Xuất phát từ những vướng mắc đã, đang và có thể xảy ra khi thực thi các quy định, sự khác biệt về truyền thống pháp luật, trình độ phát triển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, tác giả đưa ra các kiến nghị theo từng vấn đề như sau:
Liên quan đến quyền ưu tiên mua của cổ đông hiện hữu và việc CTĐC phát
hành chứng khoán riêng lẻ, tác giả đưa ra ba kiến nghị dựa trên các phân tích của
mình. Thứ nhất, pháp luật doanh nghiệp và pháp luật chứng khoán cần thể hiện rõ quyền ưu tiên mua của cổ đông hiện hữu không mất đi khi phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Từ đó, tỷ lệ bắt buộc phải ưu tiên cho cổ đông hiện hữu có thể được xác định dựa trên một quy tắc thống nhất để không ảnh hưởng quá lớn đến giá chứng khoán trên thị trường. Thứ hai, xuất phát từ trách nhiệm cẩn trọng, trung thành của HĐQT, tờ trình phương án phát hành cần được lập với sự tham vấn, kiểm tra trước với ban kiểm soát và một bên tư vấn chuyên nghiệp có thể đánh giá được tác động của phương án đến lợi ích của các cổ đông hiện hữu. Theo LDN 2020, ban kiểm soát có chức năng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh,164
tham dự, tham gia thảo luận tại các cuộc họp ĐHĐCĐ, HĐQT165 và sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện nhiệm vụ được giao.166
Do đó, tờ trình phương án phát hành phải có ý kiến của ban kiểm soát dựa trên các đánh giá từ các tư vấn độc lập của cơ quan này trong công ty; hạn chế trường hợp đến cuộc họp ĐHĐCĐ thì ban kiểm soát mới được tiếp cận, không đủ thời gian để thực hiện việc kiểm tra của mình. Thứ ba, trong trường hợp có biến động lớn trong giá chứng khoán từ phương án phát hành thiếu công bằng, CĐTS đã bỏ phiếu phản đối cũng có quyền yêu cầu tòa án xem xét trách nhiệm của những người quản lý trong việc lập phương án, tính độc lập của các cổ đông lớn đã thông qua phương án. Tuy nhiên, vấn đề này còn cần nhiều nghiên cứu hơn về ngưỡng biến động và phụ thuộc lớn vào sự thuận lợi để các cổ đông khởi kiện.
Liên quan đến quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần, pháp luật chứng khoán
163 Phan Trọng Tiên (2016), tlđd (15), tr. 49 -50
164 Khoản 2 Điều 170 LDN 2020
165 Khoản 9 Điều 170 LDN 2020
47
có thể bổ sung thêm các quy định để tối ưu quyền này cho CĐTS CTĐC hơn. Cụ thể, thời điểm xác định giá cổ phiếu của cổ đông là trước khi nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông được thông qua. Đồng thời, thời hạn để công ty tiến hành mua lại cũng sẽ được rút ngắn hơn 90 ngày. Điều này đảm bảo ý nghĩa vốn có của quyền yêu cầu mua lại này, thúc đẩy công ty giải quyết yêu cầu hiệu quả cũng như cân nhắc kỹ lưỡng, đưa ra giải trình phù hợp trước các thay đổi ảnh hưởng quyền cổ đông.
Liên quan đến vấn đề kiểm soát giao dịch với cổ đông kiểm soát, tác giả đưa ra
ba kiến nghị chính cho quy định mới của LDN 2020. Một là, giao dịch với cổ đông sở hữu từ trên 50% số phiếu biểu quyết của công ty đã phải thuộc diện kiểm soát đặc biệt theo luật, không chỉ với cổ đông sở hữu từ 51% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Hai là, về chủ thể trong giao dịch, pháp luật có thể tiếp cận với cái nhìn tổng thể hơn. Không chỉ các hợp đồng giao dịch với cổ đông kiểm soát hoặc người có liên quan của họ có giá trị từ 10% trở lên, mà nếu tổng giá trị các hợp đồng giữa công ty với cổ đông kiểm soát và các hợp đồng giữa công ty với người có liên quan của cổ đông kiểm soát trong vòng 12 tháng có giá trị từ 10% tổng tài sản công ty trở lên cũng thuộc diện được kiểm soát, kiểm tra. (tác giả thêm gạch chân để nhấn mạnh) Ba là, thay vì chỉ tập trung vào thủ tục thông qua nghị quyết ĐHĐCĐ, pháp luật nên nhấn mạnh thêm các tiêu chí cần thiết khi ĐHĐCĐ xem xét thông qua giao dịch nhằm đảm bảo tính công bằng về giá, công bằng về quá trình đàm phán, thực hiện giao dịch. Đây là cơ sở để các CĐTS có thể khởi kiện trách nhiệm của những bên liên quan khi giao dịch có dấu hiệu không công bằng được phát hiện sau khi thông qua, mặc dù vẫn đáp ứng đúng thủ tục luật định. Ngoài ra, nếu sử dụng cách tiếp cận theo nội dung này, các giao dịch loại khác (ngoài hợp đồng, giao dịch vay, bán tài sản) hoặc có giá trị bé hơn 10% tổng giá trị tài sản vẫn có thể được đưa ra tòa án xem xét dù không yêu cầu phải có chấp thuận của ĐHĐCĐ.
