Thực trạng hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAMCHI NHÁNH NGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNHHỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 64 - 76)

Phát triển Chi nhánh Nghệ An

2.2.2.1. Mô hình quản lý rủi ro tại BIDVNghệ An

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng tại Chi nhánh

Nhiệm vụ chính của Phòng Quản lý Rủi ro tại chi nhánh gồm có:

về công tác quản lý tín dụng

Thứ nhất, Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng:

V Phổ biến các văn bản chỉ đạo, quy chế, quy trình, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng do BIDV ban hành.

V Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác TD phù hợp với điều kiện của chi nhánh. Xây dựng chương trình, biện pháp phát triển TD và nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn, hiệu quả TD.

V Xác định các chỉ số liên quan đến kế hoạch tín trong hoạt động tín dụng của chi nhánh; phối hợp với Phòng KHTH xác định các chỉ tiêu kế hoạch liên quan đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Thứ hai, Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín

51

dụng vào việc quản lý danh mục.

Thứ ba. Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm.

Thứ tư, Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định.

Thứ năm, Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định..

Thứ sáu, Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo đúng quy định của BIDV.

Thứ bảy, Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh.

Thứ tám, Thực hiện việc xử lý nợ xấu:

- Đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu.

- Đề xuất các phương án thu hồi xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng (xử lý tài sản, xoá nợ, bán nợ, chuyển thành vốn góp...).

- Xem xét, trình lãnh đạo về việc giảm lãi, miễn lãi theo thẩm quyền của chi nhánh, hoặc trình BIDV (nếu vượt thẩm quyền).

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ các khoản nợ xấu đã được xử lý; Quản lý danh mục các khoản nợ rủi ro ngoại bảng, hoặc đã được bán nợ, khoanh nợ...

về công tác quản lý rủi ro tín dụng

Thứ nhất, Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp QLRR tín dụng: - Phổ biến các quy định của BIDV và đề xuất xây dựng các văn bản hướng

dẫn về quản lý, đánh giá, định hạng rủi ro tín dụng.

- Đề xuất, tổ chức thực hiện và phối hợp với các đơn vị thực hiện quy trình, thủ tục, rà soát, đánh giá RRTD và các biện pháp QLRRTD.

Thứ hai, Trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng - Nhận và xử lý kịp thời hồ sơ đề xuất tín dụng đối với KH, DA từ các phòng

52

liên để thẩm định, rà soát và đánh giá độc lập về hiệu quả, tính khả thi, các điều kiện TD, định giá TSĐB và đánh giá rủi ro của khoản vay để đảm bảo rằng các đề xuất TD phù hợp với quy định.

- Đề xuất trình lãnh đạo quyết định phê duyệt cấp tín dụng/bảo lãnh/tài trợ dự án/tài trợ thương mại, hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm quyền của chi nhánh, hoặc trình BIDV

- Thông báo các quyết định cho vay đã được phê duyệt đến phòng liên quan để thực hiện giải ngân và quản trị khoản vay.

Thứ ba, Phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề.

Thứ tư, Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vậnhành, thực hiệnvà kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịutrách nhiệm vềan toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theophạm vi nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủđúng quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV và của Chi nhánh.

2.2.2.2. Công tác điều hành chính sách về quản lý tín dụng

Quan điểm điều hành về hoạt động tín dụng của Ban lãnh đạo BIDV Nghệ An là đảm bảo mục tiêu: “ Phát triển hoạt động tín dụng an toàn - chất lượng - hiệu quả - bền vững, hướng dẫn theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế”. Ban lãnh đạo BIDV Nghệ An đều là những người có trình độ, công tác lâu năm trong ngành ngân hàng, có tâm huyết với nghề nên khả năng quản lý và điều hành rất tốt, góp phần mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của BIDV Nghệ An. Công tác chỉ đạo điều hành luôn luôn bám sát diễn biến thị trường, tuân thủ các quy định của BIDV Việt Nam và các chính sách vĩ mô của Nhà nước. Hoạt động tín dụng được Ban lãnh đạo đặc biệt chú trọng bởi đây là hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất, vì vậy công tác chỉ đạo, điều hành công tác tín dụng luôn được thực hiện thường xuyên như: Ban hành các công văn chỉ đạo hoạt động tín dụng của Chi nhánh; Tổ chức cho cán bộ tham gia các khoá đào tạo; Quán triệt tinh thần cho các cán bộ tín dụng về quản lý chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ các điều kiện giải ngân, kết quả phân loại khách hàng...

Chỉ đạo về phân loại nợ: Thực hiện theo đúng chính sách chỉ đạo hoạt động tín dụng của BIDV Việt Nam, để ngăn chặn, phát hiện rủi ro tín dụng Ban lãnh đạo

53

BIDV Nghệ An chỉ đạo các cán bộ tín dụng phải phân loại khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng với các mục tiêu sau:

Thứ nhất, là công cụ để BIDV thực hiện phân loại nợ theo thông lệ quốc tế và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Điều 7 Quyết định Số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN.

