Phân loại công cụ phái sinh

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊRỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 31 - 42)

Công cụ phái sinh trên thế giới rất phong phú và có nhiều tiêu chí phân loại khác nhau, cụ thể nhu sau:

Thứ nhất, dựa trên tài sản cơ sở của công cụ phái sinh, có các loại công cụ phái sinh tuơng ứng là: công cụ phái sinh hàng hóa, công cụ phái sinh tiền tệ, công cụ phái sinh các chỉ số tài chính, công cụ phái sinh chứng khoán...

Thứ hai, dựa trên đặc điểm của từng loại nghiệp vụ phái sinh, phổ biến nhất là bốn loại: hợp đồng kì hạn (forward), hợp đồng tuơng lai (future), hợp đồng quyền chọn (option) và hợp đồng hoán đổi (swap).

1.2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward)

Khái niệm

“Hợp đồng kì hạn là một thỏa thuận trong đó một nguời mua và một nguời bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa với khối luợng xác định,

tại một thời điểm xác định vào ngày hôm nay” [7].

Lịch sử ra đời

Trong bốn công cụ phái sinh đuợc đề cập ở luận văn, hợp đồng kỳ hạn là công cụ ra đời sớm nhất, và cũng là loại công cụ dễ sử dụng nhất.

Nguời ta cho rằng những hợp đồng kỳ hạn đầu tiên do các thuơng nhân Hà Lan tạo ra. Vào thế kỷ thứ 12 sau Công nguyên các thuơng nhân Hà Lan thuờng liên kết với nhau đầu tu mua đất của những bá tuớc vùng Champagne nuớc Pháp. Để thực hiện những thuơng vụ này, những thuơng nhân nguời Hà Lan đã sử dụng một loại chứng từ gọi là “letter de faire” (hay “letter of the faire”) trong đó quy định ngày giao hàng vào sau thời gian đó [3, tr.45]. Đó chính là dạng hợp đồng kỳ hạn sơ khai đầu tiên đuợc sử dụng. Tuy nhiên, phải đến sau này khi những hợp đồng kỳ hạn đuợc thực hiện rầm rộ với mặt hàng hoa Tuylip (Hà Lan) trong thời kỳ “bong bóng hoa Tuylip”, những hợp đồng kỳ hạn mới thực sự phát triển mạnh mẽ.

Tiêu chí Hợp đồng tương lai Hợp đồng kỳ hạn

20

Đặc điểm

về thời điểm thanh toán, điểm khác biệt giữa một hợp đồng kỳ hạn và một

giao dịch giao ngay là thời điểm thanh toán. Nếu như trong hợp đồng giao ngay,

thời điểm thanh toán là hai ngày sau khi ký hợp đồng (T + 2) thì trong hợp đồng

kỳ hạn, các bên tiến hành thanh toán một khoảng thời gian sau khi ký kết hợp đồng (T+ n). Đây chính là đặc điểm thể hiện tính “kỳ hạn” của loại hợp đồng phái

sinh này.

về các bên tham gia hợp đồng, cũng như hầu hết các hợp đồng mua bán thông thường khác, hai bên tham gia hợp đồng kỳ hạn ký kết với nhau hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận trên tất cả các nội dung về thời điểm thanh toán, thời điểm giao hàng, giá cả... Đây là những thỏa thuận cá nhân (giao dịch qua thị trường phi tập trung). Vì vậy, hợp đồng kỳ hạn không tuân theo tiêu chuẩn của một thị trường riêng biệt nào.

về hạn chế của hợp đồng kỳ hạn, các yếu tố cấu thành nội dung hợp đồng được hai bên trong hợp đồng thỏa thuận ở hiện tại, trước ngày đáo hạn một khoảng thời gian. Giá tài sản cơ sở có thể biến động trong khoảng thời gian từ khi hợp đồng được ký kết đến ngày đáo hạn. Khi đó, vì giá cả, khối lượng. đã được ấn định từ trước nên bất kể giá cả thị trường thay đổi ra sao, thì hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng. Như vậy, có thể một trong hai bên sẽ bị thiệt hại do đã cam kết mua (bán) với giá cao hơn (thấp hơn).

về quy trình thực hiện giao dịch, người có nhu cầu mua/ bán tài sản cơ sở

sẽ tìm một đối tác có nhu cầu ngược lại và thỏa thuận với nhau sẽ mua/ bán một

khối lượng tài sản nhất định, với một mức giá nhất định, đáo hạn vào một ngày nhất định trong tương lai. Đến ngày kết thúc hợp đồng, bên bán sẽ giao tài sản và

bên mua sẽ thanh toán tiền cho người bán tài sản với mức giá đã thỏa thuận tại hợp đồng. Trường hợp thanh lý hợp đồng dạng này được gọi là giao hàng thực tế

(physical delivery).

