Những mặt tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại SHB Tây

Một phần của tài liệu 191 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP sài gòn hà nội chi nhánh tây nam hà nội luận văn thạc sỹ (Trang 77 - 86)

Tây Nam Hà Nội

2.3.2.1. Những mặt còn tồn tại

Đất nước đang trong quá trình phát triển và hội nhập, ngành ngân hàng cũng đã và đang có những bước đi mạnh mẽ để phát triển. SHB Tây Nam Hà Nội trong những năm qua luôn cố gắng phát triển vững mạnh nhằm tăng tỷ lệ huy động và sử dụng vốn, tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, dù ít dù nhiều thì ngân hàng cũng không thể tránh được những mặt thiếu sót như:

- Một số khoản vay trong quá khứ còn bị xem nhẹ, không lường trước được những rủi ro của nó, đặc biệt là những khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước, được các tổng công ty lớn đỡ đầu như khoản vay của Công ty CP ĐT XD PT KCN Phúc Hà (đơn vị là công ty con của Tổng công ty Sông Đà).

- Hệ thống kiểm sót nội bộ đôi khi còn lỏng lẻo, mang lại những ảnh hưởng tiêu cực cho ngân hàng.

- Khả năng thu thập thông tin, đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khách hàng còn nhiều hạn chế. Hoặc thông tin còn chưa đồng bộ,

ST

T Họ và tên

nợ Nhóm nợ Mục đích vay Ghi chú

1 Đào Tiến D 3,900 7 Mua BĐS Đang khởi kiện.

Đỗ Văn H 1,220 7 SXKD Đang nhận bàn

giao tài sản.

Nguyễn Hữu L ^^875 ~3 SXKD Đang cơ cấu lại

khoản vay

■4 Phạm Xuân Tr ^422 ~5 Vay nhân viên Khách hàng đã bỏ trốn

Công ty CP TV & ĐT Thiên Hà

1948 ~5 Bô sung VLD Đang khởi kiện không nhất quán dẫn đến những quyết định sai sót.

- Ngân hàng quá tin tuởng vào tài sản bảo đảm, thực tế đây chỉ là nguồn trả nợ cuối cùng của ngân hàng. Có một số doanh nghiệp xin vay vốn không đua ra được những phương án trả nợ khả thi, nhưng có tài sản bảo đảm tốt ngân hàng vẫn cần xem xét kỹ lưỡng trước khi cho quyết định tín dụng vì khi có rủi ro xảy ra, việc xử lý tài sản bảo đảm là rất vất vả mà đôi khi gây thiệt hại không nhỏ cho Ngân hàng.

- Với việc điều chỉnh lãi suất cho vay trung, dài hạn như thời điểm hiện nay, các khoản vay đang được định giá quá cao, khiến không ít khách hàng doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phát triển dự án cũng như khả năng trả nợ. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng. Điều này làm phát sinh rủi ro về trả lãi của doanh nghiệp.

- Chưa linh động trong việc xử lý các khoản vay quá hạn, cần xem xét khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp hỗ trợ cụ thể.

2.3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại

Để hiểu rõ thêm về thực trạng cho vay đối với khách hàng tín dụng tại SHB chi nhánh Tây Nam Hà Nội, tác giả sẽ phân tích các tình huống cụ thể trong một nhóm gồm 10 khách hàng (Doanh nghiệp và cá nhân) do chính tác giả đang quản lý và một số khách hàng của chi nhánh:

Bảng 2.5: Báo cáo tín dụng 10 khách hàng đến 06/2014

ĐT XD & PT Thịnh Vuợng

lãnh

Công ty CP ĐT & PT Miền Núi

12,245 "5 SXKD Đang tranh chấp

nghĩa vụ bảo lãnh

Đối với các khách hàng cá nhân:

VD 1: Khách hàng Nguyễn Hữu L vay vốn để sản xuất kinh doanh má phanh xe máy, truớc đây khách hàng luôn có thu nhập rất tốt tuy nhiên trong những tháng gần đây khách hàng chia sẻ tình hình kinh doanh hiện tại rất khó khăn luợng hàng bán giảm chỉ bằng một phần ba so với truớc đây nên sẽ không thể trả gốc, lãi theo đúng lịch trả nợ. CBTD ngay lập tức đã xuống cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, đánh giá lại tình trạng của khách

hàng. Sau đó CBTD đã trình lên Ban giám đốc chi nhánh cơ cấu, gia hạn khoản vay cho khách hàng và khoản vay đang đuợc xem xét.Tuy nhiên việc trả nợ của khách hàng là rất khó khăn. => Rủi ro về tình kinh tế khó khăn đã ảnh huởng rất lớn đến các khách hàng vay.

