Thách thức đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiệp định CPTPP và tác động của hiệp định đến hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam vào thị trường nước thành CPTPP Nhật bản (Trang 37 - 39)

B. NỘI DUNG

2.4. Thách thức đối với Việt Nam

Thứ nhất, Nhật Bản có yêu cầu cao, khó tính về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, đòi

hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm các quy tắc về quy trình sản xuất cũng như xuất xứ.

Các giấy tờ theo quy định của Nhật Bản khi thực hiện nhập khẩu rau quả vào quốc gia này khá phức tạp như Giấy chứng nhận an toàn sức khỏe; Kết quả xét nghiệm; Các tài liệu chứng minh các thành phần nguyên liệu, phụ gia và quy trình sản xuất (Chứng nhận nhà sản xuất)... Cùng với đó, còn nhiều quy định khác của Nhật Bản liên quan như: Luật Thương mại quốc tế và Trao đổi ngoại hối; Luật Vệ sinh thực phẩm; Luật Thuế quan và Hải quan, Luật Tiêu chuẩn hóa và Dán nhãn các sản phẩm Nông và Ngư nghiệp; Luật Đo lường; Luật Bảo vệ sức khỏe; Luật Chống lại việc Đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm; Luật về Trách nhiệm đối với sản phẩm; Luật về các Giao dịch thương mại Đặc biệt; Luật Khuyến khích phân loại rác thải và tái chế container và bao gói/ Luật Khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên; Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh/ Luật Thương hiệu.

Các sản phẩm nhập vào Nhật Bản phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng, nhất là về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Do chưa có thương hiệu, hoặc không đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn, chứng chỉ (HACCP, Global Gap, Organic) nên các sản phẩm rau củ quả của Việt Nam còn khó đưa được vào thị trường. Đối với mặt hàng tiềm năng của Việt Nam như trái vải, do năng lực bảo quản, đóng gói, xử lý tiệt trùng còn yếu, hiện nay phải tiếp cận với thị trường Nhật Bản qua trung gian.

Thứ hai là phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ xuất khẩu khác có cùng cơ cấu hàng

38

Người tiêu dùng Nhật Bản có sự nhạy cảm cao với sự thay đổi liên tục giá bán của một sản phẩm nào đó, do vậy các nhà nhập khẩu Nhật Bản luôn đề cao sự ổn định của giá cả và lượng cung ứng từ phía đối tác Việt Nam.

Hiện nay, thị phần rau quả của Việt Nam còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Sản phẩm của Việt Nam cũng có tính tương đồng cao với các sản phẩm trong khu vực nên vừa khó cạnh tranh về giá; vừa khó cạnh tranh về thông tin với các nước như: Thái Lan, Ấn Độ, Philippines,... Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam thường ít có kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế.Công tác xây dựng trang mạng; thông tin, quảng bá sản phẩm và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại cũng chưa được chú trọng nên khó thành công trong việc chinh phục thị trường nước ngoài, nhất là những thị trường có yêu cầu cao như Nhật Bản.

Các nhà nhập khẩu Nhật Bản cũng nêu mối băn khoăn về sự ổn định nguồn cung và năng lực giữ chữ tín của doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp muốn chuyển đổi đối tác nhập khẩu nhưng vẫn lưỡng lự về khả năng đảm bảo chất lượng và nguồn hàng ổn định.

Vấn đề mức giá cũng là hạn chế lớn của các doanh nghiệp rau củ quả vì quy mô của các trang trại chưa đủ lớn và năng lực sản xuất khó có thể canh tranh được với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất rau củ quả còn thiếu tầm nhìn phát triển thị trường, chưa quan tâm đến cạnh tranh, nâng quy mô và đi ra quốc tế nên còn kém ổn định và kém chủ động hơn doanh nghiệp các nước ASEAN hoạt động trong cùng lĩnh vực.

Thứ ba là sự thiếu linh hoạt của chính các doanh nghiệp Việt Nam.

Sự thiếu linh hoạt của doanh nghiệp Việt Nam thể hiện ở việc thiếu tầm nhìn chiến lược. Khi thế giới đứt gãy nguồn cung, các nhà sản xuất và xuất khẩu của Thái Lan, Trung Quốc đã chuẩn bị ngay chiến lược phát triển thị trường bằng việc giảm giá mạnh mẽ các sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn và đẩy mạnh các hình thức marketing (tặng sản phẩm khi mua gạo Thái, đăng nguyên trang báo Straits Times để quảng cáo gạo Thái…). Trong khi đó, sự thiếu linh hoạt, khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh về giá thấp là nguy cơ khiến doanh nghiệp Việt Nam khó có thể thâm nhập thị trường Nhật Bản một cách bền vững.

Thứ tư, dân số Nhật đang bị già hóa nên xu hướng tiêu dùng của người Nhật Bản đối với hàng nông sản, thực phẩm đặc biệt quan tâm đến yếu tố tác động tới sức khỏe, sau đó là giá thành và sự tiện lợi của sản phẩm…

Những thách thức đặt ra cho thấy nếu muốn thâm nhập một cách bền vững, các sản phẩm hàng Việt trước tiên cần luôn đảm bảo chất lượng tốt để đáp ứng các quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản, đồng thời cũng cần có sự đa dạng về khẩu vị cho phù hợp với người Nhật, sự cải tiến trong thiết kế mẫu mã bao bì cho bắt mắt và thu hút người tiêu dùng (ví dụ như có nhãn mác ghi bằng tiếng Nhật giới thiệu chi tiết thông tin sản phẩm để tạo niềm tin của người mua hàng). Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giới thiệu về thương hiệu, sản phẩm cũng cần được chú trọng nhiều hơn nữa.

39

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiệp định CPTPP và tác động của hiệp định đến hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam vào thị trường nước thành CPTPP Nhật bản (Trang 37 - 39)