21

1.2.2.2. Hợp đồng tương lai (Future)

Khái niệm

“Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận đòi hỏi một bên của hợp đồng sẽ mua hoặc bán một hàng hóa nào đó tại một thời hạn xác định trong tương lai theo một mức đã định trước”. [7]

Lịch sử ra đời

Sự phát triển của hợp đồng tương lai hiện đại được đánh dấu bởi sự phát triển của Sở giao dịch thương mại Chicago. Khi giao dịch kỳ hạn phát triển, khoảng năm 1865 Sở giao dịch thương mại Chicago đã quyết định chuẩn hóa các hợp đồng kỳ hạn lâu nay vẫn được giao dịch vì thấy rằng việc chuẩn hóa các

hợp đồng kỳ hạn có thể sẽ giảm rủi ro hơn nữa cho các bên tham gia hợp đồng. Kết quả là “vào năm 1925 trung tâm thanh toán bù trừ đầu tiên dành cho hợp đồng tương lai (futures clearing house) đã được thành lập”. [17]

Khác với các hợp đồng khác, hợp đồng tương lai có thể được giao dịch rất nhiều lần (mua đi bán lại hợp đồng tương lai) trước khi nó đáo hạn. Vì vậy, hợp đồng tương lai có tính thanh khoản khá cao.

Đặc điểm

Về bản chất, đặc điểm của hợp đồng tương lai tương tự như hợp đồng kỳ hạn, tuy nhiên có một số khác biệt nhất định như sau:

1. Địa điểm giao dịch

Giao dịch tại Sở giao dịch (đây là điểm khác biệt cơ bản)

Giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC)

2. Tính chuẩn hóa

Hợp đồng có tính chuẩn hóa cao về số lượng hàng hóa chuyển giao, thời hạn giao hàng...

Hợp đồng không có tính chuẩn hóa (số lượng hàng hóa trong hợp đồng, ngày đáo hạn. do hai bên thỏa thuận)

Tiêu chí Hợp đồng tương lai Hợp đồng kỳ hạn

3. Thời hạn thực hiện

Hợp đồng thường được kết thúc trước ngày đáo hạn

Hợp đồng thường được thực hiện vào ngày đáo hạn

4. Điều khoản biến động giá hàng ngày (tỷ giá, giá cả hàng hóa)

Mức biến động giá hàng ngày có thể được giới hạn bởi Sở giao dịch

Hàng ngày giá cả biến động theo cung cầu thị trường, không có giới hạn, trừ khi có can thiệp của ngân hàng trung ương

5. Thời hạn

tối đa Tối đa là 12 tháng

Không hạn chế thời hạn đáo hạn (có thể kéo dài tới 20 năm)

6. Luồng tiền

Hàng ngày, các luồng tiền lãi hay lỗ phát sinh đều được phản ánh trên tài khoản ký quỹ

Luồng tiền không phát sinh cho đến khi hợp đồng hết hạn

7. Rủi ro thanh toán

Không có rủi ro thanh toán (rủi ro đối tác không thực hiện hợp đồng - counter party risk) do một bên của hợp đồng là Sở giao dịch

Tồn tại rủi ro thanh toán

8. Cơ chế thanh toán

Thanh toán hợp đồng hàng ngày (Mark to market)

Thanh toán hợp đồng khi kết thúc hợp đồng

9. Cách thức thực hiện hợp đồng

Hợp đồng được thỏa thuận và mua bán thông qua người môi giới________________________

Hợp đồng được thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên của hợp đồng

Nguồn: PGS.TS.Lê Thẩm Dương (2007), Phân tích thị trường tài chính, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

• Quy trình thực hiện hợp đồng tương lai

Các doanh nghiệp, các cá nhân (và các chủ thể khác) khi có nhu cầu mua/bán hợp đồng tuơng lai sẽ gửi các lệnh đặt mua/bán một số luợng cố

định tài sản cơ sở cho các nhà môi giới là thành viên của Sở giao dịch. Các lệnh mua đuợc đối chiếu với các lệnh bán. Trung tâm thanh toán bù trừ của Sở giao dịch bảo đảm cho cả hai bên mua và bán rằng các lệnh mua/bán sau

^" Loai quyền chọnQuyền chọn kiểu châu Âu

Quyền chọn kiểu Mỹ

23

khi đã được đối chiếu và khớp với nhau sẽ chắc chắn được thực hiện.

