Hoàn thiện việc phân tích rủi ro tín dụng với khách hàng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAMCHI NHÁNH NGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNHHỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 91 - 94)

Xét duyệt cho vay và kiểm tra kiểm soát việc sử dụng vốn vay là nhân tố hết sức quan trọng để đảm bảo cho vốn vay tín dụng phát huy được hiệu quả như mong muốn. Trong thẩm định khách hàng vay vốn, ngoài việc thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, uy tín của khách hàng và

77

người giới thiện vẫn còn một số nhân tố chưa được cán bộ tín dụng quan tâm nhưng cần phải đề cập trong quá trình thẩm định khách hàng vay vốn. Đó là các chỉ số dự báo trước khi cho vay như: Giá vàng, tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán về kinh tế, chính trị, xã hội. Trên cơ sở những thông tin về tỷ giá, lạm phát và những diễn biến về nền kinh tế trong thời gian tới cán bộ tín dụng cần có kiến nghị cụ thể về sự cần thiết bổ sung những nhân tố trên trong chu trình thẩm định khách hàng. Khi xét duyệt cho vay, BIDV Nghệ An cần phải tổ chức theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa các khâu thẩm định và quyết định cho vay. Việc tuân thủ công tác kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trước khi giải ngân rất quan trọng.

Trên thực tế có rất nhiều khoản vay do sơ suất trong việc kiểm tra tính chính xác của mục đích giải ngân của khách hàng đã gây ra các khoản tín dụng xấu. Công tác này cần được một bộ phận độc lập là bộ phận giải ngân tín dụng thực hiện để đảm bảo có tính kiểm tra chéo. Nếu được tổ chức tốt và có cơ chế hoạt động rõ ràng thì bộ phận giải ngân tín dụng sẽ có khả năng rà soát một cách chặt chẽ các hồ sơ tín dụng trước khi giải ngân để giảm thiểu rủi ro các sai phạm, sai sót có thể gây ra tổn thất cho ngân hàng.

Các điều kiện tín dụng thường thay đổi theo thời gian và ảnh hưởng đến điều kiện tài chính của người vay cũng như khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, do đó sau khi cho vay BIDV Nghệ An cần quan tâm hơn đến công tác kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng để nắm bắt kịp thời thực trạng chất lượng khoản cho vay. Một số biện pháp cơ bản được áp dụng bao gồm:

Thứ nhất: Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụngtheo đinh kỳ nhất định 30. 60 hay 90 ngày đối với các khoản tín dụng nhỏ và vừa. Đặc biệt cần kiểm soát thường xuyên với những khoản cho vay lớn vì rủi ro các khoản cho vay này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài chính ngân hàng. Kiểm tra toàn diện các khoản vay vượt quá một mức dư nợ nhất định. Đảm bảo yêu cầu mật độ kiểm tra cao hơn đối với nhóm nợ xấu

Thứ hai: Tổ chức quá trình kiểm soát sau khi cho vay cần đảm bảo đánh giá được tất cả những đặc tính quan trọng nhất đối với mỗi khoản cho vay bao gồm đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán, quá trình thanh toán của khách hàng, chất lượng và điều kiện của tài sản dùng làm bảo đảm tín dụng, đánh giá

78

chuẩn do cơ quan quản lý đặt ra. Cần đặc biệt lưu ý đối với các khách hàng có các biểu hiện sau: Không tạo điều kiện cho nhân viên ngân hàng tham gia nơi sản xuất kinh doanh, trị giá mua hàng trả chậm lớn hơn so với vốn tự có, luôn thiếu hụt tiền chi trả, phải vay nợ ngân hàng, nợ tiền lương nhân viên kéo dài, nợ tiền thuế kéo dài, chi phí quản lý cao, chậm trễ báo cáo tài chính cho ngân hàng, không thuyết minh hoặc thuyết minh không rõ ràng các số liệu trong báo cáo tài chính, trì hoãn trong việc giao tiếp với ngân hàng, kể cả việc hợp tác với kiểm tra.

Thứ ba: Tăng cường các biện pháp kiểm soát tín dụng trong tình hình kinh tế xã hội hay hoạt động ngân hàng có biểu hiện đi xuống hoặc nhiều ngành nghề sử dựng nhiều tín dụng của ngân hàng có biểu hiện những vấn đề nghiêm trọng trong phát triển, đe dọa sự an toàn hiệu quả vốn tín dụng ( Ví dụ: nền kinh tế suy giảm mạnh xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới).

Thứ tư: Kiểm tra tín dụng sau khi cho vay không phải là công việc thừa, lãng phí, mà rất cần thiết để hình thành chính sách cho vay của BIDV Nghệ An một cách lành mạnh, giúp cho Ban giám đốc BIDV Nghệ An điều hành trong việc đánh giá toàn bộ tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống cũng như đinh hướng chính sách “ Quỹ dự trữ bù đắp rủi ro” và chiến lược tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng trong tương lai.

Thứ năm: Việc đánh giá kiểm tra thông tin liên quan đến năng lực tài chính, năng lực quản lý của khách hàng chủ yếu dự trên thông tin từ phía khách hàng cung cấp hoặc từ các ban ngành liên quan như Cục thuế, Cơ quan kiểm toán...CB QHKH cần tận dụng các nguồn thông tin này để nhận định chính xác về khách hàng vay. Vì nguồn thông tin do khách hàng cung cấp có thể tính chính xác không cao đặc biệt trong trường hợp khách hàng vay vốn cố ý làm sai lệch thông tin, Chi nhánh cần có cơ chế phối hợp với các cơ quan ban ngành có đủ chức năng đối chiếu thông tin, đồng thời áp dụng biên pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng và các đối tượng có liên quan ( Ban lãnh đạo doanh nghiệp, các cổ đông góp vốn...) thông qua các câu hỏi đặt ra như: Báo cáo tài chính có đầy đủ hay không (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh Báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)? Báo cáo Tài chính đã được kiểm toán hay chưa? (Không bao gồm kiểm toán nội bộ). Trong các khoản phải thu, liệu có những khoản phải thu khó đòi được tính vào các khoản phải thu? Trong Bảng cân đối kế toán có những khoản thanh toán/ những

79

khoản phải thu chờ xử lý có giá trị lớn? Việc hạch toán hàng tồn kho (Nguyên tắc hạch toán, Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, Phương pháp hạch toán hàng tồn kho, Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho) có phù hợp với: Quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán về Hạch toán hàng tồn kho. So với kỳ báo cáo trước, DN có những khoản lỗ bất thường hay không?...

Việc phân tích tài chính là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện tại của Doanh nghiệp qua việc tính toán và phân tích những Chỉ tiêu khác nhau sử dụng những số liệu từ các Báo cáo tài chính. CBTD cần phải tìm ra được các mối liên hệ giữa các tỷ số tính toán được để có thể đưa ra những kết luận chính xác về khách hàng. Hoàn toàn không có một chuẩn mực nào cho phần phân tích theo từng tỷ số. Một hoặc một số chỉ số là tốt cũng chưa thể kết luận là công ty đang trong tình trạng tốt.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAMCHI NHÁNH NGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNHHỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w