lực và trình độ, có phẩm chất tốt để rèn luyện và thử thách. Trên cơ sở đó đề bạt vào các cương vị nặng nề hơn. Vì vậy, Ngân hàng cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề cán bộ trong chiến lược kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu khóa luận Hồng Hạnh Đại học (Trang 60 - 61)