Công tác xử lý nợ quá hạn tại SHB Chi nhánh Tây Nam Hà Nội

Một phần của tài liệu 191 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP sài gòn hà nội chi nhánh tây nam hà nội luận văn thạc sỹ (Trang 75 - 76)

Khi nợ quá hạn phát sinh, căn cứ vào khả năng thu hồi ngân hàng tiến hành phân chia các khoản nợ này thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý thích hợp.

2.2.3.1. Đối với các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi

Ngân hàng đã thuờng xuyên chỉ đạo cán bộ tín dụng bám sát đơn vị để tìm hiều nguyên nhân, kịp thời cùng đơn vị tháo gỡ khó khăn. Nếu nợ quá hạn phát sinh do bên mua chậm thanh toán thì huớng giải quyết có thể từ phía đối tác của khách hàng. Nếu do nguyên nhân sản phẩm hàng hoá ứ đọng, chậm tiêu thụ thì yêu cầu đơn vị nên hạ giá bán sản phẩm,phát triển màng luới tiêu thụ, tăng cuờng chiến dịch quảng cáo... Đồng thời phải nghiên cứu lại việc sản xuất để thay đổi mẫu mã,chất luợng, chủng loại hàng hoá, giảm giá thành sản phẩm. Nếu do công nợ chua thu đuợc thì ngân hàng cũng đôn đốc các đơn vị tìm biện pháp thu hồi nhanh chóng để trả nợ Ngân hàng.Ngân hàng cũng chú trọng tìm các nguồn trả nợ khác của doanh nghiệp nhu tiền cho thuê nhà, tiền đền bù đất... để có thể hoàn trả nợ nhanh nhất. Nếu do doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích thì có biện pháp thu hồi ngay vốn cho vay.

Các biện pháp kịp thời của Ngân hàng đã giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn ban đầu về tài chính tiếp tục tập trung cho sản xuất kinh doanh để tạo trả nợ Ngân hàng.

VD: Công ty CP Kỹ nghệ A vay vốn luu động để mua đá ốp lát cho các công trình xây dựng, tuy nhiên sau khi thực hiện xong hợp đồng, DN lại không thể trả nợ do Chủ đầu tu/nhà thầy chính không có khả năng thanh toán hoặc chậm thanh toán. SHB và Khách hàng tiến hành làm việc, đua ra lộ trình trả nợ, cùng với doanh nghiệp tiếp xúc Chủ đầu tu/Nhà thầu chính về nguồn tiền thanh toán trong thời gian tới...từ đó đua ra lộ trình trả nợ cho phù hợp

(cơ cấu, gia hạn nợ...)

2.2.3.2. Đối với những món nợ không có khả năng thu hồi

Những món nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không có khả năng thu hồi Ngân hàng đã gửi hồ sơ sang cơ quan pháp luật nhờ xử lý, đồng thời phố hợp với các nghành, các cấp có thẩm quyền để thu hồi các món nợ có tài sản thế chấp. Đối với những món nợ không có tài sản thế chấp của DNNN, Ngân hàng đưa vụ việc ra Toà án chờ xử lý.

VD: Công ty TNHH Miền. vay vốn trung dài hạn với bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng A, sau khi đến hạn thanh toán, DN không thực hiện được việc trả nợ, sau nhiều quá trình làm việc, đánh giá thấy tình hình phục hồi của DN không khả thi, SHB đã làm việc với Ngân hàng A và đề nghị Ngân hàng đứng ra cùng giải quyết với Doanh nghiệp. Vụ việc vẫn đang được các bên tham gia giải quyết

Một phần của tài liệu 191 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP sài gòn hà nội chi nhánh tây nam hà nội luận văn thạc sỹ (Trang 75 - 76)