Các biện pháp bảo vệ theo pháp luật doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số trong thâu tóm công ty đại chúng – quy định của pháp luật hoa kỳ và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 36 - 40)

2.1.2.1 Chống pha loãng cổ phần bằng quyền ưu tiên mua

Kế thừa từ các LDN trước của Việt Nam, LDN 201498 tiếp tục quy định về quyền ưu tiên mua cổ phần mới cho các cổ đông phổ thông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông trong công ty.99 Chỉ khi cổ đông hiện hữu (hoặc người nhận chuyển quyền ưu tiên mua) không mua hết, số cổ phần còn lại mới được bán cho người khác với điều kiện không thuận lợi hơn so với điều kiện chào bán cho các cổ đông, trừ khi Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) có chấp thuận khác.100 Quyền này vừa cho phép công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ trong quá trình hoạt động, vừa bảo vệ lợi ích của các cổ đông hiện hữu, duy trì tỷ lệ cổ phần hiện tại của họ trong công ty mà không phải bán quá nhiều cho một bên thâu tóm. Quan trọng hơn hết, quyền ưu tiên mua phải được phân bổ đều trên cơ sở tỷ lệ cổ phần hiện tại cho tất cả cổ đông, không phân biệt lớn hay nhỏ. Nhờ đó, các CĐTS, vốn đã ở thế yếu trong việc kiểm soát công ty, có thể chủ động tránh trở nên yếu thế hơn bằng cách tiến hành góp vốn thêm.

Khác với pháp luật doanh nghiệp bang Delaware – Hoa Kỳ, đây là một quyền luật định được quy định “cứng” trong LDN 2020 và đương nhiên áp dụng đối với các công ty cổ phần (không phải CTĐC) thành lập theo pháp luật Việt Nam mà không cho phép điều lệ công ty được loại trừ. Việc thông qua quyết định ĐHĐCĐ trong các trường hợp này sẽ được trình bày cụ thể tại Mục 2.1.3.1.

2.1.2.2 Quyền đối với cổ đông không tán thành quyết định Đại hội đồng cổ đông

Đối với các giao dịch thâu tóm có bao gồm sáp nhập công ty và/hoặc các thay đổi đáng kể khác về quyền cổ đông, trong khi pháp luật doanh nghiệp tại Hoa Kỳ cho phép nhóm cổ đông không đồng tình với quyết định tạo nên sự thay đổi của ĐHĐCĐ yêu cầu xác định “giá trị hợp lý” cổ phiếu mà họ đang nắm giữ,101 LDN 2020 lại chọn cách tiếp cận tương đối khác. Theo đó, bên cạnh chủ động thoái vốn bằng cách chuyển nhượng cổ phần của mình trên thị trường chứng khoán, cổ đông còn được yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình nếu đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về (1) việc tổ chức lại công ty (bao gồm việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp) và (2) việc thay đổi quyền, nghĩa vụ cổ đông trong điều lệ công ty.102 Giá mua lại theo quy định của luật là giá thị trường hoặc giá được tính 98 Luật Doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13) ngày 26/11/2014

99 Điểm c khoản 1 Điều 115 LDN 2020

100 Điểm c khoản 2 Điều 125 LDN 2020

101 Xem thêm tại Mục 1.3.1.2

32

theo nguyên tắc ghi nhận tại điều lệ hoặc giá do một tổ chức thẩm định giá đề xuất mà cổ đông yêu cầu mua lại lựa chọn.103