VD 2: Truờng hợp khách hàng Đỗ Văn H ở Đan Phuợng vay vốn để sản xuất kinh doanh đồ gỗ tuy nhiên do tình hình kinh tế khó khăn sản xuất không có đầu ra, công nợ nhiều nhung không có khả năng thu hồi, khách hàng tuyên bố phá sản và đồng ý bàn giao lại cho ngân hàng tài sản thế chấp là mảnh đất hiện tại đang ở của gia đình khách hàng. Tuy nhiên khi ngân hàng thanh lý tài sản này thì không thể bán đuợc do mảnh đất của khách hàng ở trong làng, xa trung tâm, thị truờng bất động sản đóng băng nên gần nhu không có thanh khoản. => Rõ ràng rủi ro có thể nhìn thấy đuợc là do việc cho vay xa địa bàn dẫn đến việc đánh giá khả năng của khách hàng không kịp thời, ngoài ra rủi ro về giảm giá trị TSBD do sự tăng giá theo “cơn sốt” dẫn đến khả năng xử lý khoản vay khi đến hạn.

VD 3: Khách hàng Đào Tiến D vay vốn để đầu tu vào bất động sản tuy nhiên do tình hình thị truờng bất động sản đã đi xuống và đang đóng băng nên khi khoản vay đến hạn khách hàng đã không thể bán đuợc bất động sản để trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng yêu cầu khách hàng bàn giao tài sản để ngân hàng thanh lý tuy nhiên khách hàng không hợp tác, khi CBTD liên lạc thì khách hàng không nghe máy thậm chí khách hàng còn chuyển sang sống ở nơi khác. Khoản vay đã bị quá hạn đến nhóm 5 và ngân hàng đang khởi kiện khách hàng ra tòa. => Rủi ro về mặt đạo đức của nguời vay vốn

VD 4: Đối với khách hàng Phạm Xuân Tr thì lại kinh nghiệm xử lý nợ hoàn toàn khác biệt. Khách hàng là cán bộ quản lý cấp Tổ của Habubank truớc kia đã tự ý nghỉ việc truớc khi Habubank sáp nhập vào SHB. Khách hàng vay theo quy chế nhân viên không có tài sản đảm bảo. Khách hàng tự ý

bỏ việc và không thực hiện việc thanh toán nợ thậm chí còn bỏ trốn khỏi địa phương. Ngân hàng đã nhiều lần về tận nhà ông Tr, thuyết phục gia đình ông Tr nhưng cũng không đem lại kết quả. Cuối cùng, ngân hàng đang nhờ sự can thiệp của cơ quan công an để tìm ông Tr và khởi tố ông Tr. => Rủi ro về chính sách vay vốn của Ngân hàng (cho vay không tài sản với cán bộ công nhân viên với số tiền lớn) và đạo đức của Người vay.

VD 5: Đối với trường hợp vay vốn của Công ty CP TV & ĐT Thiên Hà, đây là doanh nghiệp vay vốn để kinh doanh cao su tái chế. Khi thẩm định khoản vay cán bộ tín dụng hoàn toàn tự tin về nguồn thu từ sản phẩm của khách hàng trên thị trường, do đánh giá đây là sản phẩm tốt và nhiều tiềm năng. Khách hàng đã vay và hoàn trả được một số kỳ gốc lãi đầu tiên. Tuy nhiên, thực tế sau một thời gian hoạt động thì xưởng sản xuất cao su tái chế bị đóng cửa do không đảm bảo vệ sinh không khí (gây mùi cho dân cư trên địa bàn). Trước tình hình hoạt động không khả quan, chủ doanh nghiệp chuyển hướng sang đầu tư BĐS nhằm thu lời nhanh, bất chấp việc đến hạn Ngân hàng trong thời gian tới. Đến thời điểm giữa năm 2011, thị trường BĐS đã giảm giá cực mạnh, DN không những không có lãi từ việc đầu tư mà còn không thu hồi được số tiền bỏ ra mua BĐS, dẫn đến không có khả năng thu hồi được nợ. Vụ việc đang được SHB gửi hồ sơ ra tòa án => Có thể nhận thấy vấn đề ở đây là sự thiếu sát sao của Cán bộ quản lý khoản vay dẫn đến nguồn tiền từ HDKD của DN không được chuyển về Ngân hàng theo đúng như dự kiến.

VD 6: Trường hợp khách hàng Công ty TNHH ĐT XD & PT Thịnh Vượng là trường hợp khách hàng nhận nợ bắt buộc do Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo Bảo lãnh cấp cho doanh nghiệp. Cụ thể, Công ty là đơn vị mua thẻ điện thoại của Mobifone và cung cấp cho các đại lý cấp 1, cấp 2 trong cả nước. Thời điểm SHB quan hệ với doanh nghiệp thì Thịnh Vượng là nhà phân phối có doanh số nhất nhì hệ thống của Mobifone. SHB

sau đó đã phát hành bảo lãnh thanh toán cho Thịnh Vượng để lấy hàng của Mobifone. Thực tế qua quá trình triển khai, Doanh nghiệp đã có lượng tiền thanh toán rất lớn qua SHB. Đến thời điểm tháng 8/2012, do chính sách bán hàng của Mobifone thay đổi, doanh nghiệp đã không còn tiêu thụ thẻ điện thoại cho Mobifone. Đáng nhẽ đến thời điểm này công ty sẽ phải thu hồi tiền bán thẻ để trả lại Mobifone từ đó sẽ làm hết nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng. Tuy nhiên, trước đó do có mối quan hệ làm ăn với một đối tác, Giám đốc DN đã rút tiền từ tài khoản của công ty để cho vay cá nhân. Đến thời điểm phải thanh toán cho Mobifone, đối tác không trả nợ được cho Chủ công ty. Chủ DN lại không có tiền để thanh toán cho Mobifone, dẫn đến SHB bị bắt phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh => Rủi ro ở đây không phải nằm ở phương án mà ở khả năng quản lý nguồn thu và đo lường biến động chính sách kinh doanh của doanh nghiệp

VD 7: Trường hợp vay vốn của Công ty CP ĐT&PT Miền Núi lại là một ví dụ hết sức “đặc biệt” về xử lý nợ quá hạn tại SHB Tây Nam Hà Nội. Là doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác mỏ quặng FeroMangan, công ty có nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực khai khoáng. Thực tế, Miền Núi đã được Ngân hàng A cho vay đầu tư mỏ và hạn mức vốn lưu động khá lớn (hơn 60 tỷ đồng). Trong quá trình vay vốn, do thiếu hụt vốn sản xuất kinh doanh, đơn vị đã đề nghị Ngân hàng A tiếp tục cho vay, tuy nhiên đến thời điểm đó hạn mức phê duyệt của lãnh đạo Ngân hàng A đã hết. Sau đó Ngân hàng A đã phát hành bảo lãnh vay vốn cho công ty tại SHB. Có bảo lãnh vay vốn, Doanh nghiệp đã được SHB chấp nhận duyệt vay. Tuy nhiên đến thời điểm đến hạn khoản vay, do giá phôi thép xuống rất thấp, giá quặng FeroMangan cũng vì thế mà giảm mạnh. Doanh nghiệp gặp khó khăn thực sự trong việc kinh doanh dẫn đến không trả được nợ SHB. Căn cứ trên HDTD và Thư bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng A, SHB phát công văn đòi tiền sang

Ngân hàng A. Tuy nhiên, SHB không nhận được khoản tiền gốc và lãi theo công văn đòi tiền mà chỉ được Ngân hàng A thông báo về thẩm quyền ký thư bảo lãnh vay vốn của lãnh đạo Ngân hàng A là không hợp lệ và Ngân hàng A từ chối thanh toán cho SHB. Vụ việc đến đây đang được SHB, Ngân hàng A và cơ quan pháp luật điều tra làm rõ.

Qua đây là một số ví dụ về xử lý nợ xấu tại Ngân hàng. Có thể thấy nguyên nhân của nợ xấu là rất đa dạng, rất phức tạp. Tuy nhiên tựu chung lại ta có thể tóm tắt vào một số nguyên nhân chính sau:

a. Về phía khách hàng

- Một số hộ cá thể và cá nhân kiến thức kinh doanh và thị trường còn nhiều hạn chế, vì vậy khả năng chống đỡ với những yếu tố biến động có tính chất bất lợi và hết sức khó khăn. Mặt khác nhiều cá nhân còn chưa nhận thức đúng đắn về việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

- Lợi dụng điểm yếu của NHTM, nhiều khách hàng đã tìm cách lừa đảo để được vay vốn. Họ lập phương án sản xuất kinh doanh giả, giấy tờ thế chấp cầm cố giả mạo, hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng bộ hồ sơ.

- Sử dụng sai mục đích so với hợp đồng tín dụng khiến cho nguồn trả nợ trở nên bấp bênh. Vì vậy, khi khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích, việc thanh toán gốc và lãi đúng hạn rất khó xảy ra, rủi ro tín dụng xuất hiện.

b. Về phía ngân hàng

- Ngân hàng đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế và thể lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

- Do cán bộ ngân hàng chưa chấp hành đúng quy định cho vay như không đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay; cho vay khống; thiếu tài sản bảo đảm; cho vay vượt tỷ lệ an toàn; quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực. Đồng thời cán bộ ngân hàng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của ngân hàng.

- Ngân hàng đôi khi quá chú trọng về lợi nhuận, đặt những khoản vay có lợi nhuận cao hơn những khoản vay lành mạnh.

- Do áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác.

c. Nguyên nhân khác

- Do môi truờng pháp lý thiếu đồng bộ, sơ hở dẫn tới không kiểm soát đuợc các hiện tuợng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng .

- Do sự biến động chính trị - xã hội trong và ngoài nuớc gây khó khăn cho doanh nghiệp dẫn tới rủi ro cho ngân hàng.

- Do sự biến động của kinh tế nhu suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnh huởng tới doanh nghiệp cũng nhu ngân hàng.

- Các nguyên nhân bất khả kháng nhu: Thiên tai, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Toàn bộ nội dung chuơng 2 đã đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh cũng nhu thực trạng rủi ro tín dụng những năm gần đây tại SHB Tây Nam Hà Nội. Qua đó giúp chúng ta thấy đuợc những thành tựu đã làm đuợc của ngân hàng và những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó luận văn sẽ nêu ra những giải pháp, kiến nghị đề xuất nhằm khắc phục tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại chuơng 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI

CHI NHÁNH TÂY NAM HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 191 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP sài gòn hà nội chi nhánh tây nam hà nội luận văn thạc sỹ (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w