Liên quan đến việc cổ đông khởi kiện người quản lý nhân danh công ty, tác giả
tham khảo các quy định về kiện phái sinh tại Quy tắc Tố tụng Liên bang Hoa Kỳ và đưa ra năm kiến nghị. Thứ nhất, LDN nên tiếp cận theo hướng bất kỳ cổ đông nào có cơ sở cho rằng người quản lý công ty vi phạm như tại Điều 166 LDN 2020 mà gây tổn hại đến công ty đều có thể khởi kiện nhân danh công ty, nếu người này đã yêu cầu các chủ thể có quyền đại diện công ty thực hiện việc đó nhưng không được chấp nhận. Thứ hai, để tránh việc kiện tụng bừa bãi, tòa án có thể thiết lập cơ chế tiền thụ lý để đánh giá mức độ hợp lý, xác đáng của yêu cầu khởi kiện thông qua những tài liệu, chứng cứ ban đầu mà người khởi kiện cung cấp. Trong đó, người khởi kiện phải chứng minh được mình đã yêu cầu các chủ thể có thẩm quyền khởi kiện và nêu rõ lý
48
do bị từ chối. Ngoài ra, tòa án cũng cần xác định người khởi kiện đang khởi kiện vì quyền và lợi ích của công ty hay của chính mình. Thứ ba, chi phí của việc khởi kiện sẽ được công ty bồi hoàn cho cổ đông nếu đơn khởi kiện được thụ lý. Điều này sẽ là động lực lớn để các cổ đông theo đuổi vụ kiện vì quyền lợi của công ty. Thứ tư, LDN nên mở rộng các đối tượng có thể bị kiện, bổ sung thêm thành viên ban kiểm soát và những cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại điều lệ công ty để đồng bộ với khái niệm “người quản lý doanh nghiệp” được nêu tại khoản 24 Điều 4 LDN 2020. Bởi lẽ, hiện tại, trách nhiệm của người quản lý đã được ghi nhận chung cùng thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc, Giám đốc tại Điều 165 LDN 2020, còn ban kiểm soát có thể xem là ở thế “đối trọng” với HĐQT; tuy nhiên điều khoản về quyền khởi kiện của cổ đông lại chưa nhắc đến hai đối tượng này. Cuối cùng, như đã trình bày tại Mục 2.1.2.4, việc khởi kiện đòi hỏi cổ đông phải thu thập được đầy đủ thông tin cần thiết nhưng cơ chế nào để tòa án ra quyết định buộc công ty cung cấp thông tin tiền khởi kiện lại chưa được làm rõ trong pháp luật về tố tụng dân sự. Do đó, BLTTDS cũng nên bổ sung thêm một thủ tục đặc thù cho trường hợp này.
