trên thị trường trong điều kiện phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, hệ thống đăng ký đất đai tiếp tục có sự thay đổi cả về cơ quan quản lý lẫn thủ tục đăng ký.
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây cơ cấu kinh tế nước ta đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, kéo theo nó là sự chuyển đổi được sử dụng các nguồn lực lao động, công nghệ, đất đai, tài nguyên khác.... và tác động đến môi trường điều này đặt ra nhu cầu đất đai và tài nguyên cần được thống nhất quản lý một lần nữa ngành địa chính và hệ thống đăng ký đất đai được tổ chức với sự ra đời của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đặc biệt, hoạt động đăng ký đất đai được Luật Đất đai 2003 quy định thống nhất tiến hành tại một cơ quan được thành lập mới là văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu chung cấp cho mọi loại đất và tài sản gắn liền trên đất.
Nhằm thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được các cấp các ngành quan tâm coi đây là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Điển hình, từ khi thực hiện Chỉ thị 18/1999/Ct-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/07/1999 về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, nông nghiệp và đất ở nông thôn vào năm 2000 và Quyết định 32/2001/QĐ-TTg về việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục giao đất và cấp theo cơ chế “một cửa”. Chỉ thị 31/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được nhà nước giao đất cho đất thuê đất và tiến hành thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã góp phần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân.
2.2.2.6. Công tác thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm, giải quyết các khiếu nại tranh chấp về đất đất
Trong việc phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của chính quyền các cấp cũng được quy định tại các Điều 135, 136, 137, 138 và Điều 160, 163, 164 Nghị định 181/2004 - CP. Đặc biệt, Điều 63, 64, 65 Nghị định 84/CP của Chính phủ đã quy định cụ thể về quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải được công bố công khai và gửi cho người khiếu nại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, còn nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì người khiếu nại có thể kiện ra toà án nhân dân (Khoản 2, khoản 3 Điều 64). Tuy nhiên, nhiều nơi cán bộ có thẩm quyền cố tình hiểu sai để đùn đẩy trách nhiệm khi vụ việc
liên quan đến trách nhiệm hành chính khi ra quyết định giải quyết gây thiệt hại tới lợi ích của người đi khiếu nại, khiếu kiện.
Lí do trên xuất phát từ chỗ: Các quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết mới chỉ dừng ở những nguyên tắc, mà chưa có những quy định cụ thể, thống nhất với những quy định của các ngành luật khác như Luật đất đai, Luật Thuế, Luật Lao động, Luật Doanh nghiệp... Việc quy định thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền của cấp dưới khi để quá thời hạn cũng không có quy chế về chế tài đối với những trường hợp “không giải quyết” để trốn tránh trách nhiệm đã dẫn tới tình trạng giải quyết khiếu kiện chậm lại, quyền lợi của người dân không được đáp ứng. Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi năm 2005 quy định: Người khiếu nại phải gặp gỡ và đối thoại trực tiếp với người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại và tìm hướng giải quyết (Điều 37). Và như vậy, để thực hiện điều này lại phụ thuộc vào người ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và theo một quy trình khép kín. Vì vậy, cơ chế giải quyết kiểu này thường thiếu khách quan, nhiều trường hợp mang tính áp đặt, làm cho người khiếu nại bất bình, khiếu kiện kéo dài.
Công tác thanh tra kiểm tra việc chấp hành các văn bản pháp luật về sử dụng của các đối tượng sử dụng giúp cho việc sử dụng đất theo đúng pháp luật và có hiệu quả, tăng cường pháp chế góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của nhà nước và lợi ích hợp pháp của các đối tượng sử dụng đất. Có thể nói, các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình, cá nhân đều có mối quan hệ với nhau thông qua việc sử dụng đất, các mối quan hệ này rất phức tạp đa dạng, đan xen, chồng chéo và tương tác lẫn nhau nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường ai cũng chạy theo lợi nhuận và chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của chính mình. Bởi vậy cần phải tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc chấp hành luật đất đai của các đối tượng sử dụng mặt khác hạn chế được sự buông lỏng trong quản lý đất đai của các cơ quan có thẩm quyền cũng như tạo ra được sự ổn định và công bằng trong việc sử dụng đất. Trong giai đoạn từ năm 2015-2019, toàn Ngành Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành hơn 2.320 cuộc thanh tra, kiểm tra, qua đó đã phát hiện kiến nghị xử lý thu hồi diện tích 22.362 ha đất; riêng trong năm 2018, toàn Ngành đã tiến hành thanh tra, xử lý thu hồi 695 ha đất, xử phạt vi phạm hành chính 116 tỷ đồng.
