Tác động của Hiệp định đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiệp định CPTPP và tác động của hiệp định đến hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam vào thị trường nước thành CPTPP Nhật bản (Trang 34 - 36)

B. NỘI DUNG

2.2. Tác động của Hiệp định đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang

xuất khẩu ước tính đạt 390 triệu USD trong đó cà phê tăng 25,5%, hàng rau quả tăng 20%, hạt điều tăng 39%, hạt tiêu tăng 56%... Một số mặt hàng trái cây Việt Nam cũng chiếm thị phần lớn và ngày càng phổ biến trên thị trường, như thanh long, xoài, dừa, vải...

Trong 2 tháng đầu năm 2022, tình hình xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản có mức tăng trưởng tốt với 19,6% so với cùng kỳ năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt 294,8 triệu USD. Trong đó, hầu hết các mặt hàng đều có mức tăng trưởng mạnh mẽ như: Hạt tiêu tăng 174,8% so với cùng kỳ năm 2021; sắn và sản phẩm từ sắn tăng 82,7%; cà phê tăng 47,4%, hạt điều tăng 23,6%....

Qua đây, có thể nhận thấy được rằng, sau khi ký kết CPTPP, nông sản Việt Nam đã tận dụng được những lợi thế của mình và những cơ hội mà CPTPP mang lại nên xuất khẩu nông sản vẫn gặt hái được những thành công dẫu đối mặt với những khó khăn chung khi xuất khẩu sang thị trường khó tính như Nhật Bản.

2.2. Tác động của Hiệp định đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản Nhật Bản

Là một Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, CPTPP được dự báo, đã và đang có tác động toàn diện đến các hoạt động kinh tế, xã hội của Việt Nam, trong đó nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng và chịu tác động lớn cả tích cực và tiêu cực.

2.2.1. Tác động tích cực

Về cơ bản, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được đánh giá đã tác động tích cực tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản.

Thứ nhất, tăng quy mô, gia tăng xuất khẩu bởi những ưu đãi về thuế quan của Nhật Bản

dành cho mặt hàng nông sản của Việt Nam và nguồn cung nguyên liệu đầu vào đa dạng, giá rẻ, chất lượng cho sản xuất nông nghiệp. Nhờ CPTPP, Việt Nam có cơ hội nhiều hơn về nông sản nhiệt đới sang Nhật Bản. Rất nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm mặt hàng nông sản vào thị trường CPTPP được hưởng mức thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm.

Thứ hai, về thuận lợi hóa thương mại, các bên tham gia Hiệp định cam kết tăng cường

thuận lợi hóa thương mại, nâng cao tính minh bạch trong thủ tục hải quan. Các Bên đồng ý về các nội dung như: quy tắc xác định trước trị giá hải quan; các quy định về xử phạt trong

35

lĩnh vực hải quan… Điều này giúp cho việc xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản được thực hiện một cách công bằng và minh bạch; thực hiện thủ tục hải quan rút gọn; v.v

Thứ ba, Các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, môi trường, lao động… cũng sẽ là động

lực, sức ép để ngành nông nghiệp Việt Nam phấn đấu tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực

để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ tư, khi đã ký kết CPTPP, một số nước không có lợi thế về nông nghiệp, hàng rào

bảo hộ nông nghiệp giảm bớt thì có thể họ sẽ chuyển nguồn đầu tư sang Việt Nam. Khi có

đầu tư nước ngoài, bên cạnh việc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, điều quan trọng nhất là