Thứ hai, giúp Chi nhánh xác định một cách hợp lý, chính xác ở mức độ cao nhất lượng tổn thất tín dụng theo từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế; Phân tích được lợi nhuận của các dòng sản phẩm. Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng chiến lược trong hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao.

Thứ ba, căn cứ vào các mức xếp hạng, các quy trình tín dụng và chính sách khách hàng (xác định lãi suất, thủ tục tín dụng...) sẽ được áp dụng một cách chính xác và đây là căn cứ để đưa ra các quyết định tín dụng hiệu quả.

Thứ tư, kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ hiệu quả hơn khi kết quả xếp hạng góp phàn đo lường hợp lý mức độ rủi ro của danh mục tín dụng tại chi nhánh.

Chỉ đạo hoạt động tín dụng tuân thủ chính sách và quy định của NHNN Việt Nam và BIDV Việt Nam: Thực hiện theo đúng tính thần chỉ đạo của NHNN về tăng trưởng tín dụng năm 2011 là “Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, góp phần kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, Ban lãnh đạo BIDV Nghệ An đã chỉ đạo hoạt động tín dụng trong thời gian tới cần tập trung vào các nội dung sau: Tập trung nghiên cứu, bám sát các mục tiêu, định hướng và chủ trương phát triển KTXH theo Nghị quyết đại hội lần thứ 17. Đảng bộ Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015, định hướng phát triển kinh tế, kêu gọi và thu hút đầu tư thông qua Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Nghệ An, các thỏa thuận được ký kết tại Hội nghị trong đó có định hướng phát triển kinh tế khu vực phía Tây của tỉnh, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các vùng kinh tế, nông thôn mới...

Kiểm soát hoạt động tín dụng: Tiếp tục kiểm soát điều hành tín dụng theo quý, tháng đến từng phòng, ban theo nguyên tắc gắn công tác tín dụng với nhiệm vụ trọng tâm là huy động vốn; trong đó có xem xét đến các dự án theo cam kết tại Hội nghị xúc tiến đầu tư; việc cấp tín dụng cho khách hàng phải nhằm phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; Mức dư nợ tối đa là 2.750 tỷ đồng (tăng trưởng 19.7%). Nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng gắn

54

với chất lượng tín dụng: gia tăng lãi suất cận biên với mức chêch lệch đầu vào - đầu ra 0,5- 1,5%/ năm, tận thu ngoại bảng đạt 100% kế hoạch giao, không gia tăng lãi treo, giảm thấp nợ quá hạn xuống còn 0.55%/TDN, nợ xấu còn 0.7%/TDN; nợ nhóm 2 còn 6.3%/TDN. Tăng dư nợ có TSBĐ lên 80%. Phân lọai nợ chính xác, đảm bảo trích đủ DPRR tín dụng, HSC không phải hỗ trợ.

Kiểm soát chặt chẽ trong cho vay nhập khẩu, chỉ cho vay phục vụ nhập khẩu các nhóm mặt hàng thiết yếu, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu; các máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; các mặt hàng đảm bảo cân đối nhu cầu của nền kinh tế với điều kiện khách hàng phải có dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có khả năng tạo nguồn ngoại tệ. Nhằm đạt kế hoạch chỉ tiêu thu dịch vụ ròng, quan tâm đúng mức đến việc ổn định và tăng trưởng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, tăng trưởng thu phí bảo lãnh trên 28%.

Định hướng tín dụng theo cơ cấu kỳ hạn nợ, theo ngành nghề: Tập trung phục vụ các khách hàng truyền thống tốt của BIDV đặc biệt là các khách hàng sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu như Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Thành Đạt, Công ty cổ phần đầu tư hợp tác kinh tế Việt Lào; Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Phương...; các Tập đoàn, Tổng công ty, các khách hàng sản xuất, kinh doanh có vai trò tạo lập các cân đối vĩ mô như Tổng công ty CTGT4, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và các đơn vị thành viên. Kiểm soát chất lượng tín dụng theo ngành nghề đảm bảo cơ cấu nền khách hàng theo hướng điều chỉnh nâng tỷ trọng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân, khách hàng được xếp hạng tín dụng từ A trở lên. Tăng cường cho vay bán lẻ khu vực sản xuất kinh doanh, tăng trưởng tối thiểu 16%. Tập trung ưu tiên vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu công nghiệp, vốn hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khôi phục và ổn định sản xuất. Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng cho khu vực phi sản xuất (hạn chế đến mức thấp nhất cho vay chứng khoán, bất động sản); cho vay bằng ngoại tệ không vượt quá 10%/tổng dư nợ;

Chỉ xem xét cho vay hoặc trình Hội sở chính xét duyệt những dự án tín dụng trung, dài hạn có hiệu quả, các dự án sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực được khuyến khích có hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuân thủ nghiêm chỉnh cơ cấu tín dụng trung dài hạn được giao, đảm bảo tỷ lệ dư nợ Trung dài hạn/ Tổng dư

55

nợ tối đa là 53%.