Về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai Để tăng cường, chấn chỉnh vi phạm pháp luật về đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2016 phê duyệt đề án “Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020”, theo đó hàng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các địa phương phải tổ chức thanh tra theo từng chuyên đề và giao rõ số lượng các đối tượng phải thực hiện thanh tra cho từng đơn vị. Trong giai đoạn từ năm 2015-2019, toàn Ngành Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành hơn 2.320 cuộc thanh tra, kiểm tra, qua đó đã phát hiện kiến nghị xử lý thu hồi diện tích 22.362 ha đất; riêng trong năm 2018, toàn Ngành đã tiến hành thanh tra, xử lý thu hồi 695 ha đất, xử phạt vi phạm hành chính 116 tỷ đồng.Thông qua hoạt động thanh tra đã phát hiện và đề xuất, kiến nghị xử lý nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhất là các dự án phát triển nhà ở; việc sử dụng đất của các nông, lâm trường; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc chấp hành pháp luật đất đai trong quản lý đất đai cấp huyện, xã; việc thực hiện thủ tục hành chính; việc quản lý, sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế; việc quản lý, sử dụng đất đai đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp….
Từ thực tiễn thực hiện thanh tra, đã có nhiều đề xuất về sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về đất đai; các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; quy định về phát hiện, xử lý các sai phạm về đất đai và hoàn chỉnh các quy định về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai theo hướng xử lý nghiêm và kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; nâng cao hiệu lực trong quản lý nhà nước và hiệu quả trong quản lý, sử dụng đất đai.
Đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai Từ năm 2014 đến 2018, cả nước phát sinh trong 342.710 đơn khiếu nại với 156.071 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó đã giải quyết 128.646 vụ việc (đạt 82,43%). Qua giải quyết khiếu nại, các cơ quan hành chính nhà nước đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước, trả lại cho tập thể, công dân 1.398 tỷ đồng, 772 ha đất; kiến nghị xử lý vi phạm hành chính 1.538 người (đã xử lý 1.180 người), chuyển cơ quan điều tra 40 vụ, 36 đối tượng. Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo ngành tài nguyên và môi trường tiếp nhận đã có xu hướng giảm qua từng năm (năm 2014 là 14.260 đơn, năm 2015 là 13.510 đơn, năm 2016 là 12.673 đơn, năm 2017 là 13.918 đơn, năm 2018 là 13.022 đơn và năm 2019 là 3.542 đơn). Trong đó, số lượng đơn thư Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận (năm 2014 nhận 4.021 lượt đơn, năm 2015 nhận 3.373 lượt đơn, năm 2016 nhận 3.579 lượt đơn, năm 2017 nhận 3.235 lượt đơn, năm 2018 nhận 3.059 lượt đơn và năm 2019 nhận 1.844 lượt đơn (trước năm 2014, mỗi năm Bộ Bộ
Tài nguyên và Môi trường nhận được 6.000 - 10.000 đơn). Các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài chủ yếu phát sinh trước khi luật đất đai 2013 có hiệu lực. Nhìn chung, từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay, tình hình đơn thư khiếu nại về đất đai giảm giảm 38%; số vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước giảm 58% so với giai đoạn trước (từ 2009 đến năm 2013) nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số đơn thư khiếu nại (trên 60%). Nội dung chủ yếu khiếu nại về giá đất, phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; khiếu nại đòi lại đất cũ đã qua các thời kỳ thực hiện chính sách cải tạo nông nghiệp, cho thuê, cho mượn… Gần đây phát sinh một số khiếu nại liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi tài sản công, cải tạo chung cư cũ, quy hoạch đất ở nhưng không thành đơn vị ở.