- Truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam.
- Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích, năng suất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển.
- Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông....
+ Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của các vùng và địa phương. + Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất lượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai.
+ Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.
+ Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ, truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tiềm năng đất đai sản xuất của người dân ở moshav Paran.
Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất tại farm số 122, Moshav Paran, Arava, Israel.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp tại farm số 122, Moshav Paran, Arava, Israel.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/ 2018 đến tháng 6/2019 Địa điểm: Moshav Paran, Arava, Issael.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Khái quát về Farm số 122 và farm ớt ngọt
- Farm 122 - Farm ớt ngọt
Nội dung 2: Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ớt ngọt tại farm số 122, Moshav Paran
- Tình hình sản xuất ớt ngọt - Tình hình chế biến ớt ngọt
Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường
- Chỉ ra tính bền vững và khả năng áp dụng tại VN của mô hình sản xuất trong trang trại.
Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất
- Thuận lợi - Khó khăn - Giải pháp
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các số liệu thống kê, tổng quan về đất nước ISRAEL, về tình hình sản xuất nông nghiệp, về tình hình xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Các công nghệ đang được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp.
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Israel - Thu thập số liệu thứ cấp chủ yếu ở nguồn internet và sách báo
3.4.2.Thu thập số liệu sơ cấp:
Thu thập số liệu cụ thể về trang trại; Quy mô, diện tích, tình hình sản xuất của trang trại
3.4.3.Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:
Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác và sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế
-Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1+p2.q2+...+pn.qn Trong đó:
+ p: là khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm
+ q: là đơn giá của từng loại sản phẩm của thị trường cùng thời điểm + T: là tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm
-Thu nhập thuần túy (N): N = T - Csx Trong đó:
+ N: thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/năm
+ Csx: chi phí sản xuất của 1ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động
-Hiệu quả sử dụng vốn (H) H = T/Csx
-Giá trị ngày công lao động: HLđ=N/số ngày công lao động/ha/năm - Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
3.4.3.2. Hiệu quả xã hội
-Giá trị ngày công lao động nông nghiệp. -Thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp. -Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo.
-Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động. -Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
3.4.3.3. Hiệu quả môi trường
-Tỷ lệ che phủ.
-Khả năng bảo vệ và cải tạo đất.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Moshav Paran, Arava và kháiquát về trang trại Farm 122 và Farm Ớt ngọt quát về trang trại Farm 122 và Farm Ớt ngọt
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Paran là một Moshav nhỏ ở miền Nam Israel, nằm trong thung lũng Arabah khoảng 100 km về phía Bắc Eilat, nó thuộc thẩm quyền của Hội đồng khu vực trung tâm, giáp với các quốc gia như Jordan, Lebanon, Syria.
b. Địa hình:
Địa hình chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc, thấp hơn mực nước biển. c. Khí hậu
Moshav Paran có khí hậu Địa Trung Hải đặc trưng bởi mùa hè dài nóng và khô, mùa đông ngắn lại thay đổi theo vĩ độ và độ cao. Lượng mưa thấp và ít mưa quanh năm.
d. Thủy văn
Không có sông ngòi tự nhiên, lượng nước được lấy từ giếng khoan sâu 1500m dưới lòng đất và ở đây còn có hệ thống cung cấp và xử lý nước hiện đại luôn đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt và tưới tiêu của khu vực.
4.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
Mỗi đơn vị trang trại gia đình bao gồm khoảng trên 50 dunam (50.000 mét vuông). Cây trồng chính là ớt chất lượng cao và hoa xuất khẩu. Ngoài ra, 14 trong số các gia đình chạy trang trại bò sữa 40-45 con mỗi hộ. Trong số các chi nhánh trang trại nhỏ hơn có một vườn chà là và sản xuất gà tây.
Một số gia đình bổ sung thu nhập của họ bằng các hoạt động khác như trường học cưỡi ngựa, vườn ươm cây giống và hoa, các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và các tour du lịch bằng xe jeep.
Năm 2008, các quy tắc mới ở Israel đã làm cho năng lượng mặt trời có lãi. Một số gia đình bắt đầu sản xuất điện (thương mại) từ các nhà máy quang điện 50 kWp (mỗi gia đình), sử dụng bức xạ mặt trời hàng ngày cao và thời tiết khô ráo.
4.1.2.2. Điều kiện xã hội
Moshav cung cấp cho các thành viên của mình nhiều dịch vụ cộng đồng bao gồm trường mẫu giáo, nhà trẻ, câu lạc bộ thành viên, câu lạc bộ thanh thiếu niên, hồ bơi, nhà để xe, phòng tập thể dục, khu vườn công cộng tươi tốt và thư viện đầy đủ.
4.1.3. khái quát về Farm 122 và Farm Ớt ngọt
Trang trại 122 tại Paran của ông Yaron Yoetz. Có 14 ngôi nhà lưới và nhà kính để trồng Ớt ngọt. Liên quan đến nguồn nhân lực, họ đang thuê hơn mười công nhân thường trực từ Thái Lan và năm công nhân tạm thời bằng cách cho sinh viên Việt Nam và Kenya có cơ hội học hỏi bằng cách làm trong trang trại của họ.
