Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài PHÁP LUẬT về THÀNH lập DOANH NGHIỆP THỰC TIỄN tư vấn tại CÔNG TY TNHH tư vấn AZLAW (Trang 48 - 49)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp

- Hoạt động giám sát quản lý cần có sự quản lý sát sao chặt chẽ hơn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể doanh nghiệp.

- Cần quy định lại về cá nhân nào có quyền thành lập doanh nghiệp để ăn khớp với luật khác có liên quan.

- Các bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành chức năng có nhiệm vụ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện quy định pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể; thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mình quản lý. Đồng thời, cần đẩy mạnh chia sẻ thông tin trong quản lý nhà nước về doanh nghiệp thông qua hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin.

- Nâng cao hệ thống thông tin và lưu trữ về thành lập doạn nghiệp, tăng cường biện pháp kiểm tra, rà soát tránh trường hợp thành lập doanh nghiệp ma ồ ạt.

Thông tin trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia phải được: - Niêm yết thông tin dưới dạng cô đọng, rõ ràng, đơn giản, dễ nhìn, dễ đọc.

- Thường xuyên có cán bộ trực tuyến hướng dẫn tại chỗ, kê khai, ghi các biểu mẫu từng mục để hồ sơ hợp lệ hoặc ghi mẫu ví dụ hoàn chỉnh để doanh nghiệp dựa vào đó đọc và tham khảo.

- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến một cách kịp thời những quy định mới của pháp luật về thủ tục đăng ký kinh doanh

-Hàng năm yêu cầu các cơ quan đăng ký kinh doanh viết báo cáo tổng kết, lấy ý kiến thăm dò mức độ hài lòng của công dân về ý thức, thái độ làm việc của cán bộ phòng đăng ký kinh doanh, thủ tục hướng dẫn…để rút kinh nghiệm.

43

- Nâng cao hơn nữa hệ thống lưu trữ thông tin và xử lý thông tin và cập nhật thường xuyên những thông tin về thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

- Điều chỉnh Khoản 2 Điều 80 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về

Đăng ký doanh nghiệp đối với quy định “Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc”, nên có cơ chế quản lý hộ kinh doanh phù hợp hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể đăng ký được nhiều hộ kinh doanh, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.

- Đối với công ty TNHH một thành viên, để loại hình công ty này có thể phát triển mạnh mẽ và phù hợp hơn với môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới, Nhà nước nên có quy định lại ngành nghề, định mức vốn điều lệ để hạn chế rủi ro cho khách hàng, chủ nợ của công ty TNHH một thành viên (trong trường hợp công ty không có khả năng thanh toán và chỉ chịu TNHH trên vốn góp). Bên cạnh đó, cần có những quy định pháp luật kinh tế cho phép chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên thành các loại hình khác thuộc sự điều chỉnh của LDN, đồng thời, đơn giản hóa các thủ tục phát hành trái phiếu của loại hình doanh nghiệp này nhằm phát huy khả năng huy động vốn khi cần mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài PHÁP LUẬT về THÀNH lập DOANH NGHIỆP THỰC TIỄN tư vấn tại CÔNG TY TNHH tư vấn AZLAW (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)