Một là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Hội đồng nhân dân. Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, Sở Tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện cần có sự kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch kết hợp kiểm tra đột xuất đối với hoạt động quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã, nếu thấy sự thiếu sót, buông lỏng trong công tác này cần có sự chấn chỉnh kịp thời, cũng như xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật trong công tác quản lý đất đai ở cơ sở. Bên cạnh đó Hội đồng nhân dân cấp xã cũng cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát nói chung, trong đó có hoạt động giám sát đối với công tác quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Hai là, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho công chức Địa chính cấp xã. Hằng năm, các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền như Bộ Tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và môi trường cần tăng cường các đợt tập huấn về kiến thức pháp luật đất đai, chuyên môn nghiệp vụ, cũng như nâng cao trình độ tin học để công chức Địa chính các xã, phường, thị trấn có thể khai thác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tốt cho công việc. Chú trọng việc trang bị kỹ năng về giao tiếp hành chính, kỹ năng xử lý, giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình thực thi công vụ.
Ba là, Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải không ngừng học tập, thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc các quy định của pháp luật đất đai, cũng như kỹ năng xử lý
các tình huống phát sinh trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai,
Bốn là, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thực hiện việc tuyển dụng đối với công chức Địa chính cấp xã, tạo cho họ yên tâm và tâm huyết với công việc được giao. Công chức
Địa chính tại cấp xã nên bố trí cố định trong thời gian dài để họ có thể bám địa bàn, nắm rõ tình hình sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc của các thửa đai.
Năm là, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí hoạt động hằng năm cho lĩnh vực quản lý đất đai, trang bị máy móc, tủ đựng tài liệu - hồ sơ địa chính. Ủy ban nhân dân cấp xã cần đề xuất
những khó khăn hoặc kiến nghị cụ thể trong quá trình quản lý để cấp trên kịp thời hướng dẫn, giải quyết đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ đồng thời phục vụ nhân dân đạt kết quả cao.
Sáu là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đất đai đến từng người dân trong địa bàn xã, phường, thị trấn đi đôi với việc thiết lập cơ chế hỗ trợ pháp lý cho người có quyền sử dụng đất để họ bảo vệ được quyền lợi của mình và chấp hành đầy
đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đồng thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật đất đai nhằm đảm bảo tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa. Tránh tình trạng còn cả nể, có những hành vi vi phạm trong quá trình sử dụng đất nhưng cán bộ, công chức cấp xã không thực hiện lập biên bản và không xử lý theo quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Hiện nay, cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai đang trở nên đáng báo động. Ô nhiễm đất làm ảnh hưởng xấu đến các tính chất của đất, làm giảm năng suất cây trồng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Ô nhiễm môi trường đất hiện nay đang là vấn đề được quan tâm bởi những tác hại to lớn của nó đối với con người và các loài sinh vật. Với sự tác động qua lại lẫn nhau, ô nhiễm đất cùng với ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, … đang tàn phá chính cuộc sống của chúng ta. Nguyên nhân của ô nhiễm đất đến từ chính hoạt động sinh hoạt của con người, các phần dược hóa học trong nông nghiệp và chiến tranh, cùng với đó đất cũng là một yếu tố của môi trường nên chịu tác động qua lại của các nguồn ô nhiễm khác như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước… Sự tác động qua lại này làm cho ô nhiễm đất ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh các biện pháp khắc phục thì kiểm soát ô nhiễm môi trường đất là vấn đề cấp thiết, quá trình kiểm soát này chỉ có thể thực hiện được khi có cơ chế pháp luật hiệu quả. Vì vậy, quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất cần phải được chú trọng nhiều hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Nghiên cứu, xây dựng chương trình bồi dưỡng, tăng cường năng lực. Phân tích chính sách 1uản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường ( 2018)
2. BBT lược trích theo Thời báo Ngân hàng (2021), Hội thảo khoa học: Quan điểm và định hướng quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam trong bối cảnh mới, Cổng thông tin Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
3. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt ... - monre.gov.vn.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tự doanh của CTCK. 5. Chi Tiết Tin - mof.gov.vn. (n.d.).
6. (1) Giang, T., 2021. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Monre.gov.vn..
7. Hội thảo khoa học: Quan điểm và định hướng quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam Trong Bối Cảnh Mới. Cổng thông tin Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
8. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Tài nguyên môi trường – giải pháp hướng tới phát triển bền vững.
9. Nghiên cứu, xây dựng chương trình bồi dưỡng, tăng cường năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
10. Quyết định 1892/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành quản lý đất đai giai đoạn 2011 – 2020.
11. Thực Trạng Tài Nguyên đất ở Nước Ta Hiện Nay. tailieu.vn.
12. Tổng Cục Quản Lý Đất Đai. Đánh giá những kết quả quan trọng trong công tác quản lý đất đai - tổng cục quản lý đất đai.
13. 6 định hướng quan trọng của lĩnh vực quản lý đất đai trong giai đoạn tới (2020), Chuyên trang chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường;
14. (2) Thọ, N., 2021. Mô hình quản lý đất đai ở Việt Nam.Giải pháp nào để đổi mới?. Báo Tài nguyên & Môi trường..
15. (3) Tiên, L., 2021. Quản lý đất đai là gì? Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai ở Việt Nam Công ty Luật TNHH Minh Khuê..
16. Xây dựng chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường. (2020, December 14). 6 định Hướng Quan Trọng Của Lĩnh vực Quản Lý đất đai Trong Giai đoạn tới. cspl. Website: 1. https://moitruong.info/ 2. https://isponre.gov.vn/ 3. https://monre.gov.vn/ 4. https://123docz.net/ 5. https://mof.gov.vn
6. https://hcma.vn 7. https://luatvietnam.vn 8. https://tailieu.vn/ 9. http://gdla.gov.vn 10. https://baotainguyenmoitruong.vn/ 11. https://luatminhkhue.vn 12. http://cspl-tnmt.monre.gov.vn/