Tình hình cấp GCNQSDđất tại huyện Thuận Châu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã co mạ, huyện thuận châu, tỉnh sơn la giai đoạn 2014 2016 (Trang 35)

Huyện Thuận Châu với đặc thù là một huyện miền núi đất rộng nên một hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhiều loại đất với nhiều thửa đất khác nhau nhưng cũng được cấp một GCNQSD đất là rất phổ biến. Số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện Thuận Châu là 4.274 hộ, đã được cấp GCNQSD đất là 3.955hộ, chiếm 92,54% với số GCNQSD đã được cấp là 3.758 giấy. Về cơ bản diện tích đất ở trên địa bàn huyện đã được cấp cho hầu hết các hộ gia đình.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Kết quả cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trên địa bàn xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

- Phạm vi nghiên cứu: Công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Co Mạ giai đoạn 2014 – 2016.

3.2. Địa điểm,thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

- Thời gian: Thực hiện từ ngày 15/08/2017 - 25/11/2017

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1.Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý đất đai tại xã Co Mạ

- Điều kiện tự nhiên của xã Co Mạ

- Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Co Mạ

- Tình hình quản lý đất đai của xã Co Mạ giai đoạn 2014 – 2016 - Hiện trạng sử dụng đất của xã Co Mạ năm 2016

3.3.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Co Mạ giai đoạn 2014 – 2016

- Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất tại xã Co Mạ theo thời gian. - Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất tại xã Co Mạ theo loại đất.

3.3.3. Đánh giá hiểu biết của người dân và cán bộ quản lý vềcông tác cấp GCNQSD đất

- Đánh giá hiểu biết của người dân vềcông tác cấp GCNQSD đất - Đánh giá hiểu biết của cán bộ quản lý về công tác cấp GCNQSD đất

3.3.4. Đánh giá những khó khăn, tồn tại và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Co Mạ

- Khó khăn, tồn tại củacông tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Co Mạ - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Co Mạ

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ bài báo, bài viết,sách các báo cáo và văn bản đã công bố tại xã.

- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quan đến công tác cấp GCNQSD đất.

- Thu thập hiện trạng sử dụng đất của xã Co Mạ.

- Thu thập số liệu về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Co Mạ.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra phỏng vấn qua bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Chia đối tượng phỏng vấn ra làm 2 nhóm:

Nhóm 1: Người dân.

Xây dựng bộ câu hỏi để điều tra 70 hộ gia đình tại 07 bản.01là bản Pha Khuông, 02 là bản Hua Lương, 03 là bản Hua Ty, 04 là bản Co Nghè B, 05 là bản Huổi Den và 06 là bản Co Mạ, 07 bản Pá Chả. Mỗi thôn phỏng vấn 10 nhà với số phiếu là 10 phiếu chia đều cho các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá, trung bình và hộ nghèo để lấy ý kiến của người dân và các hoạt động của cơ quan nhà nước về các vấn đề cấp GCNQSD đất, để hiểu được nhận thức của người dân, nhu cầu cấp GCNQSD đất như thế nào.

- Xây dựng bộ câu hỏi để điều tra 25 cán bộ quản lý đất đai của xã, trong đó điều tra 01 chủ tịch xã; 2 cán bộ địa chính xã và 22 trưởng thôn về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Tiếp xúc với người dân, gợi mở, tạo cơ hội để trao đổi, bàn bạc về những khó khăn và nguyện vọng của người dân trong công tác cấp GCN.

3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Tổng hợp toàn bộ các số liệu, tài liệu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài liệu khác có liên quan.

- Phương pháp tổng hợp số liệu từ các bảng biểu, các báo cáo qua các tháng, năm.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình cơ bản của xã Co Mạ

4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Co Mạ

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Co Mạ là xã miền núi vùng III, nằm về phía Tây Nam và cách trung tâm huyện Thuận Chậu 43 km , có tổng diện tích đất tự nhiên 14.715,0 ha. Xã có vị trí địa lý nằm ở trung tâm 6 xã vùng cao của huyện Thuận Châu và một số xã của huyện Sông Mã, ranh giới của xã tiếp giáp với:

- Phía Đông giáp các xã Chiềng Bôm, Nậm Lầu. - Phía Tây giáp với xã Mường Bám.

