Kiến nghi với BIDV

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAMCHI NHÁNH NGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNHHỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 104 - 120)

3.3.3.1. Xây dụng chiến lược quản lý Rủi ro tín dụng và hoàn thiện chính sách tín dụng

a. Xây dựng chiến lược rủi ro tín dụng

BIDV phải đề ra chiến lược kinh doanh tín dụng trên cơ sở phân tích tình hình kinh doanh hiện tại, đánh giá rủi ro liên quan đến việc cho vay cũng như khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Chiến lược này phải được Ban điều hành xem xét lại hàng năm, phải lập được kế hoạch xu hướng tổng thể của hoạt động kinh doanh tín dụng. Chiến lược này cũng phải cụ thể hoá bằng văn bản và được phổ biến trong nội bộ Ngân hàng. .

b. Hoàn thiện chính sách tín dụng

Để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng BIDV phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế, chính sách tín dụng của BIDV cần phải hoàn thiện những nội dung cơ bản sau đây:

chế phân cấp uỷ quyền: Việc phân cấp, uỷ quyền trong phê duyệt tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc:

Tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của Ngân hàng Đầu tư &Phát triển Việt Nam về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả.

Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng, tuân thủ quy trình xét duyệt tín dụng từ khâu xét duyệt tín dụng

90

đến khâu kiểm soát.

Phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động, quy mô, điều kiện, khả năng và đặc điểm từng đơn vị, phù hợp với năng lực của người được phân cấp, uỷ quyền cũng như năng lực kiểm soát rủi ro của đơn vị được phân cấp.

Giao nhiệm vụ cho một ban, một tổ thường xuyên cập nhật thông tin, xây dựng, cập nhật và phổ biến chính sách tín dụng trong từng thời kỳ đến các Sở Giao dịch III trong hệ thống BIDV.

Có các công cụ hữu hiệu giám sát tình hình thực hiện chính sách tín dụng tại các Sở Giao dịch III thông qua các hình thức như sau: tăng cường kiểm tra, giám sát xây dụng chế tài thưởng phạt đảm bảo khuyến khích các Sở Giao dịch III nghiêm túc thực hiện.

3.3.3.2. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng

Xây dựng quy trình cấp tín dụng theo từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, trong đó kết họp toàn bộ các giai đoạn từ cung ứng tín dụng đến bảo lãnh, phát hành L/C.. trong đó quy trình phải phù hợp với từng lĩnh vực, gắn liền với nhu cầu của khách hàng, yêu cầu về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, tính đặc thù trong kinh doanh của từng ngành nghề.

Tín dụng và dịch vụ là hai hoạt động gắn kết với nhau, đế khai thác toàn diện các tiềm năng hợp tác với khách hàng doanh nghiệp, cần xây dựng cơ chế, quy trình cung cấp sản phẩm dịch với - tín dụng trọn gói bao gồm cung ứng tín dụng và các dịch với bảo hiểm, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế. Đồng thời triển khai việc áp dụng lãi suất cho vay và phí dịch vụ linh hoạt theo nguyên tắc gói sản phẩm, dịch vụ thu về. Trên cơ sở sản phẩm, dịch vụ khách hàng sẽ sử dụng của BIDV như tín dụng, tiền gửi, thanh toán quốc tế, trong nước, mua bán ngoại tệ...đồng thời với việc triển khai áp dụng các loại phí cam kết, phí trả nợ trước hạn, phí đầu mối, phí thẩm định dự án, phí cấp hạn mức tín dụng...BIDV cần xây dựng chính sách định giá tiền vay linh hoạt đảm bảo mức lãi suất cho vay cạnh tranh nhất để thu hút khách hàng.

Đối với tín dụng doanh nghiệp của BIDV chưa chú trọng đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Đây là lĩnh vực ngày càng phát triển khi Việt Nam gia nhập WTO, vì vậy, BIDV nên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, xây dựng chính sách cụ thể theo từng nhóm khách hàng và lĩnh vực xuất nhập khẩu, xây dựng

91

cơ chế khuyến khích các Sở Giao dịch III đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu Kiến nghị BIDV xây dựng tổ chức hội nghị khách hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu theo từng khu vực, bao gồm cả khách hàng hiện có và các khách hàng tiềm năng.

Đối với tín dụng cá nhân: BIDV xây dựng, đánh giá hiệu quả và hoàn thiện cơ chế cho vay mua nhà ở, cho vay mua Ô tô, cho thuê tài chính, tín dụng tiêu dùng... Việc ban hành sản phẩm phải gắn liền với thực tiễn, theo đó các sản phẩm khi đưa ra phải được Sở Giao dịch III triển khai và được khách hàng chấp nhận. Đối với mỗi sản phẩm khi đưa ra cần có kế hoạch nghiên cứu lựa chọn địa bàn để triển khai, lựa chọn khách hàng và đánh giá hiệu quả. Việc mở rộng các sản phẩm phải được triển khai và cụ thể hoá từng bước, gắn liền với kiểm soát, đánh giá tiện ích và chất lượng.