Như vậy, quyền yêu cầu này cũng tương đồng với quyền yêu cầu định giá trong pháp luật doanh nghiệp Hoa Kỳ ở ba điểm chính. Thứ nhất, cả hai cùng thuộc nhóm hậu quyền, cho phép cổ đông không tán thành với giao dịch thâu tóm dẫn đến thay đổi quyền, nghĩa vụ cổ đông, dẫn đến tổ chức lại doanh nghiệp (thường là nhóm CĐTS) được thoái vốn khỏi công ty. Thứ hai, việc “rút lui” này được đảm bảo hợp lý về giá cả, hướng đến bảo vệ lợi ích kinh tế vốn có của cổ đông khi sở hữu cổ phần trước khi có sự thay đổi. Thứ ba, các quyền này được trao cho bất kỳ cổ đông nào không tán thành thông qua quyết định/nghị quyết ĐHĐCĐ mà không bị hạn chế bởi tỷ lệ cổ phần tối thiểu. Do vậy, so sánh với các quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc hoặc quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ trong LDN 2020, về mặt thủ tục, quyền này hỗ trợ tốt hơn cho CĐTS CTĐC. Bởi lẽ, chỉ có nhóm cổ đông sở hữu từ 1% hoặc từ 5% cổ phần phổ thông mới có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ.104

Tuy vậy, quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần trong LDN 2020 và quyền yêu cầu định giá trong pháp luật Hoa Kỳ cũng có những khác biệt đáng kể. Chẳng hạn, về mặt phạm vi áp dụng, một vài bang tại Hoa Kỳ có xu hướng hạn chế trao quyền này cho cổ đông CTĐC, trong khi pháp luật Việt Nam lại không có hạn chế đó mà thậm chí còn phần nào tạo điều kiện để thực hiện quyền này.105 Thứ hai, xét về giá cả, “giá trị hợp lý” trong pháp luật Hoa Kỳ được tính toán tương đối phức tạp hơn so với cách xác định tại LDN 2020. Nếu so sánh với “giá thị trường” (một trong ba loại giá mà LDN Việt Nam cho phép), có nghiên cứu cho rằng giá trị hợp lý trong pháp luật Hoa Kỳ có phần nhỉnh hơn vì đã loại bỏ được “chiết khấu thiểu số”106 cho cổ đông.107 Thứ ba, quyền yêu cầu mua lại ở Việt Nam tạo điều kiện giải quyết xung đột theo hướng thỏa thuận giữa công ty và cổ đông, trong khi quyền yêu cầu định giá là một thủ tục có sự tham gia của tòa án. Do vậy, trên lý thuyết, việc yêu cầu mua lại đơn giản hơn về trình tự thực hiện và nhờ đó tiết kiệm hơn cho cổ đông, nhưng khả năng ràng buộc công ty mua lại với giá tốt có thể cao hơn với sự tham gia của tòa án. Thế nhưng, việc yêu cầu mua lại có thể lại phù hợp hơn với văn hóa và tâm lý ngại kiện tụng - “vô phúc đáo tụng đình” của người Việt.

103 Khoản 2 Điều 132 LDN 2020

104 Khoản 1 Điều 166 và Điều 151 LDN 2020

105 Theo LCK 2019, CTĐC khi mua lại cổ phiếu của chính mình phải đáp ứng những điều kiện tại Điều 36, tuy nhiên, việc mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông thì không cần phải thỏa mãn các điều kiện này.

106 Xem thêm tại Mục 1.2.2.1

33

2.1.2.3 Kiểm soát giao dịch với cổ đông kiểm soát

Khác với pháp luật doanh nghiệp tại Hoa Kỳ với bề dày thông luật liên quan đến trách nhiệm của cổ đông kiểm soát với công ty và các cổ đông khác, pháp luật Việt Nam vẫn chưa ghi nhận bổn phận của cổ đông kiểm soát trong việc chuyển nhượng cổ phần của mình cho một bên thâu tóm. Tuy vậy, LDN 2020 cũng có những điều khoản giúp giảm thiểu khả năng bên thâu tóm, sau khi đã đạt được tỉ lệ cổ phần kiểm soát, lợi dụng vị thế để thực hiện các giao dịch tư lợi, “bòn rút” tài sản công ty và nguồn lực từ các CĐTS.