- Phía Tây Nam và Đông Nam giáp huyện Sông Mã. -Phía Nam giáp với xã Co Tòng.

-Phía Bắc giáp với xã Long Hẹ.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã có địa hình bị chia cắt mạnh, phức tạp chủ yếu là núi cao và trung bình thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam, độ cao trung bình 1050m so với mực nước biển. Nhìn chung địa hình của xã phức tạp gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội .

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Khí Hậu: xã Co Mạ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 cuối tháng 9.

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 21oc

- Lượng mưa trung bình quân hàng năm đạt khoảng 1350 mm/năm tập trung vào tháng 6,7,8 chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.

- Độ ẩm, lương bốc hơi: Độ ẩm không khí trung bình năm 80 %, độ ẩm và lượng bốc hơi phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau trong năm. Mùa khô lượng bốc hơi cao, mùa mưa lượng bốc hơi ít độ ẩm cao

- Sương muối: Thường xuất hiện vảo tháng 12 và tháng 1 gây ảnh hưởng xấu đời sống nhân dân và sản xuất nông nghiêp của xã.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn xã Co Mạ có nhiều suối nhỏ các suối chính là suối Nậm Ty; Nậm Hay; Hua Như; Hua Lương và Suối pó Chả, phân bố không đều cung cấp nước phục vụ sản xuất, cho nhân dân trong xã. Do địa hình cao chia cắt nên hệ thống suối phân bố không đều , độ dốc lớn, mặt nước thấp hơn so với mặt đất canh tác và các điểm dân cư. Do vậy khả năng khai thác cho nhu

cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân còn rất hạn chế, đặc biệt vào mùa khô.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Co Mạ

Xã Co Mạ có đường tỉnh lộ 108 đi các xã vùng cao của huyện và đi huyện Sông Mã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá của nhân dân trong và ngoài khu vực.

Nguồn nước hạn chế ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã.

- Địa hình phức tạp, chia cắt ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác đất nông nghiệp ở quy mô tập trung, phát triển giao thong, xây dựng các công trình kinh tế kỹ thuật, cơ sở hạ tầng. Để phát triển đòi hỏi phải có mức đầu tư về tiền bạc và sức lực đáng kể.

- Thời tiết diễn biến phức tạp, kinh tế nông nghiệp thuần nông, đất đai bạc màu. Khí hậu phân hoá theo mùa khắc nghiệt, mùa mưa lượng mưa tập trung gây lũ quét, sạt lở xói mòn đất, mùa khô thường hạn hán thiếu nước trầm trọng ở những vùng cao.

- Đất sản xuất có những diện tích đất dốc, hệ số quay vòng thấp, năng suất cây trồng chưa.

- Đời sống của nhân dân còn nghèo và bấp bênh, trình độ dân trs không đồng đều do vậy nhận thức về chủ trương, tiếp thu khoa học, chuyển đổi suy nghĩ cách làm còn hạn chế, tình trạng du canh du cư và phương thức canh tác còn lạc hậu.

4.1.2.1.Nông nghiệp

Những năm gần đây xã đã tập trung thâm canh diện tích cây lương thực, mở rộng diện tích lúa nước đẩy mạnh sản xuất 3 vụ. sản xuất cây lương thực có hạt tổng diện tích 331,85ha tổng sản lượng đạt 24. 197 tấn.

+ Diện tích lúa nước: Gieo cấy 10,16 ha lúa xuân, năng suất là 50,0 tạ/ha, sản lượng 50,8 tấn; gieo cấy 33,63 ha lúa mùa, năng suất 11,0 tạ/ha, sản lượng là 36,99 tấn.

+ Diện tích lúa nương: gieo trồng được 298,2 ha, năng suất đạt 11 tạ/ha, sản lượng đạt 328,02 tấn.

