Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiệp định CPTPP và tác động của hiệp định đến hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam vào thị trường nước thành CPTPP Nhật bản (Trang 31 - 34)

B. NỘI DUNG

2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản

2.1.1. Trước khi ký kết

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản trong những năm 2015 - 2017

(Nguồn: Bộ Công Thương)

Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản, tính cả các sản thực phẩm chế biến, có mức tăng trưởng 24,2% trong năm 2015 so với năm trước đó khi đạt 1,3 tỷ USD. Đặc biệt là xuất khẩu cà phê tăng 10,25% về khối lượng và tăng 0,24% về giá trị.

Năm 2016, báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật đạt 1,46 tỷ USD (tăng 6,6% so với năm 2015). Trong đó, rau quả tăng 1,5%, đạt 75,1 triệu USD; cà phê tăng 19,7%, đạt 202,9 triệu USD… Nhật là thị trường xuất khẩu nông sản đứng thứ 5 của Việt Nam (chiếm 6,6% kim ngạch xuất khẩu), trong đó là thị trường đứng thứ 2 về rau quả. Đây cũng là thị trường tiềm năng lớn lúc bấy giờ cho một số mặt hàng nông sản khác như điều, chè… nếu hàng hóa xuất khẩu bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật. Tuy nhiên, Nhật Bản lại là thị trường yêu cầu cao về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đặt nhiều biện pháp cũng như hàng rào kỹ thuật đối với nông sản nhập khẩu.

32

Năm 2017, xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản đạt 1,73 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2016, trong đó rau quả tăng mạnh 69,3% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 127,2 triệu USD. Đối với mặt hàng rau quả, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Mỹ) trong năm 2017 với thị phần là 3,7%. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2017 đạt 13,3%/năm. Nhu cầu của Nhật Bản đối với trái cây tươi nhiệt đới như chuối, thanh long, xoài, vải, măng cụt ngày càng gia tăng. Đến năm 2017, Việt Nam đã được phép xuất khẩu thanh long (ruột đỏ, ruột trắng), xoài, chuối, dừa sang thị trường. Tuy nhiên, trừ thanh long còn dư địa tăng trưởng tốt do đáp ứng tốt về thị hiếu và chất lượng, các loại trái cây tươi khác đều kém cạnh tranh so với các nước về giá do cước phí vận chuyển hàng không và chi phí bảo quản lạnh của Việt Nam cao hơn. Các sản phẩm rau quả chế biến từ xoài, vải, dứa, đậu lông, súp lơ, khoai lang… của Việt Nam tại thời điểm đó có tiềm năng rất lớn tăng trưởng xuất khẩu tại thị trường Nhật Bản.

Năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 37,9 tỷ USD, chiếm 7,9% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới. Trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản khoảng 3 tỷ USD (chiếm 7,9% tổng kim ngạch). Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2018 Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của các mặt hàng nông sản từ Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm 17,9% thị phần (tăng 9,4%). Năm 2018, theo Cục xuất nhập khẩu, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai về rau quả của Việt Nam, và cũng là thị trường tiềm năng cho một số mặt hàng nông sản khác như hạt điều, chè, thủ công mỹ nghệ. Cùng với đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực đều tăng. Trong số các mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của Việt Nam, có một số mặt hàng phải chịu áp lực giảm giá mạnh trong năm 2018, tuy nhiên cũng có những mặt hàng có sự tăng giá trên thị trường Nhật Bản, điển hình là gạo, rau quả, cá tra, đồ gỗ và lâm sản. Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng cho biết, ngoài xoài và thanh long từ năm 2018 đã được xuất khẩu chính thức vào Nhật Bản, nước này cũng đang xem xét thủ tục nhập khẩu đối với bưởi, nhãn khi đây là những loại trái cây Việt Nam có thế mạnh trong sản xuất. Ngoài ra, Nhật Bản ngày càng đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe đối với nông sản nhập khẩu từ Việt Nam. Thị trường Nhật Bản thường xuyên rà soát, điều chỉnh các quy định về an toàn thực phẩm và gia tăng tần suất kiểm tra hàng nông sản nhập khẩu, gây bất lợi đến tiến độ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.

Dù xuất khẩu nông sản từ Việt Nam vào Nhật Bản tăng trong những năm 2015 - 2018 nhưng theo thống kê, kim ngạch nhập khẩu nông sản của Việt Nam vào Nhật Bản giai đoạn này chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này.

33

2.1.2. Sau khi ký kết

Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 2019 đến nay (Từ khi CPTPP có hiệu lực đến nay)

(Nguồn: Bộ Công Thương)

Sau khi ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP có hiệu lực từ ngày 14/1/2019, Việt Nam tận dụng những lợi thế sẵn có và những cơ hội do Hiệp định mang lại để tăng cường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực, trong đó có nông sản.

Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bao gồm các mặt hàng rau quả, cà phê, hạt điều, hạt tiêu và sắn. Đây là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế.

Năm 2019, thương mại toàn cầu ảm đạm, thị trường tài chính tiền tệ gặp nhiều biến động, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc sụt giảm. Do đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản ước tính đạt 350 triệu USD vào năm 2019. Các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản bao gồm kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 122,3 triệu USD tăng 28% so với năm 2018 bù đắp lại sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng cà phê, hạt điều, hạt tiêu và sắn.

Năm 2020, dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, kinh tế toàn cầu suy giảm trên diện rộng, thương mại toàn cầu bị thu hẹp do đứt gãy chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, theo Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2020 của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản đạt 380 triệu USD, tăng 8,5% so với năm 2019. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng trưởng dương có rau quả tăng 4,3%; hạt điều tăng 64,6%; cà phê tăng 5,5%; hạt tiêu tăng 2,7%.

34

Năm 2021 - một năm đầy biến động, một năm “giông bão” với dịch bệnh bủa vây, thị trường nông sản có nơi, có lúc bị “đóng băng”, nhiều chuỗi nông sản thế giới bị đứt gãy… song, nông sản Việt Nam đã vươn lên để khẳng định vị thế của mình trong chuỗi cung ứng nông sản cho thế giới. Đây là thành công rất đáng ghi nhận, cũng là điểm tựa để xuất khẩu nông sản nói riêng, kinh tế nông nghiệp nói chung vươn tới những thành công mới, khẳng định vai trò là “bệ đỡ” của nền kinh tế trong bối cảnh thách thức vẫn đang ở phía trước. Tuy

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiệp định CPTPP và tác động của hiệp định đến hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam vào thị trường nước thành CPTPP Nhật bản (Trang 31 - 34)