Khi lệnh mua và bán đã được khớp với nhau, người nắm giữ hợp đồng tương lai sẽ phải mở một tài khoản tại Sở giao dịch và nộp tiền vào tài khoản đó. Khoản tiền này là khoản tiền đặt cọc thực hiện hợp đồng. Thông thường, số tiền cọc là một tỷ lệ % nhất định trên giá trị hợp đồng (gọi là mức ký quỹ thực hiện hợp đồng). Khoản ký quỹ được duy trì trên tài khoản mở tại nhà môi giới và nhà môi giới lại phải ký quỹ tại Sở giao dịch.

Khoản ký quỹ được điều chỉnh hàng ngày theo giá thị trường. Quá trình điều chỉnh này gọi là ghi điểm theo điều kiện thị trường. Theo đó, tài khoản của

người nắm giữ hợp đồng tương lai sẽ được tính toán lãi lỗ theo ngày dựa trên mức

biến động giá của ngày hôm đó so với giá thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp

tài khoản ký quỹ của người nắm giữ hợp đồng tương lai xuống thấp hơn mức duy

trì tài khoản, người này sẽ nhận được một cuộc điện thoại thông báo từ Sở giao

dịch yêu cầu đóng thêm tiền vào tài khoản cho đến khi giá trị tài khoản đạt đến mức yêu cầu ký quỹ ban đầu. Nếu người nắm giữ hợp đồng tương lai không thực

hiện nghĩa vụ ký quỹ bổ sung, nhà môi giới sẽ tự động thanh lý hợp đồng. Việc đối chiếu giá trị hợp đồng theo ngày như trên diễn ra trong suốt thời gian từ khi người mua/bán hợp đồng tương lai ký hợp đồng cho tới khi kết thúc hợp đồng. Trong khoảng thời gian này, người nắm giữ hợp đồng tương lai có thể đóng tài khoản (đóng vị thế) bất cứ khi nào họ muốn để chốt lãi/lỗ cho mình, bằng cách thực hiện mua/bán một hợp đồng tương lai tương tự như hợp đồng tương lai mà họ đã ký kết ban đầu.

Sau khi đã mua hay đã bán, các hợp đồng tương lai ít khi được nắm giữ cho đến ngày hết hạn mà được người nắm giữ thanh lý trước đó để chốt lãi lỗ theo nhu cầu của họ. Đối với những hợp đồng được duy trì cho đến ngày đáo hạn sẽ được thanh toán giống như các giao dịch kỳ hạn, tức là sau hai ngày làm việc kể từ khi hợp đồng đến hạn (T + 2).

24

1.2.2.3. Hợp đồng quyền chọn (Option)

Khái niệm

“Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua - call option) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán - put option) một khối lượng nhất định hàng hóa tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định”. [7]

Đặc điểm

Thứ nhất, giá trị của hợp đồng quyền chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như sau:

Nhân tố tác động'^"""-^ Quyền chọn mua Quyền chọn bán Quyền chọn mua Quyền chọn bán

Giá tài sản cơ sở + - + -

Giá thực hiện hợp đồng - + - +

Kỳ hạn quyền chọn Không

xác định

Không

xác định + +

Tiêu chí so sánh Người mua quyền Người bán quyền

1. Phí quyền chọn Phải trả phí quyền chọn

cho người bán quyền

Được nhận phí quyền chọn từ người mua quyền

2. Quyền thực hiện hợp đồng

Có quyền chủ động thực hiện/không thực hiện quyền

Bị động theo yêu cầu của người mua quyền chọn

Nguồn: Kaplan Schewser (2008), Book 5, CFA level 1.

Chú thích: “+”: Tác động cùng chiều “-”: Tác động ngược chiều

Thứ hai, hai bên trong hợp đồng quyền chọn có lợi ích và nghĩa vụ hoàn toàn trái ngược nhau, cụ thể như sau:

Tiêu chí so sánh Người mua quyền Người bán quyền

3. Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng

Không có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng

Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng khi người mua quyền muốn thực hiện hợp đồng

Nguồn: Kaplan Schewser (2008), Book 5, CFA level 1, pg. 191.

• Phân loại:

Thứ nhất, theo thời gian thực hiện quyền chọn, có hai loại quyền chọn:

Quyền chọn kiểu Mỹ: có thể kết thúc hợp đồng vào bất kỳ ngày làm

việc nào trong thời gian hiệu lực hợp đồng.

Quyền chọn kiểu châu Âu: chỉ có thể kết thúc hợp đồng tại ngày đáo

hạn hợp đồng.

Với đặc điểm trên, hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ thuờng đuợc sử dụng chủ yếu với mục đích đầu cơ hơn là mục đích phòng ngừa rủi ro. Nguợc lại, quyền chọn kiểu châu Âu đuợc sử dụng nhằm mục đích phòng vệ rủi ro hơn là mục đích đầu cơ.