Đối với cơ chế kiện tập thể, tham khảo nghiên cứu của TS. Quách Thúy Quỳnh,167 tác giả kiến nghị pháp luật doanh nghiệp Việt Nam xây dựng cơ chế kiện tập thể theo hướng kiện đại diện - là hình thức cho phép một cá nhân hoặc một tổ chức khởi kiện thay mặt cho một nhóm nguyên đơn. Người đại diện trong vụ kiện này có thể không phải là người bị thiệt hại do vi phạm mà thường là tổ chức đại diện cho họ, ví dụ như tổ chức đại diện tập thể lao động bảo vệ cho tập thể người lao động, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam khởi kiện vụ án về hôn nhân – gia đình.168 Bởi lẽ, mặc dù LDN 2020 đã có nhiều điều chỉnh rất tích cực về điều kiện tối thiểu để khởi kiện, pháp luật không thể chỉ “chạy” theo các tỷ lệ được; khi thị trường xuất hiện càng nhiều CTĐC với quy mô lớn dần, việc khởi kiện của CĐTS lại ngày càng khó khăn, nhà làm luật lại phải loay hoay điều chỉnh túc số theo sự phát triển của thị trường. Do vậy, cơ chế kiện đại diện có thể là một giải pháp thay thế, và được trình bày một cách cơ bản như sau: Thứ nhất, CTĐC có số lượng cổ đông đạt một ngưỡng nhất định phải thành lập tổ chức đại diện tập thể CĐTS, hoặc UBCKNN thành lập tổ chức xã hội/hiệp hội bảo vệ cho CĐTS của tất cả CTĐC (sau đây gọi chung là Tổ chức Đại diện). Thứ hai, Tổ chức Đại diện có quyền khởi kiện người quản lý công ty hoặc thậm chí là cổ đông kiểm soát để bảo vệ lợi ích, yêu cầu bồi thường thiệt hại trực tiếp cho nhóm CĐTS theo các tiêu chí xác định. Phạm vi này được áp dụng để phân biệt với việc kiện phái sinh 167 Quách Thúy Quỳnh (2013), tlđd (157)
168 Điều 187 BLTTDS (Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước)
49
– cơ chế bảo vệ quyền, lợi ích của công ty, lợi ích của cổ đông chỉ là gián tiếp. Thứ ba, trường hợp CĐTS không muốn bản án, quyết định ràng buộc với mình, cổ đông có thể yêu cầu Tổ chức Đại diện loại trừ mình khỏi vụ kiện.
Đối với việc yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ, tương tự với quy định về việc
áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để cổ đông có thể tham dự và phát biểu ý kiến tại cuộc họp ĐHĐCĐ thông qua họp trực tuyến,169 pháp luật có thể bổ sung yêu cầu áp dụng công nghệ thông tin để CĐTS liên lạc, tập hợp ý kiến và thậm chí là đồng ký vào đơn yêu cầu theo hình thức điện tử. Hệ thống thông tin liên lạc này sẽ chịu sự quản lý của người phụ trách quản trị công ty.
Liên quan đến các quy định về chào mua công khai, tác giả đưa ra ba kiến nghị
nhỏ có thể khai thác được trong pháp luật Hoa Kỳ như sau: Thứ nhất, pháp luật chứng khoán có thể mở rộng quyền rút đăng ký bán của cổ đông bằng cách không quy định các trường hợp được quyền rút như hiện tại. Miễn là còn trong thời gian lời chào mua được mở, cổ đông có thể rút đăng ký bán của mình, đảm bảo trong mọi trường hợp, với sự cân nhắc thích hợp, cổ đông cũng có thể thay đổi quyết định đầu tư và “nhường chỗ” cho những cổ đông khác hứng thú với lời chào mua hơn. Thứ hai, pháp luật chứng khoán cần quy định rõ bên chào mua có thể thay đổi những nội dung nào trong thời gian chào mua (bên cạnh việc tăng giá hoặc rút hoàn toàn đề nghị chào mua) và trình tự thủ tục đối với các thay đổi đó nhằm cập nhật kịp thời cho các cổ đông trên thị trường. Cuối cùng, pháp luật chứng khoán có thể quy định cụ thể hơn về các phản ứng của CTĐC trước lời chào mua công khai, nhằm tránh thực hiện bừa bãi các biện pháp chống thâu tóm.
50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong Chương 2 tác giả đã triển khai hai nội dung chính: (1) quy định mới của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề nghiên cứu, (2) Việt Nam có thể học tập được gì từ các biện pháp bảo vệ CĐTS trong pháp luật Hoa Kỳ.
