Nghĩa của CPTPP với Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiệp định CPTPP và tác động của hiệp định đến hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam vào thị trường nước thành CPTPP Nhật bản (Trang 30 - 31)

B. NỘI DUNG

1.3. nghĩa của CPTPP với Việt Nam

1.3.1. Về chính trị - đối ngoại

Hiệp định CPTPP thể hiện quyết tâm chính trị của Việt Nam trong việc chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước nhằm tranh thủ thời cơ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Việc tham gia Hiệp định CPTPP giúp ta khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á - Thái Bình Dương, thực sự nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường. Tham gia CPTPP vừa giúp Việt Nam có điều kiện nâng cao nội lực để ứng phó, vừa giúp củng cố vị thế để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh. Hiệp định CPTPP khi đi vào triển khai sẽ góp phần tăng cường sự đan xen lợi ích, làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP, đặc biệt là các nước thành viên có quan hệ đối tác chiến lược với nước ta. Hiệp định cũng giúp nước ta cải cách thể chế trong nước theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.3.2. Về kinh tế

Việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam. Hiệp định mang lại cơ hội mở rộng quan hệ thương mại với các thị trường mới đầy tiềm năng ở châu Mỹ, góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico đồng thời nâng cấp và làm sâu sắc thêm mối liên hệ cộng hưởng với các thị trường còn lại, trong đó có nhiều đối tác chiến lược quan trọng. Hiệp định cũng góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển.

Đây là cơ hội tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, có thêm việc làm cho người lao động, cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân; đa phương hóa các quan hệ kinh tế quốc tế, đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng phụ thuộc quá lớn của một vài thị trường, bảo đảm sự phát triển tự chủ và bền vững. Trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều bất ổn, xung đột và chiến tranh thương mại leo thang thì những cơ hội này càng quý giá.

Ngoài ra, việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, từ đó giúp Việt Nam nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Thêm vào đó, tham gia CPTPP giúp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng hình thành, là điều kiện quan trọng để nâng cao trình độ phát triển nền kinh tế, từ đó có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn.

31

Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiệp định CPTPP và tác động của hiệp định đến hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam vào thị trường nước thành CPTPP Nhật bản (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)