Thứ hai, theo quyền thực hiện hợp đồng, có hai loại quyền chọn:

Quyền chọn mua (call option): nguời mua quyền chọn mua có quyền

mua tài sản cơ sở từ nguời bán quyền chọn mua khi nhận thấy biến động giá cả có lợi cho mình. Khi đó, nguời bán quyền chọn mua bắt buộc phải bán tài sản cơ sở cho nguời mua quyền chọn mua theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng quyền chọn.

Quyền chọn bán (put option): nguời mua quyền chọn bán có quyền

bán tài sản cho nguời bán quyền chọn bán khi nhận thấy biến động giá cả có lợi cho mình. Khi đó, nguời bán quyền chọn bán bắt buộc phải mua tài sản cơ sở theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng quyền chọn bán.

1.2.2.4. Hợp đồng hoán đổi (Swap)

• Khái niệm

26

hai dòng tiền của hai loại tiền tệ khác nhau tại thời điểm xác định trong tương lai theo tỷ giá ấn định trước” [24].

Trên thực tế có nhiều loại hợp đồng hoán đổi như: hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, hoán đổi tiền tệ lãi suất... Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn chỉ đề cập đến dạng hợp đồng hoán đổi tiền tệ bởi nghiệp vụ này có ưu thế trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Ba loại hợp đồng hoán tiền tệ cơ bản là hoán đổi ngoại hối (forex swap), tín dụng giáp lưng (back-to-back loan), hoán đổi tiền tệ chéo (cross currency swap) vì những loại hợp đồng hoán đổi này có ưu thế trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá [6].

Hoán đổi ngoại hối (forex swap): là việc hoán đổi hai loại tiền tệ

thông qua hai vế giao dịch được thực hiện ở hai ngày giá trị khác nhau [25]. Ở hoán đổi ngoại hối chỉ diễn ra sự hoán đổi khoản tiền gốc. Giao dịch hoán đổi ngoại hối tạo ra độ lệch về mặt thời gian đối với các luồng tiền. Đặc điểm này khiến cho những bên tham gia hợp đồng hoán đổi ngoại hối phải đối mặt với rủi ro lãi suất.

Tín dụng giáp lưng (back-to-back loan hay parallel loan): là hợp

đồng vay mà theo đó hai công ty cho nhau vay một khoản tiền nhất định bằng đồng tiền của nước mình với lãi suất thỏa thuận trước. Sau khi hết thời hạn hiệu lực của hợp đồng, hai công ty sẽ cùng hoàn trả khoản vay, kết thúc hợp đồng tín dụng giáp lưng. Mục đích của tín dụng giáp lưng là để phòng vệ rủi ro từ biến động tỷ giá. Tín dụng giáp lưng có ba dạng cơ bản là: hoán đổi cố định sang thả nổi, đồng tiền khác nhau; hoán đổi thả nổi sang thả nổi, đồng tiền khác nhau và hoán đổi cố định sang cố định, đồng tiền khác nhau.

Theo ghi chép, tín dụng giáp lưng đã xuất hiện từ thế kỷ 18, nhưng chỉ được sử dụng rộng rãi trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Bằng việc sử dụng tín dụng giáp lưng, các công ty có thể tránh bị đánh thuế trên các khoản đầu tư tại

27

nước ngoài và có được loại tiền tệ họ đang có nhu cầu trên thị trường ngoại hối.

Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái được cố định trước đảm bảo sẽ không có biến động

về giá trị của đồng tiền đi vay. Tuy nhiên, tín dụng giáp lưng ngày nay không còn

phổ biến do sự xuất hiện của loại hoán đổi tiền tệ mới - hoán đổi tiền tệ chéo.

Hoán đổi tiền tệ chéo (CCS): được phát triển dựa trên tín dụng giáp

lưng vì vậy mang nhiều đặc điểm của loại hình này. Có thể hiểu hoán đổi tiền tệ chéo là một thỏa thuận giữa các bên nhằm: (i) trao đổi hai khoản tiền gốc tính theo hai loại tiền tệ khác nhau theo tỷ giá giao ngay thỏa thuận trước; (ii) trao đổi dòng tiền lãi phát sinh trên hai khoản tiền gốc (một khoản tiền lãi tính theo lãi suất cố định và khoản còn lại tính theo lãi suất thả nổi); (iii) tái trao đổi khoản tiền gốc tại thời điểm đáo hạn theo tỷ giá giao ngay đã thỏa thuận ban đầu. Đôi khi việc trao đổi khoản tiền gốc ban đầu không cần thực hiện.

Khác với hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, ở hoán đổi tiền tệ chéo ngoài hoán đổi tiền gốc còn xảy ra sự hoán đổi cả khoản tiền lãi phát sinh trong thời gian hiệu lực của hợp đồng. Hoán đổi tiền tệ chéo cũng có cơ chế tương tự

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊRỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w