Ớt chuông (hay còn gọi là ớt ngọt) là cây trồng chính của trạng trại. Loại cây này có sự thích nghi phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực Hatzava, Arava. Ớt chuông có sản lượng ổn định, giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, giúp ổn định và nâng cao thu nhập và tạo ra nhiều việc làm cho người dân. Nhờ sản lượng cao, cây ớt chuông giúp tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Bảng 4.1. Thông tin về các nhà lưới của farm Số nhà lưới 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 (Nguồn: điều tra từ trang trại)
Hình 4.1 quy trình sản xuất ớt ngọt tại Trang trại số 122
Trồng Chăm Thu Phân loại, đóng
4.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ớt ngọt tại farm 122
4.2.1. Tình hình sản xuất
Ớt chuông là loại cây được trồng nhiều và đặc trưng nhất tại vùng paran, diện tích trồng ớt chuông chiếm tới 65% diện tích và có xu hướng tăng lên. Đây là loại cây xuất khẩu của vùng. Các quy trình sản xuất được áp dụng theo những quy trình đã được xác định nhằm mang lại sản lượng và chất lượng cao nhất.
Bảng 4.2. Chi phí sản xuất cho 1 năm trồng ớt ngọt cho toàn bộ 14 nhà lưới (14 farm)1 nhà lưới ( 1 farm) = 10.000 m²
( Đơn vị: Shekel, 1 shekel = 6.000 vnđ)
STT Các loại chi phí
1 Giống cây
2 Nhân công
3 Phân bón
4 Nước tưới
5 Thuốc bảo vệ thực vật ( trừ sâu sinh học), thiên địch ong để thụ phấn… Máy móc ( máy cày, Tractor…), chi phí 6 bảo dưỡng, xăng dầu, hộp đựng ớt thu
hoạch, dụng cụ lao động…
7 Bảo trì nhà lưới, các đồ dùng trong nhà lưới
8 Hệ thống tưới nhỏ giọt
9 Đóng gói, marketing
Chi phí khác ( thuê bác sĩ kiểm tra bệnh 10 cây, nhà ở và trang phục lao động cho
Trước khi trồng ớt, đất tại nơi đây được ủ đất dưới lớp bạt phủ nông nghiệp chuyên dụng 1 tháng với nhiệt độ cao từ mặt trời có thể loại bỏ sâu bệnh hại. Người nông dân sử dụng cây giống từ các vườn ươm nên họ có thể tiết kiệm thời gian ươm giống cây và đảm bảo chất lượng giống. Vì nguồn nước ở đây rất hạn chế nên mọi trang trại đều sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt. Họ trồng ớt ở nhà lưới hay nhà kính phụ thuộc vào giống ớt, điều kiện chăm sóc. Mùa vụ cho tới lúc thu hoạch là khoảng 10 tháng, thời gian thu hoạch kéo dài trong khoảng 6 tháng, bắt đầu từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.
Tại Trang trại số 122 có 14 farm, khi bắt đầu vào mùa vụ thì trồng gì với số lượng bao nhiêu đã được xác định với một lượng nhất định do nhà nước cung cấp. Tại farm luôn có 15 công nhân làm việc quanh năm trong đó có cả sinh viên Kenya, Việt Nam...
4.2.2. Tình hình chế biến và tiêu thụ
Ớt trước khi thu hoạch sẽ được để cách ly khỏi thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong khoảng 15 ngày để bảo đảm tiêu chuẩn an toàn.
Quá trình thu hoạch được tiến hành hoàn toàn thủ công bằng tay để bảo đảm chất lượng quả tốt nhất, tránh trường hợp bị gãy cuống hay dập quả. Toàn bộ ớt thu hoạch được xếp trong các thùng giấy với khối lượng 25-30 kg.
Việc đóng gói được tiến hành ngay trong ngày thu hoạch để duy trì độ tươi sản phẩm. Ớt được đưa vào dây chuyền sản xuất để làm sạch, làm khô và phân loại. Ớt sẽ được phân loại theo đường kính, cân và đếm và tiếp tục được đóng gói thủ công bằng tay để bảo đảm chất lượng tốt. Mỗi hộp đóng gói nặng 5kg và được xếp lên các kệ gỗ (pallet) với số lượng 110 hộp/pallet. Các pallet này sẽ được chuyển ra nhà đóng gói chung của Moshav để tiến hành kiểm tra, phân loại ra sản phẩm cho xuất khẩu và cho thị trường trong nước.