Cụ thể, các hợp đồng, giao dịch vay, cho vay hay bán tài sản có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của công ty ghi trong báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty và cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên (hoặc người có liên quan của cổ đông đó) phải được ĐHĐCĐ chấp thuận. Đặc biệt, cổ đông có lợi ích liên quan đến hợp đồng, giao dịch này không có quyền biểu quyết; và tỷ lệ tán thành phải đạt 65% số phiếu dự họp (trường hợp tổ chức họp ĐHĐCĐ) hoặc 50% tổng số phiếu có quyền biểu quyết còn lại (trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản) thì giao dịch mới được thông qua.108 Đây là một quy định mới so với LDN 2014,109 được Nghị định 155 kế thừa,110 và đặt ra một hạn chế không hề nhỏ đối với cổ đông kiểm soát. Nhờ vậy, trong trường hợp này, CĐTS có quyền tham gia vào quyết định chung mà không bị lấn át bởi số phiếu của bên thâu tóm thành công.

2.1.2.4 Quyền khởi kiện, yêu cầu tòa án, trọng tài bảo vệ của cổ đông thiểu số

Trong trường hợp CĐTS bị xâm phạm quyền bởi người quản lý hoặc bị chèn ép bởi cổ đông kiểm soát, mâu thuẫn phát sinh giữa CĐTS và các đối tượng vừa nêu có thể được xem là một loại mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ công ty. Tranh chấp loại này có thể phát sinh giữa (1) các cổ đông công ty, (2) giữa cổ đông với công ty và (3) giữa công ty/cổ đông với người quản lý.111 Trong đó, LDN 2020 đề cập đến hai thủ tục (1) khởi kiện người quản lý112 và (2) yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ113 của cổ đông; đây đều là các quyền mang tính khắc phục khi có hành vi vi phạm pháp luật, điều lệ công ty hoặc vi phạm trách nhiệm của người quản lý, cơ quan ra quyết định của công ty. Tranh chấp giữa các cổ đông, giữa cổ đông với công ty không được đề cập cụ thể trong LDN nhưng được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng dân sự 108 Khoản 3, 4 Điều 167 LDN 2020

109 Tham khảo tại Điều 162 LDN 2014

110 Điểm c khoản 4 Điều 293 Nghị định 155

111 Lê Thị Hiền (2010), Tranh chấp nội bộ công ty theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 24-25

112 Người quản lý trong trường hợp này chỉ bao gồm thành viên HĐQT, giám đốc, tổng giám đốc (Điều 166 LDN 2020).

113 Theo pháp luật tố tụng dân sự, yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ là một việc dân sự chứ không phải một tranh chấp. Tuy nhiên, trong vấn đề yêu cầu tòa án, trọng tài bảo vệ quyền CĐTS, tác giả tạm thời xếp chung thủ tục này với các loại tranh chấp.

34

(BLTTDS)114 là một loại tranh chấp kinh doanh thương mại cùng nhóm với tranh chấp giữa công ty với người quản lý.115 Vì các hành vi xâm phạm quyền CĐTS trong thâu tóm trên thực tế tương đối phức tạp, có sự đan xen giữa hành vi, quyết định của nhiều chủ thể khác nhau, trong phạm vi của khóa luận này, tác giả sẽ không xác định đâu là cách thức khởi kiện phù hợp để bảo vệ CĐTS trong một cuộc thâu tóm. Thay vào đó, tác giả chỉ điểm qua các điều kiện để tiến hành các thủ tục và cơ chế bảo vệ CĐTS trong các hình thức đó.

Trước hết, đối với các tranh chấp giữa các cổ đông với nhau, giữa cổ đông với công ty, pháp luật hầu như không đặt ra yêu cầu đặc thù nào đối với đối tượng được khởi kiện, mà người khởi kiện chỉ cần đáp ứng các điều kiện theo pháp luật tố tụng dân sự. Có lẽ điều kiện đặc biệt duy nhất là người khởi kiện phải là cổ đông của công ty hoặc từng là cổ đông. Chẳng hạn, trong tranh chấp về thanh toán cổ tức giữa ông Trần Thanh T và Công ty Cổ phần Tập đoàn F,116 tại thời điểm tranh chấp, ông T vẫn là cổ đông của Công ty F. Trong tranh chấp giữa ông Nguyễn Ngọc N và Công ty LT,117 ông N tuy không còn là cổ đông Công ty LT nhưng vẫn có thể yêu cầu thanh toán phần cổ tức 232 triệu đồng khi ông còn là cổ đông công ty.