nền nông nghiệp Việt Nam sẽ hấp thụ được khoa học kỹ thuật mới, thay đổi được cách làm truyền thống, nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, khiến xuất khẩu ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, tập trung vào chuỗi cung ứng trong nước để thay thế từ đó khắc phục các hạn chế về nguồn gốc xuất xứ của hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam. Cụ thể, Chương 9 về Đầu tư của CPTPP quy định khá toàn diện những nội dung có liên quan đến đầu tư qua biên giới, trong đó có nguyên tắc tối huệ quốc (MFN), đối xử quốc gia (NT), quyền của nhà đầu tư, của nước tiếp nhận đầu tư, giải quyết tranh chấp trong đầu tư, tiêu chuẩn đối xử tối thiểu, tước quyền sở hữu trong trường hợp cần thiết, chuyển lợi nhuận, không áp đặt các “yêu cầu thực hiện” (PR), yêu cầu về nhân sự và đặc biệt là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước (ISDS). Hầu hết các nước tham gia CPTPP đều là những quốc gia phát triển, có trình độ khoa học công nghệ cao và nguồn vốn dồi dào như Singapore, Nhật Bản, Australia, New Zealand, v.v. Việt Nam hiện đang xếp sau, thậm chí cách khá xa, tất cả các thành viên CPTPP khác về các chỉ số liên quan đến công nghệ Việc này giúp tăng sản lượng, hàng hóa sẽ vượt qua được vượt qua được các hàng rào kỹ thuật (TBT) và các biện pháp kiểm dịch vệ sinh, an toàn thực phẩm (SPS) của Nhật Bản từ đó thúc đẩy xuất khẩu nông sản.

⇒ Trong dài hạn, lợi ích đạt được không chỉ là tăng xuất khẩu mà còn bao gồm tăng hàm lượng công nghệ của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản.

2.2.2. Tác động tiêu cực

Thứ nhất, khi hàng rào thuế quan được xóa bỏ thì hàng rào kỹ thuật sẽ nghiêm ngặt và

khắt khe hơn, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến thực phẩm, liên quan đến con người.

Thực tế cũng cho thấy với hoạt động sản xuất nông nghiệp manh mún và nhỏ lẻ thì trình độ khoa học công nghệ của ngành cũng chưa cao và chất lượng sản phẩm có nhiều vấn đề. Thống kê một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cho thấy có một khoảng chênh lệch giá từ 15-50% do những yếu kém về chất lượng. Và với chỉ khoảng 5% hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, những rào cản kỹ thuật đối với nông sản, thực phẩm xuất khẩu sẽ đặt ra thách thức rất lớn cho các nhóm hàng này. Do chất lượng các sản phẩm nông sản xuất khẩu chưa đồng đều khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tại Việt Nam bị ảnh hưởng, không thể xuất khẩu được do chưa vượt qua được hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản.

Thứ hai, các quy định khác của Hiệp định CPTPP về bảo vệ bản quyền giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y, vấn đề lao động, nguồn gốc xuất xứ… cũng rất

36

chặt chẽ. CPTPP được ghi nhận là Hiệp định có tiêu chuẩn cao, toàn diện và cân bằng nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, do đó yêu cầu đặt ra là phải nâng cao canh tác nông nghiệp, hàng hóa đạt chuẩn quốc tế. Như vậy, nếu Việt Nam không khắc phục được điểm yếu này thì sẽ rất khó khăn cho cả nông dân lẫn doanh nghiệp xuất khẩu thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

Thứ ba, tạo ra cạnh tranh mạnh cả thị trường trong và ngoài nước. Chất lượng sản xuất

nông nghiệp nói chung, việc tiêu thụ, phân phối nông sản nói riêng ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí là yếu kém. Với CPTPP thậm chí có thể còn chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn là EVFTA, do nhiều nước thành viên có thế mạnh về khoa học, công nghệ, tài nguyên, cùng nhóm hàng thế mạnh nông nghiệp với Việt Nam, như New Zealand và Úc phát triển mạnh đại gia súc, sữa; hay Chile hiện đang xuất khẩu 40% tổng kim ngạch lĩnh vực nông nghiệp sang các thị trường châu Á, chiếm 15% GDP nước này…

⇒ Những tác động tiêu cực này có thể dẫn đến giảm xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tham gia CPTPP có tác động tích cực nhiều hơn đến hoạt động thương mại này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiệp định CPTPP và tác động của hiệp định đến hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam vào thị trường nước thành CPTPP Nhật bản (Trang 34 - 36)