Tổ chức nghiên cứu và triển khai các chính sách, quy trình, nghiệp vụ tác nghiệp, chế tài trong hoạt động tín dụng nhằm nâng cao khả năng quản trị, kinh doanh, kiểm soát với mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng.

Nhìn chung, các chính sách, chỉ đạo hoạt động của Ban lãnh đạo BIDV Nghệ An được xây dựng khá chặt chẽ, đảm bảo việc áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống chi nhánh nhằm ngăn ngừa rủi ro nghiệp vụ.Tuy nhiên, với đặc thù là một ngân hàng thương mại nhà nước, các chính sách chỉ đạo vẫn mang tính cứng nhắc, chính sách khách hàng chưa thực sự mềm dẻo nên khó khăn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng bạn đặc biệt là các ngân hàng cổ phần.

2.2.2.3. Tuân thủ các chính sách quy trình tín dụng

Các thủ tục kiểm soát áp dụng đối với quy trình tín dụng tại Chi nhánh đều tuân thủ theo 3 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc phân công, phân nhiệm; Nguyên tắc bất kiêm nhiệm; Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn.

Nguyên tắc phân công, phân nhiệm

Nguyên tắc này thể hiện rõ nét qua quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh, quá trình cho vay từ khi tiếp cận nhu cầu của khách hàng đến khi quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng vay vốn tại Chi nhánh luôn được tuân thủ theo một thủ tục kiểm soát chặt chẽ với việc phân chia trách nhiệm tách bạch giữa các Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản trị tín dụng, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng dịch vụ khách hàng. Lãnh đạo phụ trách cũng được phân công quản lý từng mảng nghiệp vụ khác nhau, tránh chồng chéo, cùng lúc đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ có liên đới với nhau. Theo đó Phòng Quan hệ khách hàng tiếp xúc với khách hàng đầu tiên, có nhiệm vụ tư vấn, tiếp nhận nhu cầu tín dụng và phân tích hồ sơ khách hàng để lập báo cáo đề xuất tín dụng. Tiếp theo đó, Phòng Quản lý rủi ro sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và tiến hành thẩm định rủi ro. Sau khi khoản vay đáp ứng đủ điều kiện và được phê duyệt cấp tín dụng, đề xuất giải ngân thì Phòng Quản trị tín dụng chịu trách nhiệm nhập thông tin giải ngân trên hệ thống SIBS và lưu giữ hồ sơ, Phòng Dịch vụ khách hàng có trách nhiệm giải ngân khoản vay cho khách hàng. Như vậy, việc quyết định giải ngân cho bất kỳ khoản vay nào tại Chi nhánh đều phải thông qua nhiều bộ phận nghiệp vụ, không có bộ phận nào đảm trách công việc từ đầu đến cuối, điều này giúp cho việc cấp tín dụng tránh được các

56

sai sót, gian lận, đồng thời đảm bảo việc kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận.

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm

Công tác bổ nhiệm, điều phối hay sắp xếp cán bộ tại Chi nhánh luôn tuân thủ theo nguyên tắc “bất kiêm nhiệm ”. Đối với một nghiệp vụ phát sinh tại mỗi phòng đều có sự phân giao nhiệm vụ trong thực hiện và sự tách biệt trong phê duyệt khoản vay, thường là qua 3 bước. Trước hết, cán bộ tín dụng là người tổng hợp, báo cáo, sau đó Trưởng/phó Phòng có trách nhiệm ký kiểm soát, Lãnh đạo mới là người cuối cúng ký quyết định phê duyệt hay không.

Giữa các phòng cũng phân công chức năng, nhiệm vụ khác nhau trên cơ sở phối hợp hoạt động với nhau. Các Bộ phận thẩm định, Bộ phận giải ngân, Bộ phận đề xuất giải ngân đều có chức năng, nhiệm vụ riêng, không Bộ phận nào được phép kiêm nhiệm nhiệm vụ của các phòng khác. Các cán bộ của từng phòng chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan tới chức năng, nhiệm vụ của mình. Tại Chi nhánh, Phó giám đốc phụ trách bộ phận Quan hệ khách hàng chỉ phê duyệt các đề xuất tín dụng, Giám đốc chịu trách nhiệm phê duyệt báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng và ký quyết địn cấp tín dụng, Phó giám đốc phụ trách tác nhiệp ký đề xuất giải ngân... Do đó, việc phân giao trách nhiệm không có sự chồng chéo, đảm bảo trong mỗi bước của quy trình tín dụng đều có các bộ phận đảm nhận trách nhiệm riêng, độc lập, không kiêm nhiệm.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAMCHI NHÁNH NGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNHHỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 64 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w