1.1.6.1. Công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định pháp luật.
Thông tin trên TTCK là cơ sở để các nhà đầu tư phân tích, đánh giá, xác định giá cả mua vào, bán ra, do đó có thể nói thông tin chính là thước đo phản ánh giá trị của một doanh nghiệp, đảm bảo hình thành giá cổ phiếu. Các thông tin được công bố từ CTĐC là căn cứ đầu tiên của hành vi mua bán chứng khoán đối với nhà đầu tư trên thị trường. Mặt khác, đối với những loại thông tin đồn thổi, không chính thống sẽ có mức độ chính xác, độ tin cậy thấp nhất. Những nhà đầu tư khi mua bán chứng khoán theo tin đồn sẽ gánh chịu nhiều thiệt hại, rủi ro cao hơn do mức độ tin cậy thấp của thông tin đó. Có thể nói CTĐC có nghĩa vụ cung cấp tất cả các thông tin được xem là có thể ảnh hưởng đến nhận định, đánh giá của nhà đầu tư đối với giá trị và triển vọng của công ty.
Do đó, đối với hoạt động CBTT của CTĐC nguyên tắc cơ bản đầu tiên chính là nguyên tắc yêu cầu về tính đầy đủ, chính xác, phải tôn trọng tính trung thực vốn có của thông tin, không được xuyên tạc hoặc thay đổi thông tin nhằm công bố các thông tin sai lệch hoặc có những hành vi cố ý gây hiểu nhầm thông tin, không được CBTT nửa vời, lập lờ. Một số thông tin quan trọng cung cấp định kỳ dưới dạng tài liệu phải được kiểm
23
tra kỹ để đảm bảo tính chính xác, điển hình là BCTC, thông qua cơ chế kiểm toán độc lập. Đồng thời, với những thông tin không thể dự liệu trước, xảy ra một cách bất thường và có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên TTCK thì CTĐC phải CBTT bất thường và theo yêu cầu của cơ quan quản lý (UBCKNN, SGDCK).
Không chỉ phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, thông tin được công bố còn phải kịp thời, liên tục. Với các thông tin công bố kịp thời và thường xuyên liên tục sẽ giúp giá trị của cổ phiếu được xác định với độ sai lệch thấp. Việc CBTT kịp thời sẽ giúp tránh hiểu lầm cho nhà đầu tư. Nếu các thông tin không được công bố kịp thời, thị trường sẽ bị ảnh hưởng bởi tin đồn và điều này sẽ làm sai lệch giá cổ phiếu và gây ra những thiệt hại không thể lường được đối với nhà đầu tư. Ngoài ra, việc CBTT ngay lập tức nhằm giảm bớt các vi phạm về giao dịch nội gián có thể xảy ra. Với ý nghĩa đó, việc CBTT đúng thời hạn đóng vai trò quan trọng, thể hiện sự khách quan trọng CBTT. “Hệ thống
CBTT sẽ giúp cho các tổ chức niêm yết nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi thông
tin kịp thời của hệ thống CBTT”.25 Theo quy định, thông tin phải được công bố một cách
liên tục, không ngừng, bao hàm cả những thông tin bất thường và định kỳ liên quan đến CTĐC như các BCTC bán niên hoặc năm, kèm với các báo cáo về các cuộc họp của HĐQT hoặc quy định về CBTT bất thường trong vòng 24 giờ. Đồng thời, quy tắc này còn có nghĩa là một số thông tin có thể được công bố chậm hoặc không công bố khi pháp luật quy định cho phép. Chẳng hạn, đó là các thông tin theo quy định là thông tin mật, có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.26
Hiện nay, xu hướng CBTT qua website thể hiện tính ưu việt và được các cơ quan quản lý nhà nước như UBCKNN, SGDCK và các CTĐC ưu tiên sử dụng so với các phương tiện CBTT khác vì đảm bảo tốt nhất về tính kịp thời, nhanh chóng, liên tục, phù hợp với thông lệ tại các TTCK phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Australia,…
1.1.6.2. Đối tượng công bố thông phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin công bố.