3.3.3.3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng

Để hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ áp dụng hiệu quả đối với tất các doanh nghiệp, Ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo các hướng sau đây:

Việc xây dựng hệ thống nội bộ xếp hạng khách hàng càn phân biệt theo từng nhóm khách hàng vì mỗi nhóm khách hàng có đặc điểm hoạt động khác nhau nên cần có những tiêu chí đánh giá khác nhau:

Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp lớn, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi xây dựng bảng điểm cần chú ý các chỉ tiêu tài chính; Lưu chuyển tiền tệ; Quản lý: Kinh nghiệm kinh doanh và kinh nghiệm trong ngành, tính khả thi của phương án kinh doanh; Quá trình trả nợ vay tại BIDV và các Ngân hàng khác, Mức độ giao dịch ...; Các yếu tố bên ngoài: Triển vọng ngành, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.

Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Về cơ bản các chỉ tiêu đánh giá cũng giống nhóm các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng tỷ trọng các chỉ tiêu thì khác nhau: Trong khi các khách hàng là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài các chỉ tiêu tài chính là rất quan trọng thì các chỉ tiêu đánh giá ông chủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng quản lý và quá trình quan hệ với Ngân hàng lại quan trọng hơn vì các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này không thực sự đáng tin cậy, không phản ánh thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

92

Nhóm khách hàng là cá nhân: cần đưa hệ thống xếp hạng đối với khách hàng cá nhân đi vào hoạt động

Chia nhỏ bé chỉ tiêu đành giá phù hợp với quy mô doanh nghiệp, ngành kinh doanh. Với mỗi chỉ tiêu phân tích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần xây dựng khung chuẩn cho từng nhóm doanh nghiệp theo quy mô, ngành kinh doanh trong từng thời kỳ.

Tham khảo hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các tổ chức uy tín như Moody's, Standard & Poor. . . để bổ sung các chỉ tiêu đánh giá có ý nghĩa và tiến dần tới chuẩn mực quốc tế.

Kiểm soát chặt chế thông tin đầu vào của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Thông tin đầu vào phải là thông tin chuẩn, đáng tin cậy thì kết quả xếp hạng mới chính xác.

3.3.3.4. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Nen tảng cho hoạt động của Ngân hàng hiện đại là dựa trên cơ sở của công nghệ thông tin hiện đại. Đến nay, BIDV đã hoàn thành việc triển khai dự án hiện đại hoá Ngân hàng trên phạm vi toàn hệ thống. Tuy nhiên, bằng khả năng của mình BIDV cần hiện đại hoá công nghệ, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm tạo thêm tiện ích cao nhất cho khách hàng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch.

Đối với các phần mem hiện sử dụng trong nội bộ BIDV, cần có kế hoạch bảo trì nâng cấp hệ thống để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của người sử dựng. Ban Công nghệ đầu mối phối hợp với Trung tâm CNTT xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai quyết liệt dự án nâng cấp SIBS, nâng cao tốc độ xử lý các sản phẩm thanh toán thông qua việc nâng cấp các chương trình Swift, Gateway, Swift Editor.

Trung tâm công nghệ cần đấy mạnh nghiên cứu, đối mới các chương trình phần mềm hiện đại trong công tác quản lý tài sản nợ -có (Quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối), huy động vốn. Đặc biệt cần chú ý nâng cấp phần mềm thẩm định dự án tín dụng sao cho đõ phức tạp cho cán bộ thẩm định dự án.

3.3.3.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Công tác cán bộ bao giờ cũng là khâu quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của một tổ chức. Đối với lĩnh vực Ngân hàng thì yếu tố con người càng có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động trên hai phạm trù, đó là

93

trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của người cán bộ Ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý tài sản Ngân hàng nói riêng có hiệu quả thì cần phải quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại và giáo dục đôi ngũ cán bộ Ngân hàng trên hai khía cạnh đó.

Ngoài ra, BIDV nên tạo điều kiện cho các cán bộ có năng lực, có khả năng nghiên cứu được đi học tập trung dài hạn ở trong và ngoài nước, nhất là nghiên cứu thực tế tại các Ngân hàng hiện đại để tiếp thu các kiến thức, các kinh nghiệm thực tế ứng dụng vào hoạt động của BIDV, đồng thời gắn kết người lao động đối với BIDV. Đối với các cán bộ lãnh đạo, BIDV nên thường xuyên tổ chức các buổi học tập về kỹ năng quản lý, làm việc theo nhóm để nâng cao khả năng quản lý cho cán bộ lãnh đạo của BIDV.

