B. NỘI DUNG
2.3. Triển vọng tương lai
Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn các sản phẩm nông sản - những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê… Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về những mặt hàng đó và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường này.
Trong giai đoạn từ 2020 – 2024, hai nước thúc đẩy các hoạt động hợp tác hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện chính sách, thể chế phát triển nông nghiệp, triển khai nhân rộng mô hình hợp tác xã ở các địa phương, hợp tác trong lĩnh vực giảm nhẹ thiên tai.
JICA có một dự án xây dựng chuỗi giá trị thực phẩm cho khu vực phía Bắc. Dự án được bắt đầu vào tháng 3 năm 2022. Dự án này có nhiều nội dung, trong đó có hoạt động nâng cao năng lực cho lãnh đạo Hợp tác xã, sản xuất an toàn, hướng tới nông nghiệp xanh. Nhật Bản bày tỏ mong muốn hỗ trợ tăng cường năng lực của nhân lực trong nông nghiệp thông qua việc hỗ trợ thực tập sinh sang Nhật Bản học tập.
Với mục tiêu tuyên truyền đẩy mạnh kêu gọi người Việt Nam tại nước ngoài tiêu dùng hàng Việt, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản. Hai bên đã và đang phối hợp triển khai công tác kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống các khu trung tâm thương mại của thành viên Hiệp hội chuyên về hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng... nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại Nhật.
Việt Nam và Nhật Bản đang tận dụng lợi thế từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhằm thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chế biến nông sản. CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do
37
(FTA) tiêu chuẩn cao, không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại ... mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước ... Ngoài ra, Hiệp định này đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ. Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên. Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa vào Nhật Bản.
Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam đã quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với các công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến trên thế giới. Với công nghệ và phương thức quản lý hiện đại, có cơ sở để tin rằng các sản phẩm do các tập đoàn này làm ra sẽ có khả năng cạnh tranh trên sân nhà. Theo kết quả đàm phán, việc mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ được thực hiện theo lộ trình phù hợp để hỗ trợ cho tiến trình cơ cấu lại.