QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ BẰNG CÔNG CỤ PHÁI SINH

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊRỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 45)

Trong môi truờng toàn cầu hóa tài chính - ngân hàng nhu hiện nay, nhà quản trị ngân hàng ngày càng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, đặc biệt là rủi ro

32

tỷ giá. Vì vậy việc nghiên cứu sử dụng công cụ phái sinh để quản trị rủi ro tỷ giá

là nhu cầu thiết yếu. Nguyên lý chung của việc sử dụng công cụ phái sinh trong

quản trị rủi ro tỷ giá là: dùng công cụ phái sinh tiền tệ để cố định tỷ giá ở một mức

nào đó tại thời điểm hiện tại cho một giao dịch trong tương lai. Bằng cách này, người sử dụng công cụ phái sinh đã cô lập được dòng tiền của mình trong tương

lai khỏi sự biến động tỷ giá. Cho dù tỷ giá trên thị trường thay đổi như thế nào thì

trong hợp đồng phái sinh tỷ giá cũng chỉ là một con số đã ấn định trước tại thời

điểm ký kết hợp đồng.

1.3.1. Quản trị rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn

Mục đích của các hợp đồng kỳ hạn là nhằm loại trừ những khả năng không chắc chắn về tỷ giá giao ngay tại thời điểm khoản tín dụng đến hạn.

Mô tả tình huống:

Giả thiết ngân hàng có trạng thái trường ròng ngoại tệ (ví dụ: USD), tức là tài sản có USD > tài sản nợ USD. Khi giá trị của USD giảm so với VND thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi khoản tín dụng bằng USD đến hạn (tức là khoản tín dụng bằng USD thu được cả gốc và lãi không đủ trang trải cho khoản thanh toán gốc và lãi của tiền gửi bằng VND). Vì vậy, ngân hàng chịu một khoản lỗ và có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Cách thức thực hiện:

Tại thời điểm to, ngân hàng bán kỳ hạn cả gốc và lãi thu được từ khoản tín dụng bằng USD để lấy VND theo tỷ giá kỳ hạn cho trước, ngay tại thời điểm cấp tín dụng bằng USD. Ngân hàng xác định tỷ giá thực hiện trong tương lai. Như vậy, ngân hàng có thể phòng ngừa sự lỗ vốn nếu giá trị USD giảm so với VND khi khoản tín dụng đến hạn.

Ngược lại, khi ngân hàng có trạng thái đoản ròng ngoại tệ (ví dụ: USD), tức là tài sản Có USD < tài sản Nợ USD, thì ngân hàng sẽ mua kỳ hạn gốc và lãi USD để tránh rủi ro tỷ giá.

33

1.3.2. Quản trị rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng tương lai

Ngoài hợp đồng kỳ hạn, ngân hàng có thể sử dụng hợp đồng tương lai để tránh rủi ro tỷ giá. Nguyên tắc sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá là xác định số lượng hợp đồng mà ngân hàng sẽ bán sao cho lợi nhuận thu được từ hợp đồng tương lai này đủ bù đắp thua lỗ từ khoản tín dụng bằng ngoại tệ khi giá trị đồng ngoại tệ giảm so với đồng nội tệ.

Mô tả tình huống:

Vào ngày to, một ngân hàng Mỹ có một khoản tín dụng trị giá 100 triệu EUR lãi suất 15% có kỳ hạn 1 năm. Vào thời gian đáo hạn ngày t1, khoản tín dụng là: 100 x (1+0,05) = 115 triệu EUR. Ngân hàng tiến hành phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khoản tín dụng này trên thị trường tương lai trong trường hợp EUR giảm giá so với USD bằng cách ký một hợp đồng bán tương lai EUR với Sở giao dịch Chicago (Chicago Mercantile Exchange - CME) ngay từ ngày t0

theo tỷ giá S0 (USD/EUR) = 1,2964 với thời hạn 1 năm (tức là có ngày giá trị vào t1) theo tỷ giá mở cửa là F0 (USD/EUR) = 1,2914.

Vậy ngân hàng cần phải bán bao nhiêu hợp đồng tương lai để thu được lợi nhuận để bù đắp mọi thua lỗ từ khoản tín dụng bằng EUR khi giá trị EUR giảm so với USD. Có 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: tỷ giá giao ngay và giao tương lai có mối tương quan hoàn hảo (Δ S = Δ F)

Tại thời điểm t0: S0 = 1,2964 và F0 = 1,2914 Tại thời điểm t⅛: S0 = 1,2314 và F0 = 1,2264 Ta có: Δ S = 0,065 và Δ F = 0,065

Giá trị một hợp đồng tương lai đối với EUR là: 125.000 EUR được chuẩn hóa theo quy định của CME. Vì khoản gốc và lãi ngân hàng nhận được trị giá là 115 triệu EUR nên số lượng hợp đồng tương lai (NF) cần giao dịch sẽ là:

34

115.000.000

NF = --- = 920 hợp đồng

ɪ 125.000

Khoản lỗ mà ngân hàng phải chịu khi giá trị EUR giảm so với USD là: 115 x Δ S = 115 x 0,065 = 7,475 triệu USD

Lãi thu được từ các hợp đồng tương lai:

NF x 125.000 x Δ F = 920 x 125.000 x 0,065 = 7475 triệu USD

Như vậy, bằng cách bán hợp đồng tương lai, EUR ngân hàng thu được lợi nhuận là 7,475 triệu USD đủ để bù đắp cho khoản lỗ của việc cho vay 115 triệu EUR do tỷ giá giao ngay giảm.

