Theo pháp luật Việt Nam, CTĐC được định nghĩa thống nhất theo Luật Chứng khoán (LCK) 201992 và là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp: (1) có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn93 nắm giữ; (2) đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng.94 Như vậy, trước hết, CTĐC cũng là công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh của pháp luật về doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa cổ đông và công ty, dù lớn hay nhỏ đều được hình thành trên cơ sở của lĩnh vực luật này. Ngoài ra, việc phát hành, mua bán, trao đổi chứng khoán, quản trị nội bộ của CTĐC, là các vấn đề liên quan mật thiết đến giao dịch thâu tóm, cũng tạo ra tác động đặc biệt đến nền kinh tế do quy mô lớn và độ phức tạp so với các công ty cổ phần thông thường. Vì thế, các vấn đề trên cũng được những nhà làm luật chú trọng và đặc biệt quy định chuyên biệt.
Do vậy, tương tự với pháp luật Hoa Kỳ, hai cấu thành quan trọng tạo nên hàng rào pháp lý bảo vệ CĐTS CTĐC tại Việt Nam cũng là pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về chứng khoán. Trong đó, các quy định tại Chương V Luật Doanh nghiệp (LDN) 202095 và Chương II, III LCK 2019 giữ vai trò trụ cột. Bên cạnh các vấn đề khác, LDN 2020 đặt ra những quy định nền tảng cho quyền cổ đông trong công ty cổ phần, việc ra quyết định trong công ty cũng như các hoạt động chuyển nhượng cổ phần, phát hành thêm cổ phần, sáp nhập công ty,…Những quy định về quyền cổ đông trong LCK 2019 cũng được phát triển dựa trên các quy định của pháp luật doanh nghiệp; ngoài ra, luật này còn nhấn mạnh đến yếu tố “bình đẳng” giữa các cổ đông với nhau và mối quan hệ giữa cổ đông lớn với các cổ đông nhỏ.96 Thêm vào đó, các quy định về phát hành chứng khoán, chào mua công khai, quản trị CTĐC tại LCK 2019 và Nghị định 155/2020/NĐ-CP (Nghị định 155)97 hướng dẫn LCK 2019 cũng góp phần làm rõ hơn trình tự, thủ tục của các hoạt động liên quan đến giao dịch thâu
92 Luật Chứng khoán (Luật số 54/2019/QH14) ngày 26/11/2019
93 Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty (khoản 18 Điều 4 LCK 2019
94 Khoản 1 Điều 32 LCK 2019
95 Luật Doanh nghiệp (Luật số 59/2020/QH14) ngày 17/6/2020
96 Tham khảo khoản 1 Điều 41 LCK 2019
97 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán
31
tóm CTĐC, từ đó cũng thể hiện phần nào quan điểm bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư thiểu số (các CĐTS).