Trách nhiệm của đối tượng CBTT được hiểu là việc tuân thủ nghĩa vụ của CTĐC đảm bảo tôn trọng các nguyên tắc, quy định pháp luật về CBTT trên TTCK và phải chịu
25 Trần Quốc Tuấn (2001), Một số giải pháp cơ bản để nâng cao hoạt động CBTT trên TTCK Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Hồ Chí Minh, tr. 27
24
hậu quả bất lợi, những chế tài do Nhà nước áp dụng nếu vi phạm. Trên thực tế CTĐC không thể tự mình tiến hành việc CBTT, mà thực hiện bởi các cá nhân được ủy quyền vì thế trách nhiệm CBTT của CTĐC phải được gắn liền với cá nhân trực tiếp thực hiện CBTT cũng như thành viên HĐQT công ty và Ban Giám đốc. Do đó, các thành viên này cũng chịu trách nhiệm trong việc CBTT minh bạch, chính xác, kịp thời trên thị trường đồng thời có thể phải cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các thông tin được công bố liên quan đến CTĐC, bao gồm: (i) đảm bảo hình thức và nội dung CBTT của công ty cũng như tính minh bạch của những thông tin này; (ii) chịu trách nhiệm về các báo cáo được công bố cho tất cả các cổ đông và những người có quyền lợi liên quan đến công ty. Các báo cáo đó bao gồm: BCTN cũng như các BCTC đi kèm; (iii) theo dõi để các thông tin công bố ra công chúng được lập và trình bày theo những chuẩn mực chuyên môn cao nhất và đảm bảo các BCTC được kiểm toán tốt nhất; (iv) đảm bảo tính kịp thời của CBTT, đồng thời đảm bảo tính hữu ích, đơn giản và thuận lợi khi tiếp cận các thông tin này.27 Vì vậy, các CTĐC cần có sự thiết lập một bộ máy CBTT chuyên trách, với mục đích xây dựng và thực thi các quy định về CBTT, bổ nhiệm cán bộ chuyên trách để thực hiện các vấn đề về CBTT.
Nguyên tắc này được pháp luật ghi nhận rằng: “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động chứng khoán và TTCK thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”.28 Hiện nay, trách nhiệm của các đối tượng CBTT đối với thông tin được công bố trên TTCK được ghi nhận tại Nghị định 156/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Việc đặt ra nguyên tắc này với cơ chế xử lý góp phần giảm tình trạng yếu kém, đảm bảo tính chính thống của các nguồn thông tin từ phía CTĐC, thúc đẩy sự cải thiện trong hệ thống CBTT của CTĐC và nâng cao trách nhiệm của CTĐC, tạo thuận lợi trong việc giám sát từ UBCKNN và SGDCK.
1.1.6.3. Đối tượng công bố thông tin phải đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và tổ chức nơi chứng khoán đó niêm yết, đăng ký giao dịch về nội dung thông tin công bố.
