về phía khách hàng
Một số khách hàng vẫn còn hạn chế về kiến thức kinh doanh và khả năng nắm bắt thị trường, vì vậy khả năng chống đỡ với những yếu tố biến động có tính chất bất lợi là hết sức khó khăn. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp thường thiếu thông tin về tình hình tài chính trong nước và quốc tế để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nhất là đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, họ thiếu thông tin về các tập quán, thông lệ quốc tế, khi đó dẫn đến tình trạng vi phạm hợp đồng, thiệt hại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do thiếu thông tin nên doanh nghiệp đã phân tích nhu cầu thị trường sai, gây ra lãng phí vốn. Bên cạnh đó rủi ro về công nghệ được thể hiện rất rõ trong các dự án, phương án vay vốn trung dài hạn tại chi nhánh, phần lớn vốn vay của doanh nghiệp được sử dụng vào đầu tư máy móc, thiết bị. Nhiều dự án của doanh nghiệp không thể thành công do không thẩm định rõ chất lượng, giá trị thực tế của công nghệ, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất sau này và không thực hiện đúng cam kết trả nợ cho chi nhánh.
về phía Ngân hàng
Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế và các thông tin về khách hàng còn chưa cập nhập kịp thời nên việc đánh giá các dự án, hồ sơ xin vay vốn còn chưa đạt hiệu quả cao. Cán bộ tín dụng chưa đánh giá được tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn, việc đánh giá thẩm định khách hàng còn sơ sài, thiếu các thông tin chính xác trong việc phân tích rủi ro trong giao dịch với khách hàng, việc đánh giá thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay còn chưa chuyên nghiệp, thẩm định, phân tích hiệu quả và khả năng trả nợ thiếu tính chính xác nên xảy ra tình trạng dự án
68
cân xứng, không cập nhật. Hiện nay, tại Chi nhánh, thông tin về khách hàng chủ yếu là do sự đánh giá, tìm hiểu của cán bộ tín dụng và Trung tâm thông tin tín dụng CIC cung cấp, tuy nhiên những thông tin này thường chưa đầy đủ và không được cập nhật thường xuyên. Vì vậy quá trình thẩm định của cán bộ tín dụng rất mất thời gian, và thiếu hiệu quả, có khi là không chính xác. Bên cạnh đó, nguồn thông tin bên ngoài thường có nhiều “sạn”, và chưa có quy chế cụ thể nào cho phép mua thông tin bên ngoài và các ban ngành hỗ trợ cung cấp thông tin. Những hạn chế này dễ gây ra rủi ro trực tiếp đối với chi nhánh và gây khó khăn cho quá trình quản trị rủi ro.
Tại Chi nhánh, công tác thực hiện tài sản đảm bảo còn khó khăn do thị trường bất động sản ở Việt Nam nói chung và địa bàn Tỉnh Nghệ An nói riêng vẫn chưa phát triển, thiếu sự ổn định và rất đa dạng do đó gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định. Mặc dù đã có yêu cầu phải có bảo hiểm tài sản, nhưng đó không thể coi là bùa hộ mệnh đồi với giá trị của khoản tín dụng. Đôi khi cán bộ tín dụng hay bỏ sót một số khâu trong quy trình thẩm định, gây ra rủi ro cho Chi nhánh trong quá trình thu hồi nợ. Hơn nữa việc quản lý tài sản đối với ngân hàng rất khó khăn, do không có kho riêng để bảo quản nên thường xảy ra tình trạng sụt giảm giá trị của tài sản mà ngân hàng không thể kiểm soát được do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Khâu đánh giá mức độ rủi ro lại thiếu chính xác.
Hiện nay, các ngân hàng hiện đại thường sử dụng công cụ quản lý rủi ro VAR (Value at risk), với sự hỗ trợ của hệ thống mạng công nghệ hiện đại, có khả năng quản lý dữ liệu tập trung. Bản thân BIDV Nghệ An đang trong quá trình hiện đại hóa với phần mềm INCAS cho nên vẫn còn nhiều khó khăn trong hoạt động quản trị rủi ro, khâu đánh giá mức độ rủi ro vẫn còn thực hiện thủ công. Trong khi đó hình thức phân tích, quản lý của chi nhánh vẫn còn sơ sài, số liệu chưa tổng hợp chi tiết, chưa có sự phân loại cụ thể, do đó công tác đánh giá rủi ro của ngân hàng chưa phản ánh đúng mức độ.
Nguyên nhân khác
Hiện nay môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tới không kiểm soát được các hiện tượng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng. Các chính sách tín dụng của Nhà nước mặc dù linh hoạt nhưng vẫn chưa khắc phục được sự biến động nhanh và không có quy luật trên thị trường đối với vàng và ngoại tệ khiến cho hoạt động của Chi nhánh hết sức khó khăn.
69
Hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng chưa hiệu quả. Hiện nay, Ngân hàng Nhà Nước đã xây dựng trung tâm thông tin tín dụng CIC nhằm có dữ liệu cung cấp, chia sẻ cho các ngân hàng thương mại trong công tác tín dụng và tiến sâu hơn nữa là phục vụ công tác đánh giá các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay thông tin của CIC còn chưa được cập nhật một cách đầy đủ và còn thiếu chính xác do các Ngân hàng thương mại vì cạnh tranh nên thường không cung cấp kịp thời và đầy đủ những thông tin về khách hàng vay vốn, hoặc nhiều Ngân hàng thương mại không quan tâm lắm đến mối quan hệ với trung tâm từ đó thiếu sự hợp tác làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như số lượng những thông tin tín dụng trong khi đó Ngân hàng Nhà nước thiếu hành lang pháp lý và biện pháp chế tài trong việc thiết lập mối quan hệ ràng buộc giữa Trung tâm với các Ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, Sự biến động chính trị, xã hội trong và ngoài nước gây khó khăn cho doanh nghiệp; sự biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng...
Ket luận chương 2
Trong chương 2 của luận văn đí sâu vào phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An trên cơ sở lý luận đã phân tích tại Chương 1. Đồng thời đưa ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại hạn chế cũng như nguyên nhân của sự tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An.
70
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH NGHỆ AN
•