Ở phần đầu tiên, tác giả cố gắng đặt các biện pháp bảo vệ CĐTS của pháp luật Việt Nam trong tương quan với các biện pháp đã giới thiệu tại Chương 1 và chỉ ra những điểm giống và khác nhau cơ bản trong các biện pháp đó. Ba sự khác biệt lớn giữa hai nền pháp luật là: Thứ nhất, việc chào mua công khai khi bên thâu tóm mua một ngưỡng cổ phiếu nhất định là bắt buộc ở Việt Nam; thứ hai, Việt Nam vẫn ưu ái áp dụng quyền ưu tiên mua và quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần cho CĐTS CTĐC (so với công ty cổ phần thông thường) trong khi Hoa Kỳ thì không; và thứ ba, chế định kiện phái sinh chưa được phân định rõ ràng với việc cổ đông kiện trực tiếp vì quyền lợi của chính mình và Việt Nam vẫn chưa có cơ chế khiếu kiện tập thể đặc thù chính thức nào cho CĐTS.
Vì LDN 2020 và LCK 2019 chỉ mới ra đời cách đây không lâu, hiệu quả bảo vệ CĐTS của những luật này cần thời gian để kiểm chứng. Dựa vào những quy định của pháp luật Việt Nam và các nghiên cứu trong pháp luật Hoa Kỳ, tác giả đưa ra các kiến nghị cho từng biện pháp bảo vệ CĐTS CTĐC trong bối cảnh một cuộc thâu tóm. Trong đó, ba kiến nghị quan trọng là: Một, pháp luật cần chỉ rõ điểm giao thoa của quyền ưu tiên mua cho cổ đông hiện hữu (nhất là CĐTS) và việc phát hành chứng khoán riêng lẻ tại CTĐC trong thâu tóm; hai, cần nhìn nhận cơ chế kiện phái sinh theo đúng bản chất của nó (kiện nhân danh công ty) và tạo điều kiện cho mọi cổ đông có đủ cơ sở tiến hành khởi kiện người quản lý, cổ đông kiểm soát đối với những quyết định thiếu công bằng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích công ty và gián tiếp đến lợi ích CĐTS; và ba, việc kiểm soát giao dịch giữa công ty với cổ đông kiểm soát cần được mở rộng phạm vi hơn nữa và bổ sung các tiêu chí để xem xét, đánh giá tính hợp lý, công bằng từ các hợp đồng giao dịch, thay vì chỉ tập trung vào thủ tục chấp thuận của ĐHĐCĐ.
51
KẾT LUẬN
Xuất phát từ nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, Hoa Kỳ là một quốc gia có lịch sử lâu đời về các quy định, cơ chế, giải quyết tranh chấp liên quan đến CĐTS trong CTĐC, đặc biệt trong bối cảnh rất đặc thù của hoạt động thâu tóm. Trong khi đó, làn sóng thâu tóm doanh nghiệp chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam hơn 20 năm trở lại và việc bảo vệ CĐTS chưa được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Qua hai Chương của khóa luận này, tác giả đã tổng hợp và phân tích các quy định, cơ chế của pháp luật Hoa Kỳ và pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo vệ CĐTS trong thâu tóm CTĐC; từ đó, chắt lọc được những kinh nghiệm phù hợp để kiến nghị hoàn thiện pháp luật, chuẩn bị cho quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Trong đó, hai điểm đáng quan tâm nhất là (1) việc tạo môi trường tốt cho các CĐTS khởi kiện, buộc những người quản lý công ty và cổ đông kiểm soát chịu trách nhiệm đến cùng cho các quyết định, hành vi “chèn ép” của mình; và (2) việc kiểm soát, đánh giá các giao dịch giữa công ty với cổ đông kiểm soát cần quan tâm đến nội dung hơn là hình thức, thủ tục.
Với những gì đã trình bày, tác giả nhận thấy đề tài này đã có đóng góp nhất định, dù khiêm tốn, cho vấn đề bảo vệ CĐTS tại Việt Nam. Thứ nhất, đề tài giới thiệu góc nhìn của một quốc gia khác về bảo vệ CĐTS trong hoạt động thâu tóm doanh nghiệp; góp phần bổ sung nền tảng lý luận và gợi ra vài cách tiếp cận mới cho vấn đề này ở Việt Nam. Thứ hai, đề tài phần nào giúp nâng cao nhận thức của các chủ thể về trách nhiệm của người quản lý, cổ đông kiểm soát trong doanh nghiệp trước các CĐTS. Thứ ba, các kiến nghị của tác giả mang tính chất tham khảo và có thể đặt ra nhiều câu hỏi để tiếp tục thảo luận, hướng đến xây dựng môi trường pháp lý bảo vệ nhà đầu tư một cách thiết thực, hợp lý và hiệu quả hơn.
52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
Việt Nam
1. Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015