27 Tạ Thanh Bình, tlđd (10), tr.5
25
Nguyên tắc này xuất phát từ cơ chế quản lý của nhà nước đối với hoạt động CBTT. Tùy theo mức độ phát triển của thị trường, đặc thù của hệ thống pháp luật mà mỗi quốc gia có mô hình quản lý và mức độ tác động của nhà nước đối với các quan hệ phát sinh trên TTCK có thể khác nhau. Tại Trung Quốc, Ba Lan, Hungary… cơ quan quản lý nhà nước về TTCK là cơ quan thuộc Chính phủ, nhưng ở một số nước khác, cơ quan quản lý này có vị thế độc lập gồm thành viên là đại diện có thẩm quyền của các bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng trung ương và các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, chứng khoán. Tuy nhiên, các thành viên vẫn phải do Chính phủ bổ nhiệm với nhiệm kỳ cụ thể.29
Ở Việt Nam, thẩm quyền quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK thuộc về UBCKNN. Nội dung quản lý nhà nước của UBCKNN được quy định tại Điều 9 LCK 2019. Với địa vị pháp lý là cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Tài chính, UBCKNN có quyền: “e) Quản lý, giám sát hoạt động liên quan đến chứng khoán và TTCK của các tổ chức, cá nhân; g) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK; k) Thực hiện thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và TTCK; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK; m) Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản khác thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;”
Ngoài chức năng ban hành các văn bản hướng dẫn, UBCKNN còn có chức năng tham mưu soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK nói chung và về hoạt động CBTT nói riêng. Do đó, việc các CTĐC báo cáo cho UBCKNN để UBCKNN có cơ sở, thông tin quan trọng để thực hiện chức năng của mình một cách tốt nhất. Ngoài UBCKNN, CTĐC còn phải báo cáo với tổ chức nơi chứng khoán đó niêm yết hoặc đăng ký giao dịch về nội dung thông tin công bố. Bởi để thực hiện các quyền và nghĩa vụ được ghi nhận tại Điều 46 LCK 2019, SGDCK cần có các thông tin về nội dung công bố để có thể giám sát hoạt động, đảm bảo thị trường diễn ra một cách minh bạch, công khai. Đây là yêu cầu trên của nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự giám sát, quản lý kịp thời từ UBCKNN, các SGDCK đối với hoạt động CBTT của CTĐC, nhất là
29 Lê Vũ Nam (2010), Quản lý Nhà nước về chào bán chứng khoán ra công chúng: Nhìn từ góc độ bảo vệ nhà đầu tư, Kỷ yếu Hội thảo Pháp luật bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán - Thực tiễn và các giải pháp hoàn thiện, Đại học Luật TPHCM, tr. 1
26
trong tình hình hiện nay, khi các doanh nghiệp luôn tìm cách trì hoãn nghĩa vụ CBTT của mình.
1.1.6.4. Việc CBTT của tổ chức phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền CBTT thực hiện.
Nguyên tắc về người CBTT tồn tại xuyên suốt quá trình phát triển của pháp luật về hoạt động CBTT. Pháp luật trước đây cho phép người CBTT có thể chỉ là nhân viên của CTĐC có chứng khoán niêm yết được giao nhiệm vụ phụ trách mảng công việc này30
mà không đòi hỏi người đó phải là nhân sự lãnh đạo của doanh nghiệp. Đến thời điểm hiện nay, theo quy định tại Thông tư 96/2020/TT-BTC, để đảm bảo sự chặt chẽ và thống nhất với các quy định liên quan tại Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Doanh nghiệp 2020, yêu cầu việc CBTT sẽ do người đại diện theo pháp luật của CTĐC hoặc người được ủy quyền CBTT thực hiện. Hiểu cách chung nhất, nguyên tắc đòi hỏi doanh nghiệp phải ấn định người thay mặt hay đại diện cho doanh nghiệp thực hiện việc CBTT ra công chúng. Việc ấn định này phải công khai, minh bạch cho nhà đầu tư và các cơ quan quản lý được biết. Những thông tin do người CBTT cung cấp ra thị trường được xem là thông tin chính thức từ phía doanh nghiệp. Ngoài ra người phụ trách quản trị công ty có nghĩa vụ giám sát, báo cáo HĐQT về hoạt động CBTT của công ty, người trực tiếp rà soát các tài liệu, thông tin của công ty trước khi công bố trên TTCK.31 Như vậy, có thể thấy rằng nếu xảy ra những vi phạm theo các quy định pháp luật hiện hành, thì người thực hiện CBTT và người phụ trách quản trị công ty của CTĐC sẽ liên đới chịu trách nhiệm cùng với người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền CBTT (nếu có) đối với thông tin được công bố.
1.1.6.5. Đối tượng CBTT có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ thông tin đã công bố, báo cáo theo quy định của pháp luật.
