Định hướng hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài PHÁP LUẬT về THÀNH lập DOANH NGHIỆP THỰC TIỄN tư vấn tại CÔNG TY TNHH tư vấn AZLAW (Trang 46 - 48)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp

Hoạt động thành lập doanh nghiệp với nhiều đặc thù đang đặt ra những yêu cầu riêng cho cơ chế điều chỉnh pháp luật. Hiện nay, tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp nói chung đang được điều chỉnh một cách tương đối đầy đủ, toàn diện trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm: pháp luật về tổ chức doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp năm 2020); pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh (Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Đất đai năm 2013,…)Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành được thiết kế theo mặt bằng chung cho mọi doanh nghiệp, với xu hướng bảo vệ những giá trị cốt lõi, truyền thống của hoạt động đầu tư, kinh doanh. Trong khi đó, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động sâu sắc và làm thay đổi một cách căn bản những điều kiện cần thiết để nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Để tạo lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp, một mặt phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của các yếu tố ngoại cảnh, mặt khác phải chủ động ứng dụng mạnh mẽ, sâu rộng thành tựu khoa học công nghệ, khai thác giá trị sáng tạo trong hoạt động kinh doanh. Trong xu thế mới này, nhiều quy định pháp luật cụ thể đã không còn phù hợp với những yêu cầu riêng của hoạt động khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp. Cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cũng cần đổi mới mạnh mẽ, cả về nội dung, phương pháp điều chỉnh và kỹ thuật lập pháp, lập quy.

Hoạt động thành lập doanh nghiệp với các đặc thù như phân tích ở phần trước đang đặt ra những yêu cầu riêng cho cơ chế điều chỉnh pháp luật, cụ thể như sau:

Thứ nhất, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cần cơ chế điều chỉnh pháp luật thông thoáng, linh hoạt, nhanh chóng để phát huy hết năng lực sáng tạo, kịp thời nắm bắt cơ hội kinh doanh.

Thứ hai, cần xây dựng và thực hiện các chính sách pháp luật mang tính đột phá để hỗ trợ, khuyến khích, tạo động lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã xác định: “Có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ”. Đây là cơ sở chính trị quan trọng để triển khai xây dựng chính sách, pháp luật khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

41

Thứ ba, cơ chế điều chỉnh pháp luật phải giảm thiểu các rủi ro pháp lý trong hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp. Do đó, chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động khởi nghiệp sáng tạo chưa được pháp luật quy định. Điều này dẫn đến tâm lý e ngại, thậm chí lo sợ của doanh nghiệp khởi nghiệp. Trên thực tế xuất hiện nhiều biến số ảnh hưởng đến mức độ rủi ro tuân thủ pháp luật, xuất phát từ hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động thi hành pháp luật hiện nay ở nước ta còn nhiều vướng mắc, hạn chế, như: việc hiểu và áp dụng pháp luật đôi khi còn tùy tiện, phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của cán bộ, công chức, viên chức; việc thực hiện các thủ tục hành chính còn mang dấu ấn của cơ chế “xin - cho”, có hiện tượng hạch sách, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp, thời gian xử lý bị kéo dài.Do đó, việc nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật, gắn với tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đối với hệ thống pháp luật, qua đó khắc phục hiện tượng “chảy máu chất xám” của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở nước ta.

Thứ tư, ngoài việc phải giảm thiểu các rủi ro pháp lý, cần có cơ chế bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp gặp phải rủi ro pháp lý như đã đề cập ở phần trên. Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường xây dựng những cơ chế đánh giá và kiểm soát rủi ro pháp lý, từ đó có xu hướng lựa chọn khởi nghiệp ở những quốc gia có hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố sau: uy tín, linh hoạt, tính ổn định cao và có cơ chế giải quyết tranh chấp hữu hiệu. Đối với các rủi ro pháp lý phát sinh từ quan hệ hành chính, cần phải có cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch, công bằng để doanh nghiệp có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước các hành vi vi phạm. Đối với các rủi ro pháp lý phát sinh từ quan hệ dân sự, cần có cơ chế giải quyết tranh chấp linh hoạt, nhanh gọn, hiệu quả, tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên. Bên cạnh đó, các kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp phải được thực hiện nghiêm minh, nhanh chóng. Cơ chế giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp cần phải phát triển theo hướng đảm bảo khách quan, minh bạch, công bằng, bình đẳng; rút ngắn thời gian xử lý; nâng cao hiệu quả, tính khả thi. Sự tổng hòa của tất cả những yếu tố trên làm nên uy tín của môi trường kinh doanh - mục tiêu Việt Nam cần phải hướng đến để tăng tính cạnh tranh của môi trường khởi nghiệp nước ta trong khu vực.

42

Như vậy, định hướng chung mang tính nguyên tắc khi xây dựng, hoàn thiện pháp luật để từng bước giảm thiểu rủi ro pháp lý của doanh nghiệp, kích thích thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam là phải tăng quyền tự chủ, tự quyết của doanh nghiệp, giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp; đề cao sự ổn định của thể chế, chính sách; đảm bảo các tranh chấp của doanh nghiệp được giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả, công bằng, bình đẳng dù theo bất cứ cơ chế giải quyết tranh chấp nào.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài PHÁP LUẬT về THÀNH lập DOANH NGHIỆP THỰC TIỄN tư vấn tại CÔNG TY TNHH tư vấn AZLAW (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)