Định kỳ hàng quý, hàng nằm BIDV nên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tổng kết tập huấn nghiệp và để các cán bộ làm công tác quản lý tài sản có thể trao đổi, thảo luận những vướng mắc xuất phát từ thực tiễn công việc để từ đó rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý điều hành.

Bên cạnh đó, đối với các lĩnh vực kinh doanh mới và then chốt, BIDV có thể thuê chuyên gia nước ngoài để xây dựng, quản lý, chuyển giao và đào tạo cho cán bộ nhân viên của Ngân hàng.

Ket luận chương 3

Trước hết tác giả nêu mục tiêu và định hướng hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh trong những năm tới, những vấn đề đặt ra trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và phương hướng hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại BIDV Nghệ An. Trên cơ sở đó, Tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại BIDV Nghệ An.

94

KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An nói riêng, và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung. Có thể thấy được hoạt động tín dụng trong các ngân hàng thương mại chứa đựng rất nhiều rủi ro và đó là vấn đề tất yếu không thể tránh khỏi, chỉ có điều mức độ xảy ra rủi ro và khả năng hạn chế rủi ro tới đâu mà thôi.

Qua quá trình làm việc và nghiên cứu thực tiễn hoạt động tín dụng của BIDV Nghệ An, Tác giả nhận thấy việc triển khai nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, nó góp phần giảm bớt tổn thất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo điều kiện cho các NHTM nước ta tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh thời mở cửa.

Bám sát vào mục tiêu đó, trên cơ sở tìm hiểu hoạt động kinh doanh và nghiên cứu môi trường quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Nghệ An. Từ đó tìm ra các nguyên nhân cơ bản hạn chế hoạt động quản trị ro tín dụng ở các NHTM nói chung và BIDV Nghệ An nói riêng.

Luận văn cũng đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Nghệ An, đồng thời cũng đã đưa ra một số kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, các cấp - ngành có liên quan và NHNN, nhằm sửa đổi và hoàn thiện các quy chế trong hoạt động tín dụng và hệ thống pháp luật ở nước ta, với mục đích là tạo môi trường kinh tế và pháp luật thuận lợi cho hoạt động của các NHTM nói riêng và sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, thu thập các tài liệu liên quan để Luận văn truyền tải được nhiều nội dung lớn hơn tới người đọc song vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tuy nhiên, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Thị Lan, Luận văn đã phân tích và đưa ra được một số giải pháp cho quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Nghệ An trong giai đoạn hội nhập quốc tế, đóng góp một phần nhỏ bé trong công tác quản trị ngân hàng của BIDV Nghệ An nói riêng và các NHTM nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. NGƯT TS Tô Ngọc Hưng (2009), iiGiao trình Ngân hàng Thương mại”, NXB thống kê.

2. Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An - Phòng Quản lý rủi ro, phòng Ke hoạch Tổng hợp (2009, 2010, 2011), “Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh của BIDVNghệ An 3 năm 2009, 2010, 2011 ”.

3. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2006), “Quyết định ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ”.

4. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009), “Tài liệu tập huấn triển khai Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN”.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( 2001), “Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN”

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005”

7. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (2009), “Quy định về trình tự, thủ

tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân ban hành kèm Quy định số 4321/QĐ-VP ngày 16/02/2009”.

8. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (2009), “Quy định giao dịch bảo đảm

trong cho vay ban hành kèm Quy định số 3979/QĐ-PC ngày 13/07/2009”.

9. TS. Phạm Huy Hùng (2012), “Xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Ngân hàng Công thương số tháng 06/2012.

10.Trần Anh Hoàng (2011) “Nâng cao quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại

cổ phần”, Thời báo Ngân hàng số ra ngày 8/8/2011.

11. Hải Minh (2006), “Nâng cao quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại cổ phần”, Thời báo Ngân hàng số ra ngày 8/8/2006.

12.Nguyễn Linh (2011), ‘‘Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro hoạt động trong

các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Kinh tê & Phát triển số tháng 06/2011.

13. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2005), “Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngân Hàng”, NXB Thống Kê.

14. Ủy ban BASEL (2000), “Basel Committee on Banking Supervision, Principles for the Management and Supervision of Credit Risk, Bank for International Settlements ”.

15. Trung tâm Đào tạo BIDV Việt Nam (2011), “Tài liệu tập huấn công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV Việt Nam) tháng 3-4/2011 ”

PHỤ LỤC 2.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAMCHI NHÁNH NGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNHHỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 104 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w