Đối với hai thủ tục trong LDN 2020, hai quyền này thoạt nghe có thể khá giống nhau nhưng thật chất là hai thủ tục tố tụng khác nhau, tác động đến các đối tượng khác nhau và cũng dành cho hai nhóm CĐTS khác nhau. Quyền khởi kiện người quản lý có thể được thực hiện bởi cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần phổ thông, trong khi quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ chỉ có thể được thực hiện bởi cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần phổ thông. So với LDN 2014, CĐTS đã có thể dễ dàng thực hiện quyền này hơn khi điều kiện về thời gian sở hữu cổ phần tối thiểu (06 tháng) đã được loại bỏ, tỷ lệ sở hữu cần thiết để yêu cầu hủy nghị quyết ĐHĐCĐ cũng giảm từ 10% còn 5%.118

Bên cạnh các đặc điểm về chủ thể nêu trên, quyền khởi kiện người quản lý tác động trực tiếp đến các thành viên HĐQT, giám đốc, tổng Giám đốc công ty khi họ vi phạm các trách nhiệm theo quy định pháp luật, điều lệ công ty, nghị quyết/quyết định của HĐQT cũng như lạm dụng vị trí để tư lợi. Về tư cách khởi kiện, CĐTS có thể khởi kiện với tư cách của chính mình hoặc nhân danh công ty. Việc được khởi kiện nhân danh công ty là một điểm khá tương đồng với hình thức khởi kiện phái sinh trong pháp luật Hoa Kỳ. LDN 2020 còn có hai quy định mang tính hỗ trợ cho CĐTS

114 Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015

115 Khoản 4 Điều 30 BLTTDS

116 Bản án số 71/2020/KDTM-PT ngày 25/9/2020 của Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh về Tranh chấp giữa công ty với thành viên của công ty

117 Bản án số 10/2019/KDTM-PT ngày 13/8/2019 của Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk về Tranh chấp cổ tức

35

khi thực hiện các quyền này là (1) hỗ trợ về mặt chi phí và (2) hỗ trợ về xem xét, tra cứu, trích lục thông tin. Cụ thể, chi phí khởi kiện trong trường hợp (nhóm) cổ đông khởi kiện nhân danh công ty sẽ được tính vào chi phí của công ty, trừ khi bị bác yêu cầu khởi kiện. Quyền xem xét, tra cứu, trích lục thông tin vốn dĩ chỉ thuộc về (nhóm) cổ đông sở hữu từ 5% cổ phần phổ thông trở lên thì nay nhờ có sự can thiệp của tòa án, trọng tài, CĐTS có tỷ lệ sở hữu thấp hơn cũng có thể thực hiện được.119

Mặc dù có nhiều thuận lợi hơn cho CĐTS, trong bối cảnh giao dịch thâu tóm vốn dĩ liên quan nhiều đến các quyết định của ĐHĐCĐ hơn, quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ dường như lại có tác động quan trọng hơn. Bởi lẽ, quyền này có thể tác động đến quyết định do các cổ đông lớn, cổ đông kiểm soát lợi dụng số phiếu của mình hoặc bằng các hành vi bất chính để thông qua. Theo đó, (nhóm) cổ đông đủ điều kiện có thể yêu cầu tòa án hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết ĐHĐCĐ trong thời hạn 90 ngày kể từ khi nhận được nghị quyết (hoặc các tài liệu liên quan khác) nếu (1) có sự vi phạm nghiêm trọng về thủ tục, trình tự cuộc họp hoặc (2) có sự vi phạm về nội dung so với pháp luật và điều lệ công ty.120 Ưu thế của CĐTS khi thực hiện quyền này là CTĐC vốn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về công bố thông tin, do đó các cổ đông có thể tiếp cận những tài liệu như biên bản họp nhanh hơn thông qua các cơ chế giám sát hành chính. Quyền này cho phép CĐTS tác động đến quyết định chung ngay cả khi bị cản trở tham dự hoặc không thể tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số trong thâu tóm công ty đại chúng – quy định của pháp luật hoa kỳ và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)