+ Cây ngô: Gieo trồng 950,0 ha, năng suất đạt 33 tạ/ha, sản lượng 3.135,0 tấn

+ Cây sắn : Gieo trồng 966,6 ha, năng suất 110 tạ/ha, sản lượng 10.632,93 tấn.

+ Cây thực phẩm: Gieo trồng 12,5 ha, năng suất 95 tạ/ha, sản lượng 118,75 tấn;

+ Cấy ăn quả các loại: Diện tích 10,3 ha, năng suất 45,0 tạ/ha, sản lượng 46,4 tấn.

4.1.2.2.Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

Do đặc thù của xã chưa có điều kiện phát triển công nghiệp và tiêu thủ công nghiệp xây dựng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực: Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc, sửa chữa cơ khí nhỏ…Theo thống kê trên địa bàn xã hiện có 01 điểm khai thác đá ở Bản Co Mạ, cùng một số cơ sở sản xuất đồ mộc và sủa chữa cơ khí nhỏ, mây mặc… Các sản phẩm nông sản được tiêu thủ rộng rãi,

thì các mặt hàng khác chủ yếu đáp ứng được nhu cầu xây dựng, tiêu dùng của địa phương và các xã lân cận.

Theo ước tính hàng năm trên địa bàn xã khai thác trên 300m3 đá,…. Tổng giá trị ngành công nghiệp xây dựng ước đạt 1.700 triệu đồng.

4.1.2.3.Giáo dục – đào tạo

Diện tích đất dành cho giáo dục của xã là 2,15 ha, chiếm 0,018% tổng diện tích đất tự nhiên. Hệ thống giáo dục của xã thường xuyên được quan tâm và được đầu tư, xây dựng những năm gần đây ngành giáo dục luôn được củng cố , đổi mới chất lượng dạy và học ngày càng được đi lên.

Hệ thống trường, lớp được đầu tư khá hoàn chỉnh ở 4 cấp học, bao gồm : Trường trung học phổ thông được xây dựng kiên cố 2 tầng với 16 phòng học bán trú; một nhà cấp 4 gồm có 8 phòng thư viện, đoàn đội, y tế,bảo vệ... Nhà công vụ có 2 nhà có 10 phòng. Trường trung học cơ sở có 16 phòng học, nhà công vụ 16 phòng. Trường tiểu học có 17 phòng học ( 7 phòng học nhà tạm cấp IV), nhà công vụ 16 phòng. Trường mầm non trung tâm có 16 phòng và 15 lớp cắm bản.

Khối giáo dục mầm non: Tổng số giáo viên là 13, số học sinh là 302 cháu. Khối Tiểu học: Tổng số là 33 lớp, 39 giáo viên và 650 học sinh, duy trì tốt công tác dạy và học.

Khối THCS: Tổng là 12 lớp với 24 giáo viên và 756 học sinh. Khối THPT: Tổng số là 14 lớp với 33 giáo viên và 550 học sinh.

Công tác khuyến học được củng cố và phát triển, ngày càng nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các tầng lớp xã hội, tuy nhiên các điều kiện phục vụ cho công tác dạy và học còn thiếu chưa đảm bảo chất lượng, cấc lớp mầm non tại 1 số bản còn thiếu. Vây những năm tới cần đầu tư mở rộng diện tích trường học, nâng cấp trang thiết bị, dạy và học, nâng cao chất lượng giáo và hết cần thiết.

4.1.2.4. Dân số

Tính đến nay theo số liệu thống kê toàn xã có 1.019 hộ, với 5.996 nhân khẩu

- Tỷ lệ tang dân số tự nhiên: chiếm 52,5% - Cơ cấu theo đủ tuổi lao động:

+ Trong đủ tuổi lao động: 3.148 người, chiếm 52,5%

Quy mô bình quân toàn xã 5,8 người/hộ; mật độ dân số bình quân của xã 245 người /kmm2

- Đến nay trên địa bàn toàn xã có 3.148 lao động trong độ tuổi ( chiếm 52,5% dân số ) trong đó trên 80% là lao động nông nghiệp. Tổng số người trong độ lao động:

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp: 2.736 người, chiếm 86,91%.

+ Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp: 136 người, chiếm 4,32% + Tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ: 276 người, chiếm 8,77%.

Nhìn chung, số lao đọng tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn xã chưa hợp lý. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp do tính chất thời vụ nên tình trạng thiếu viêc làm, năng suất lao động thấp còn khá phổ biến đây là bài toán thách thức đối vối các cấp, các ngành cảu xã.

4.1.2.5. Cơ sở y tế

Xã có 01 Trạm y tế, diện tích 0,19 ha, đã được xây dựng kiên cố hóa, trang thiết bị đã được đầu tư mua sắm tuy nhiên chưa đầy đủ chất lượng phục vụ chưa cao, củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ Y tế từ trạm tới các thôn bản. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân luôn được duy trì đảm bảo liên tục và thường xuyên, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao.

4.1.2.6. Hệ thống giao thông

. Toàn xã Co Mạ có 86,67 km đường các cấp, trong đó mặt đường nền đất là 56,73, chư tính đường giao thông nội đồng, nhìn chung các tuyến giao thông đã phân bố tuyên đối hợp lý đến các khu dân cư. Tuy vậy, về chất

lượng đường đang dần xuống cấp chưa đạt được quy định của tiêu chí Nông thôn mới.

- Đường tỉnh lộ: Tuyến đường Tỉnh lộ 108 chạy qua địa phận của xã dài

19 km, mặt đường rộng 6m, đây là tuyến đường chính của xã phục vụ nhu cầu vận chuyển, trao đổi hàng hoá của nhân dân với các vùng phụ cận.

Có một tuyến đường liên huyện đi xã Nậm Ty (huyện Sông Mã) dài 8,0 km và 03 tuyến đường liên xã, cụ thể:

- Từ trung tâm xã Co Mạ đi xã Mường Bám có chiều dài 12,0 km, hiện trang dường rải nhựa rộng khoảng 6 m.

- Từ Tỉnh lộ 108 đi xã Long Hẹ - É Tòng có chiều dài 5,3 km, đường rải nhựa, rộng khoảng 6m .

- Từ ngã ba bản Mớ đi Xã Co Tòng – Pá Lông có chiều dài 2,4 km, đường rải nhựa rộng khoảng 6m.

- Đường liên bản: Gồm: 15 tuyến với tổng chiều dài 29,89 km, rộng khoảng 2- 4 m chủ là đường đất, mặt đường hẹp và qua nhiều khe suối hiện đang bị xuống cấp, rất khó khăn cho việc đi lại của nhân dân nhất là vào mùa mưa.

- Đường ngõ xóm: Đường ngõ xóm trong các bản: Gồm 5 tuyến với tổng chiều dài là 12,1km, nền đường từ 1,5- 2m dường đất chiếm 100%, đường bẩn lầy lội vào mùa mưa.

-Đường nội đồng: Nằm ở 18 bản với tổng chiều dài 77,3 km đường đất, chưa được cứng hoá với chiều rộng trung bình 1,0 – 1,5 m chư đáp ứng được nhu cầu đi lại sản xuất của người dân.

4.1.3. Tình hình quản lý đất đai của xã Co Mạ giai đoạn 2014 – 2016

* Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

Sau khi Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới luật có hiệu lực, UBND xã Co Mạ đã tổ chức triển khai mở các lớp tập huấn cho cán bộ và

tuyên truyền cho nhân dân, dần đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp.

* Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện luật sửa đổi một số điều của luật đất đai năm 1993; Luật đất đai năm 2003,2013 trong thời gian từ năm 1993 đến nay, UBND xã đã triển khai thực hiện tương đối tốt các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn. Do vậy, công tác quản lý về đất đai của xã đã đi vào nề nếp, ngày càng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã co mạ, huyện thuận châu, tỉnh sơn la giai đoạn 2014 2016 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)