Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã co mạ, huyện thuận châu, tỉnh sơn la giai đoạn 2014 2016 (Trang 37 - 39)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ bài báo, bài viết,sách các báo cáo và văn bản đã công bố tại xã.

- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quan đến công tác cấp GCNQSD đất.

- Thu thập hiện trạng sử dụng đất của xã Co Mạ.

- Thu thập số liệu về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Co Mạ.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra phỏng vấn qua bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Chia đối tượng phỏng vấn ra làm 2 nhóm:

Nhóm 1: Người dân.

Xây dựng bộ câu hỏi để điều tra 70 hộ gia đình tại 07 bản.01là bản Pha Khuông, 02 là bản Hua Lương, 03 là bản Hua Ty, 04 là bản Co Nghè B, 05 là bản Huổi Den và 06 là bản Co Mạ, 07 bản Pá Chả. Mỗi thôn phỏng vấn 10 nhà với số phiếu là 10 phiếu chia đều cho các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá, trung bình và hộ nghèo để lấy ý kiến của người dân và các hoạt động của cơ quan nhà nước về các vấn đề cấp GCNQSD đất, để hiểu được nhận thức của người dân, nhu cầu cấp GCNQSD đất như thế nào.

- Xây dựng bộ câu hỏi để điều tra 25 cán bộ quản lý đất đai của xã, trong đó điều tra 01 chủ tịch xã; 2 cán bộ địa chính xã và 22 trưởng thôn về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Tiếp xúc với người dân, gợi mở, tạo cơ hội để trao đổi, bàn bạc về những khó khăn và nguyện vọng của người dân trong công tác cấp GCN.

3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Tổng hợp toàn bộ các số liệu, tài liệu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài liệu khác có liên quan.

- Phương pháp tổng hợp số liệu từ các bảng biểu, các báo cáo qua các tháng, năm.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã co mạ, huyện thuận châu, tỉnh sơn la giai đoạn 2014 2016 (Trang 37 - 39)