6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2.6. Đánh giá chung
LDN 2020 gồm 10 chương, 218 điều.Đây là dự án luật không chỉ được cộng đồng các doanh nghiệp mong đợi mà còn được cơ quan nhà nước các cấp quan tâm bởi sự kỳ vọng vào việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, duy trì tăng trưởng, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.Mục tiêu cao nhất của sửa đổi luật là làm cho doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư; qua đó tăng cường thu hút và huy động các nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh. Trong đó có những điểm mới về thành lập doanh nghiệp không thể bỏ qua như sau:
Thứ nhất: Luật cắt giảm thủ tục hành chính và tạo thuận lợi hơn cho việc đăng ký doanh nghiệp, gia nhập thị trường. Theo đó, Luật bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu, đồng thời quy định doanh nghiệp có thể sử dụng dấu "số" thay cho dấu "truyền thống”. Đồng thời, thiết lập cơ chế đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử với bộ hồ sơ điện tử mà không phải nộp thêm bộ hồ sơ giấy như hiện nay.
Thứ hai: Luật bổ sung thêm đối tượng không được thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp, gồm:
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp)
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thứ ba: Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty cổ phần , công ty hợp danh. Theo Điều 205 LDN 2020, doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này; cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn; có thỏa thuận bằng văn bản
35
với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó; cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân. Hiện hành, LDN 2014 chỉ quy định trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH.
Tuy với mục đích tốt và được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp, thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đi vào thực tiễn LDN 2020 đã bộc lộ một số quy định bất cập, gây khó khăn cho nhà đầu tư.
Thứ nhất: Thủ tục chuyển đổi loại hình công ty còn phức tạp. Thủ tục Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành gây mất thời gian cho doanh nghiệp. Thêm đó,chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành Công ty TNHH thì còn tồn tại điểm chưa phù hợp. Đó là, theo điểm b khoản 1 Điều 205 LDN 2020, chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số lượng khi đến hạn. Quy định này đang hạn chế quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân và các bên liên quan trong bảo đảm quyền tự do kinh doanh. Bên cạnh đó, việc xác định tài sản của chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng đang gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt trong trường hợp xác định tài sản của chủ doanh nghiệp trong tài sản chung của vợ chồng.
Thứ hai: Quy định pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lại còn nhiều điểm chưa phù hợp như khó khăn trong việc mở rộng quy mô của doanh nghiệp, hó khăn trong việc huy động nguồn vốn, luôn chứa đựng nhiều rủi ro cho các bên liên quan lợi ích.
Thứ ba: Quy định chưa rõ ràng cá nhân nào có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân. Theo đó, quy định của LDN nói rằng cá nhân, có nghĩa không phân biệt là người Việt Nam hay người nước ngoài đều được thành lập doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam, nhưng trên thực tế, người nước ngoài muốn kinh doanh loại hình do một cá nhân làm chủ ở tại Việt Nam thì không được phép thành lập loại hình doanh nghiệp mà chỉ được thành lập loại hình công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ. Do đó, cần quy định rõ ràng cá
36
nhân nào có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân? Người không có quốc tịch Việt Nam có được thành lập không? Nếu có cần những điều kiện gì?...