Bảng 4.3. Năng suất ớt thu được trên diện tích 1 dunam theo tháng ( 1 dunam = 1000 m2)
Hình 4.2. Biểu đồ năng suất của 2 giống ớt theo từng tháng trên diện tích 1 dunam (1000 m² )
4.5 4 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 (Đơn vị: tấn) 3.8 3.9
cao điểm cho thu hoạch 2 loại ớt là tháng 11 và 12, sau đó sản lượng ớt giảm đi nhưng không biến động nhiều trong tháng 1, 2, và 3 đến tháng 4 là tháng cuối mùa vụ sản lượng ớt giảm mạnh so với tháng đầu tiên thu hoạch.
Bảng 4.4. Sản lượng của 2 giống ớt ngọt thu được trong vụ mùa năm 2018 - 2019
Giống ớt chuông
Ớt chuông đỏ 7158 Ớt chuông đỏ Karnof
Tất cả những sản phẩm nông sản muốn đạt giá trị cao nhất cần phải đảm bảo các yếu tố về tiêu chuẩn. Đặc biệt khâu phân loại, đóng gói tạo ra thành phẩm sẽ mang lại nhiều giá trị hơn sản phẩm thô. Sau khi phân loại đóng gói phụ thuộc vào kích cỡ và thị trường tiêu thụ sẽ được phân loại và sẽ có giá bán khác nhau. Đối với ớt yếu tố phân loại nằm ở kích thước, vỏ ngoài có bị biến dạng hay không... sua khi phân loại ớt sẽ được đóng hộp và chứ trên Pallet nhằm thuận tiện cho việc di chuyển sau đó ớt sẽ được vận chuyển vào bảo quản kho lạnh trước khi đem đi tiêu thụ.
Hình 4.3. biểu đồ tỷ lệ phần trăm kích thước của 2 giống ớt sau khi phân loại
Ớt chuông đỏ 7158 18.50% XL L 22.70% 58.70% M Ớt chuông đỏ Karnof 20.20%
Ớt chuông có đường kính hơn lớn 90 mm được coi là kích thước rất lớn (XL), từ 80mm đến 90mm là kích thước lớn (L) và dưới 70mm đến 80mm là kích thước trung bình (M).
Từ biểu đồ tỷ lệ phần trăm kích thước của 2 giống ớt sau khi phân loại cho ta thấy giống ớt chuông đỏ 7158 có kích cỡ quả to hơn so với giống ớt chuông đỏ Karnof. Cụ thể là size XL lớn hơn 4,9% và size L lớn hơn 2,1%
4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Trang trại số 122,Moshav Paran, Arava, Israel Moshav Paran, Arava, Israel
4.3.1. Hiệu quả kinh tế
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không đòi hỏi phải có chất lượng tốt, số lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường theo từng mùa vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng.
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình sử dụng đất thích hợp. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế em đã tiến hành tìm hiểu,điều tra thực địa và phỏng vấn, đối thoại với các lao động và nông dân làm việc tại trang trạị để có thể thu thập các thông tin cơ bản như: năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí vật chất, lao động...
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: + Giá trị sản xuất (T);
+ Chi phí sản xuất (Csx); + Thu nhập thuần (N); + Hiệu quả đồng vốn (H); + Giá trị ngày công lao động.
Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế của trồng ớt của trang trại số 122
(Đơn vị: 1dunam = 1000 m², 1 shekel = 6000 vnđ)
Tiêu chuẩn đánh giá
Năng suất (tấn/dunam) Giá trị sản phẩm (shekel/kg) Diện tích canh tác (dunam) Tổng thu
Chi phí sản xuất: vật liệu, phân, thuốc trừ sâu, công lao động... ( Shekel)
Lợi nhuận
Tiền công lao động của chủ trang trại (Shekel/h)
(Nguồn: Điều tra trang trại)
Với năng suất 9.8 tấn/dunam và được canh tác trên diện tích 70 dunam, cây ớt chuông đỏ 7158 đem lại sản lượng thu hoạch 686 tấn, mang về cho chủ trang trại mức thu nhập thuần là 3.087.000 shekel với giá thị trường là 4.5 shekel/kg. Lợi nhuận sau khi trừ các các chi phí là 1.626.000 shekel, tương đương gần10 tỷ Việt Nam đồng
Đối với ớt chuông đỏ karnof, năng suất đạt 9.4 tấn/dunam. Cây được trồng trên diện tích 70 dunam cho thu hoạch 658 tấn sản phẩm, mang lại lượng thu nhập thuần là 2.961.000 shekel với mức giá 4.5 shekel/kg. Lợi nhuận từ
Từ các kết quả trên ta thấy rõ, giống cây ớt chuông đỏ 7158 đem lại năng suất cao hơn, sản lượng cao hơn so với giống ớt chuông đỏ karnof, đem làm mức lợi nhuận cao hơn cho chủ trang trại.
Trong thời gian canh tác và chăm sóc, tình trạng cây bị bệnh, thiếu nước, ngập úng vào mùa lũ, … vẫn xuất hiện và làm ảnh hưởng đến năng suất của cây. Do đó, cần phải có các biện pháp để ứng phó với các rủi ro, sự cố nhằm đảm bảo năng suất yêu cầu.
4.3.2. Hiệu quả xã hội