Tuy nhiên, trong thực tế thì số lãi này có thể tái đầu tư theo mức lãi suất hiện hành của thị trường. Do lãi sinh lãi nên ngân hàng chỉ cần giao dịch ít hơn 920 hợp đồng tương lai là có thể bù lỗ cho khoản lỗ 7,475 triệu USD.

Trường hợp 2: tỷ giá giao ngay và giao tương lai có mối tương quan không hoàn hảo (Δ S ≠ Δ F)

Giả sử theo thông tin dự báo kinh tế về sự biến động của tỷ giá giao ngay và giao tương lai giữa EUR và USD sau thời gian một năm là:

S 1 = 1,2314 và F 1 = 1,2663

Khi đó: Δ S = 0,065 và Δ F = 0,025

Khoản lỗ mà ngân hàng gặp phải do tỷ giá giao ngay EUR/USD giảm là:

115 x Δ S = 115 x 0,065 = 7,475 triệu USD

Lãi thu được từ việc bán 920 hợp đồng tương lai EUR là:

NF x 125.000 x Δ F = 920 x 125.000 x 0,025 = 2,875 triệu USD Lỗ ròng mà ngân hàng phải chịu là: 2,875 - 7,475 = -4,6 triệu USD Để tránh khoản thua lỗ 4,6 triệu USD, ngân hàng phải tính toán thực tế là tỷ giá của các hợp đồng tương lai có độ nhạy cảm thấp hơn so với giá cả của các hợp đồng giao ngay, do đó cần phải bán EUR với số hợp đồng tương lai lớn hơn 920.

35

Khi đó, số hợp đồng cần bán là: 115 x Δ S = NF x 0,125 x Δ F

115 Δ S 115 0,065

NF =--- x --- = --- x --- = 2392 (hợp đồng)

0,125 Δ F 0,125 0,025

Lãi từ việc bán 2392 hợp đồng tương lai là:

(2392 x 0,125) x Δ F = (2392 x 0,125) x 0,025 = 7,475 triệu USD Khoản lãi này đủ để bù đắp được khoản lỗ do tỷ giám giảm gây ra.

1.3.3. Quản trị rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng quyền chọn

NHTM có thể sử dụng hợp đồng quyền chọn nhằm quản trị rủi ro tỷ giá vì họ có thể mua hoặc bán một đồng tiền nhất định theo tỷ giá đã định trước, nên không sợ sự biến động của tỷ giá làm thay đổi lãi dự tính. Tuy nhiên, các NHTM phải trả một khoản phí nhất định khi tham gia giao dịch này và khoản phí này phụ thuộc vào các yếu tố: rủi ro cơ bản, tính thanh khoản của thị trường, kỳ hạn của hợp đồng và bản chất của quyền chọn tương lai (kiểu Mỹ hay kiểu châu Âu).

Mô tả tình huống:

Giả sử VCB huy động được 8.000 triệu VND và cho một doanh nghiệp vay 0,5 triệu USD với tỷ giá S0 (VND/USD) = 21.500, thời hạn 1 năm, lãi suất 6%/năm. Như vậy, ngân hàng sẽ gặp rủi ro tỷ giá khi tỷ giá giảm. Ngân hàng tiến hành phòng ngừa rủi ro như sau:

Cách thức thực hiện:

Tại thời điểm ngày hôm nay (t0), ngân hàng ký một hợp đồng mua quyền chọn bán cả gốc và lãi phần ngoại tệ là: 0,5 x (1 + 0,06) = 0,53 triệu USD với mức giá giao dịch quyền chọn là 1 USD = 21.5000 VND, phí quyền chọn C (VND/USD) = 50, thời hạn 1 năm và quyền chọn kiểu Châu Âu.

Như vậy, khi tỷ giá giảm xuống còn 1 USD = 21.400 VND tại thời điểm hết hạn hợp đồng thì ngân hàng thực hiện quyền chọn bán 0,53 triệu USD theo tỷ giá xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng. Nếu ngân hàng không

Thời điểm

Giao dịch hoán đổi ngoại hối Luồng tiền

vào(+); ra(-)

Trạng thái ngoại hối mua(+); bán(-)

USD VND USD VND

36

tham gia hợp đồng quyền chọn bán, ngân hàng chịu một khoản lỗ là: 0,53 x (21.500 - 21.400) = 53 triệu VND

Thực tế, ngân hàng đã ký hợp đồng mua quyền chọn bán nên ngân hàng sẽ thực hiện hợp đồng và thu đuợc lợi nhuận là:

0,53 x (21.500 - 50 - 21.400) =26,5 triệu VND

Nhu vậy, ngân hàng đã giới hạn khoản lỗ chỉ còn: 53 - 26,5 = 26,5 triệu VND.

Nguợc lại, khi đến ngày hết hạn hợp đồng mà tỷ giá tăng lên S1

(VND/USD) = 21.600 thì ngân hàng sẽ không thực hiện hợp đồng mà chỉ mất phí quyền chọn.

1.3.4. Quản trị rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng hoán đổi

1.3.4.1. Sử dụng hợp đồng hoán hổi ngoại hối

Mô tả tình huống:

Ngân hàng A cần 1 triệu USD ngày hôm nay (t0) để phục vụ nhu cầu rút tiền của khách hàng, đồng thời sẽ nhận đuợc một khoản 1 triệu USD từ hợp đồng tín dụng sẽ đáo hạn sau 3 tháng.

Tