sâu, có tác dụng tốt đối với việc ngăn ngừa rủi ro tín dụng của các Ngân hàng. Trong thời gian qua, công tác kiểm tra, kiểm soát của SHB Tây Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đạt hiệu quả cao.
Để nâng cao hiệu quả của công tác kiẻm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng SHB Tây Nam Hà Nội cần có những biện pháp đối với hoạt động của các cán bộ kiểm tra ,kiểm soát như: tăng cường số lượng, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, quy định rõ về trách nhiệm , thưởng phạt thích hợp, nâng cao chất lượng hội đồng tín dụng và tổ thẩm định dự án....
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội
Với vai trò là cơ quan chỉ đạo trực tiếp của hoạt động SHB Tây Nam Hà Nội, NH SHB cần có những hướng dẫn cụ thể các hoạt động của Chi nhánh Tây Nam Hà Nội đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống là những biện pháp gián tiếp giúp SHB Tây Nam Hà Nội thực hiện tốt công tác hạn chế rủi ro.
3.3.1.1. Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể kịp thời các chủ trương chính sách của Chính phủ và của ngành
Chính phủ thường xuyên đưa ra những nghị định để chỉ đạo hoạt động của ngành Ngân hàng là sự cố gắng rất lớn của Nhà nước nhằm từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự phát triển của ngành. Khi các nghị định này ra đời, việc SHB nhanh chóng đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho các Chi nhánh thực thi là điều cần thiết giúp họ giải toả kịp thời những vướng măc để nâng cao hiệu quả.
3.3.1.2. Chuẩn hoá cán bộ Ngân hàng và đặc biệt là cán bộ tín dụng
Quy định tiêu chuẩn cán bộ Ngân hàng ở các mặt hoạt động nghiệp vụ khác nhau cũng như ở các vị trí cấp bậc khác nhau.Bằng cách mở các lớp đào tạo thường xuyên chuyên sâu trong từng lĩnh vực mà đặc biệt là lĩnh vực tín dụng .
3.3.1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro:
Hoạt động của TPR đã góp phần tích cực trong công tác tín dụng ở các chi nhánh nhung số luợng thông tin còn ít và chưa cập nhật cần nâng cao hiệu quả bằng các biện pháp nâng cấp trang thiết bị của TPR, tuyển chọn những cán bộ năng động có trình độ bổ sung cho TPR
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các cấp, các ngành có liên quan
3.3.2.1. Xử lý thoả đáng những vụ việc liên quan đến hợp đồng tín dụng
Trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã vấp phải một số vụ việc lớn liên quan đến những sai phạm trong hợp đồng tín dụng. Những vụ việc đó đã làm suy giảm uy tín của nghành Ngân hàng để làm suy yếu hoạt động Ngân hàng. Từ những bài học đích đáng đó đòi hỏi NHNN phải thường xuyên giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng để kịp thời phát hiện ngăn ngừa xử lý các vi phạm .
3.3.2.2. Tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng
SHB cần sửa đổi, bổ sung các cơ chế, thể lệ cụ thể rõ ràng để tạo lập một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động tín dụng
NHNN phải có những biện pháp hữu hiệu trong việc buộc các NHTM thi hành đúng các quy chế. Xử lý nghiêm túc và kịp thời những vi phạm sai sót
NHNN tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các NHTM thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường liên ngân hàng, của các CIC.
3.2.3.3. Hỗ trợ các NHTM trong việc xử lý nợ
NHNN cần phải tích cực giám sát để nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là trong việc xử lý các tài sản thế chấp, các khoản nợ bằng các đề nghị với các nghành liên quan thực hiện một số biện pháp sau:
+ Đề nghị UBND, và các Sở ban nghành hỗ trợ trong việc hợp pháp hoá các tài sản thế chấp, tài sản siết nợ....
+ Các cơ quan công an, toà án... tạo điều kiện cho Ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp, giải quyết nhanh chóng các vụ án
+ NHNN cần sớm ban hành những thông tu liên tịch về huớng dẫn thủ tục về xử lý tài sản thế chấp; xúc tiến thành lập các công ty mua bán nợ duới nhiều hình thức ; sớm cho ra đời tổ chức bảo hiểm tiền guỉ;...
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ
3.3.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng Ngân hàng
Môi truờng pháp lý hoàn thiện có hiệu lực sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng lành mạnh và hiệu quả
Trong thời gian qua, chính phủ đã ban hành nhiều luật quan trọng liên quan đến hoạt đông tín dụng Ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót trong các điều luật vì vậy kiến nghị chính phủ xem xét sửa đổi quy định rõ các vấn đề sau:
+ Quy định rõ phần phát mại bán đấu giá tài sản đảm bảo của NHTM
+ Quy định rõ các truờng hợp vô hiệu hoá hợp đồng tín dụng hợp đồng kinh tế
+ Quy trách nhiệm rõ ràng cho các cấp các ngành trong việc xử lý tài sản thế chấp của NHTM. Đồng thời quy định rõ thời gian thủ tục xử lý các truờng hợp này.
Bên cạnh việc xem xét sửa đổi các điều luật đã ban hành, chính phủ cần nghiên cứu cho ra những điều luật mới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng Ngân hàng nhu: Luật về sở hữu tài sản; Luật kiểm toán ; Lụât về luu thông kỳ phiếu thuơng mại ...
3.3.3.2. Tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp
dụng Ngân hàng.Hiện nay trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn yếu kém, ít có sức cạnh tranh. Trên thị trường hoạt động của nhiều doanh nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ, chụp giật... đòi hỏi chính phủ phải có những biện pháp giải quyết kịp thời. Tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
+ Thực thi tốt kế hoạch phát triển kinh tế tổng thể đã đề ra, có các ưu tiên ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm.
+ Ban hành và hướng dẫn chỉ đạo các nghành các cấp thực thi các điều luật đã và sẽ ban hành, tăng cường công tác thanh tra kiểm soát đối với các doanh nghiệp.
+Việc cấp giấy phép hoạt động và kinh doanh đối với các doanh nghiệp mới, đặc biệt là các công ty TNHH phải đảm bảo các điều kiện như vốn, cơ sở vật chất, cán bộ điều hành...
+ Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại các DNNN, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ khả năng trong điều hành sản xuất kinh doanh và có tình hình tài chính lành mạnh.
Tiếp tục duy trì chế độ bảo tồn vốn cho các DNNN. Thay đổi bộ máy lãnh đạo với các doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, giải thể những DNNN làm ăn thua lỗ kéo dài.
Tiếp tục chủ trương cổ phần hoá các DNNN gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Đây là những ý kiến đóng góp của tôi góp phần vào việc hạn chế rủi ro tín dụng đối với SHB Tây Nam Hà Nội. Để đạt được điều này đòi hỏi không chỉ có sự cố gắng của bản thân cán bộ, nhân viên SHB Tây Nam Hà Nội mà còn phải có sự quan tâm, hỗ trợ của các nghành, các cấp có liên quan. Tôi rất hy vọng những ý kiến nêu ra đây sẽ góp phần giảm thiểu các rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh, tiếp tục chứng tỏ SHB Tây Nam Hà Nội là một Chi nhánh vững mạnh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại nói chung và của SHB Tây Nam Hà Nội nói riêng hiện nay gặp khá nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển các Ngân hàng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Do đó việc phân tích và đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng nói chung và SHB Tây Nam Hà Nội nói riêng, cũng như đối với các doanh nghiệp- hạt nhân của sự phát triển kinh tế là cần thiết và nó cũng là nhân tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp hay sự thành bại của ngân hàng.
Có thể nói những kết quả đạt được trong những năm qua đã tạo đà cho SHB Tây Nam Hà Nội bước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Từ đó đòi hỏi SHB Tây Nam Hà Nội phải tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện, hiệu quả, an toàn cả về huy động vốn, dư nợ tín dụng, dịch vụ, kế toán tài chính, tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Đó là nội dung luận văn tốt nghiệp của tôi, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng kinh nghiệm thực tế có hạn, thời gian thực tập không nhiều, chắc chắn bài viết còn nhiều khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của TS. Đỗ Văn Độ, các thầy cô giáo trong khoa Sau đại học - Học viện Ngân hàng, cùng tập thể ban lãnh đạo, các cán bộ phòng Khách hàng doanh nghiệp SHB Tây Nam Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong thời gian làm việc cũng như trong quá trình hoàn thành bài luận văn này.
1. Fredric S.Minshkin: Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1994.
2. Peter S.Rose: Quản trị ngân hàng thương mại, Đại học kinh tế quốc dân, NXB Tài chính, Hà Nội, 2004.
3. TS Hồ Diệu: Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, 2000.
4. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, 2005.
5. NGƯT. TS Lê Thị Xuân: Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Học viện Ngân Hàng, Hà Nội, 2006.
6. Nguyễn Minh Kiều (2008): Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. Hà Nội: NXB Tài chính.
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010). Luật các Tổ chức tín dụng. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc Gia.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001): Quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN của Thống đốc ngân hàng về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005): Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.
10.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013): Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
11. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tổng hợp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Tây Nam Hà Nội năm 2011,
2012, 2013.
12. Sacombank chi nhánh Đông Đô (2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
13. Liên Việt Post Bank Phòng giao dịch Thanh Nhàn (2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.