Việc bảo quản, lưu trữ tài liệu phải đảm bảo an toàn, đầy đủ, bảo mật. Việc quy định thời hạn tối thiểu 5 năm để đảm bảo các nhà đầu tư, cơ quan kiểm tra có thể truy cập, tìm hiểu lại những thông tin trong quá khứ. Từ đó, nhà đầu tư có những sự nghiên cứu, phân tích kỹ thuật, so sánh, đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty từ đó đưa ra các quyết định đầu tư; cơ quan kiểm tra có thể phát hiện những vi phạm nếu có. Bên
30 Khoản 2 Điều 31 Chương 4 Quyết định 79/2000/QĐ-UBCK ngày 29/12/2000 của UBCKNN về việc ban hành Quy chế thành viên, niêm yết, CBTT và giao dịch chứng khoán có quy định: “Việc CBTT của tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ do nhân viên CBTT thực hiện”
27
cạnh đó, khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, CTĐC có thể cung cấp thông tin phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, giám sát. Khoản 5 Điều 4 Thông tư số 96/2020/TT- BTC quy định rõ:“a) Các thông tin công bố định kỳ, thông tin về việc đăng ký CTĐC phải được lưu giữ dưới dạng văn bản (nếu có) và dữ liệu điện tử tối thiểu 10 năm. Các thông tin này phải được lưu giữ và truy cập được trên trang thông tin điện tử của đối tượng CBTT tối thiểu là 05 năm; b) Các thông tin công bố bất thường, theo yêu cầu hoặc các hoạt động khác phải được lưu giữ và truy cập được trên trang thông tin điện tử của đối tượng CBTT tối thiểu là 05 năm”.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.
Nghĩa vụ công bố thông tin có vai trò quan trọng trong việc giúp TTCK vận hành một cách lành mạnh và minh bạch, thị trường càng phát triển thì yêu cầu về tính công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời về thông tin càng được nâng cao và chú trọng nhiều hơn, góp phần hạn chế các giao dịch nội gián, các hành vi trục lợi bất chính. Từ đó, đảm bảo sự công bằng cho các nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư có quyết định đầu tư chính xác. Ngược lại, khi nghĩa vụ CBTT không được đảm bảo, các thông tin sai lệch trên TTCK sẽ gây nên những biến động lớn trong hoạt động của thị trường, cũng như sự hoang mang trong tâm lý của các nhà đầu tư, dẫn đến thị trường có những đột biến, tạo nên những sự khủng hoảng đối với thị trường tài chính quốc gia và sẽ tác động xấu đến nền kinh tế. Đặc biệt là đối với nghĩa vụ CBTT của CTĐC, chủ thể có việc trò quan trọng cùng cấp hàng hoá trên TTCK, luôn được các nhà đầu tư quan tâm và chiếm phần lớn dung lượng thông tin trên thị trường. Ở chương 1, tác giả đã phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận chung về nghĩa vụ CBTT của CTĐC như: khái niệm, đặc điểm của nghĩa vụ CBTT của CTĐC; các học thuyết nền tảng của hoạt động CBTT; sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với nghĩa vụ CBTT của CTĐC lẫn nguyên tắc CBTT của CTĐC. Nhằm khẳng định được sự cần thiết, vai trò của nghĩa vụ CBTT của CTĐC trên TTCK.
Từ đó, thấy rằng muốn phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh và bền vững thì một trong những vấn đề cần quan tâm là chính là hệ thống các quy phạm pháp luật về nghĩa vụ CBTT của CTĐC, một hệ thống mà ở đó sẽ ra khung pháp lý tạo ra sự minh bạch, đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông tin, các cổ đông và nhà đầu tư có quyết định đúng đắn khi thực hiện việc đầu tư và nắm giữ cổ phiếu của công ty. Chính vì thế, tiếp nối chương 1 ở Chương 2 tác giả sẽ đi vào phân tích các quy định pháp luật thực định về nghĩa vụ CBTT của CTĐC tại TTCK Việt Nam.
28
2.CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CÔNG BỐ
THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG. 2.1. Chủ thể thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng. 2.1.1.Công ty đại chúng