6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2.2.6. Lệ phí thành lập doanh nghiệp theo pháp luật
Khi thành lập doanh nghiệp khách hàng cần nộp những khoản chi phí sau:
- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại sở kế hoạch và đầu tư: Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty. Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-
30
BTC là 100.000 đồng/lần. Người thành lập doanh nghiệp nộp lệ phí trực tiếp bằng dịch vụ thanh toán điện tử.
Bên cạnh đó, Doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
- Phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Theo quy định của LDN 2020, trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng.
- Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp: Hiện nay, tùy vào từng đơn vị mà có mức giá khác nhau. Chi phí phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu, loại con dấu theo yêu cầu của doanh nghiệp. Mức giá cho dấu tròn công ty dao động từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Dấu chức danh của Giám đốc, chủ tịch….từ 70.000 đồng đến 150.000 đồng.
- Chi phí làm biển công ty: Tùy vào từ đơn vị làm biển mà có mức giá khác nhau. Trên thị trường mức giá giao động khác nhau từ 300.000 đồng đến 1.500.000 đồng tùy vào chất liệu, kích thước biển hiệu.
- Phí mua chữ ký số (Token): Chữ ký số là dạng USB được mã hóa dùng thay cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật để ký tên lên tờ khai hoặc thao tác khác trên mạng nhằm xác định mọi thao tác là của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên hệ với nhà cung cấp chữ ký số như Viettel, Vina, Vinca…. để mua thiết bị Chữ ký số.
- Chi phí phụ thuộc vào nhà cung cấp và số năm sử dụng dịch vụ. Chữ ký số 03 năm sử dụng giao động từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng: Doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng để giao dịch và dùng để nộp thuế theo quy định bắt buộc hiện nay. Thủ tục mở tài khoản không mất phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo số dư trong tài khảo là 1.000.000 đồng.
- Kê khai và nộp lệ phí môn bài: Lệ phí môn bài căn cứ vào số vốn điều lệ công ty và chia thành hai mức sau:
+ Vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ, lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm. + Vốn điều lệ trên 10 tỷ, lệ phí môn bài là 3.000.000 đồng/năm.
31
Lưu ý: Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP. Doanh nghiệp thành lập năm 2021 được miễn lệ phí môn bài năm trong năm đầu thành lập.
- Phát hành hóa đơn điện tử – Hóa đơn giá trị gia tăng: Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Việc quy định cụ thể hòng giảm tránh tình trạng hạch sách quấy nhiễu doanh nghiệp khi đăng ký thành lập, cũng như công khai giúp doanh nghiệp có thể chuẩn bị, nắm bắt.