Đánh giá công tác quản lý nhà nước về tài nguyên đất 1 Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường đất (Trang 33 - 36)

2.3.1 Những kết quả đạt được

· Chính sách tài chính về đất đai: Chính sách tài chính đất đai là một trong những chính

sách quan trọng nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong khu kinh tế, khu công nghệ cao. Chính sách này gồm chế độ ưu đãi miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; cơ chế xác định nghĩa vụ tài chính đất đai; trình tự, thủ tục hành chính khi xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với nhà đầu tư; bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất.

Được hoàn thiện đã góp phần tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách

· Công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực

hiện tốt công tác đo đạc, kết quả đến nay, cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính đạt trên 77% tổng diện tích tự nhiên (các loại tỷ lệ bản đồ).

Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận, tiếp tục đẩy mạnh hoàn thành việc cấp Giấy

chứng nhận lần đầu cho hầu hết các đối tượng đang sử dụng đất, đến nay đạt tỷ lệ trên 97.3% diện tích cần cấp.

Về kết quả việc quản lý, sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp khi rà soát, sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP: Về nhiệm vụ rà soát ranh giới, cắm mốc: đã có 45/45

tỉnh, thành phố, đã cơ bản hoàn thành công tác rà soát, cắm mốc. Cụ thể đã rà soát được 37.071 km; cắm được 61.692 mốc. Về đo đạc lập bản đồ địa chính: có 45/45 tỉnh thành phố đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đo đạc lập bản đồ địa chính. Cụ thể đã đo đạc, lập bản đồ chính 1.434.392 ha.

Về cấp Giấy chứng nhận, đã cấp Giấy chứng nhận lần đầu với diện tích là 122.271 ha

(505 Giấy chứng nhận) và cấp đổi Giấy chứng nhận 239.194 ha (1.949 Giấy chứng nhận).

Đối với cơ sở dữ liệu đất đai do địa phương xây dựng: Đến nay tất cả 63/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai với 527/705 đơn vị cấp huyện và 7.300/10.599 đơn vị cấp xã; Tổng cộng hơn 42 triệu thửa đất và hơn 22 triệu hồ sơ về đất đai dạng giấy đã được chuẩn hóa và số hóa thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đưa vào khai thác sử dụng.

· Công tác quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Các giao dịch chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, giao dịch thế chấp bằng quyền sử dụng đất không ngừng tăng lên

Kể từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay, việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại các địa phương đã tiếp tục được thực hiện, đáp ứng đầy đủ yêu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương;

Các quy định mới về căn cứ, điều kiện, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã cơ bản được các địa phương triển khai thực hiện; đã sàng lọc được các nhà đầu tư kém năng lực hạn chế đáng kể việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan, sử dụng kém hiệu quả, để hoang hóa; việc giao đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đã được chú trọng thực hiện hơn đối với đất ở, góp phần quan trọng tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

· Công tác định giá đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Những quy định đổi mới về giá đất đã tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước về đất đai bằng biện pháp kinh tế.

Việc thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở các địa phương đã có chuyển biến rõ rệt, hạn chế tối đa việc thu hồi đất “tùy tiện”, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất. Bên cạnh đó, đã báo cáo Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế đặc thù thí điểm để rút ngắn thời gian bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số địa phương.

· Kiểm soát quản lý và sử dụng đất

Về kiểm kê đất đai, đã hoàn thành và phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê diện tích đất

đai năm 2019 (Quyết định số 1435/QĐ-BTNMT ngày 22/7/2021).

Về thanh tra, kiểm tra đất đai, thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2021, đã triển

khai xong 02/03 đoàn khảo sát đối tượng Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại tỉnh Ninh Bình, việc quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ đất nông lâm trường tại tỉnh Lâm Đồng.

Công tác tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh vi phạm pháp luật đất đai, đã tiếp nhận và

xử lý thông tin phản ánh về vi phạm đất đai, cụ thể sau:

Thông tin phản ánh qua điện thoại: cán bộ tiếp nhận đã hướng dẫn công dân thực hiện quyền hoặc liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết 120 thông tin theo đúng quy định của pháp luật.

Tiếp nhận 140 đơn thư phản ánh của công dân gửi qua bưu điện, trong đó: đã ban hành 76 văn bản gửi địa phương xử lý; chuyển các đơn vị của Bộ xử lý 04 đơn; hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết 06 đơn; lưu 54 trường hợp do đơn trùng nội dung phản ánh hoặc không đủ cơ sở, điều kiện để xem xét, giải quyết hoặc đơn đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc hướng dẫn gửi các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Thông tin phản ánh qua báo chí: Đã tiếp nhận 02 trường hợp thông tin phản ánh về sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai qua báo chí của 02 tỉnh, thành phố (Hà Nội và Hà Tĩnh): đã ban hành 02 văn bản gửi địa phương để kiểm tra, rà soát và xử lý thông tin báo chí nêu.

Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đã được coi trọng, đã giảm tối đa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ công việc và sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường đất (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w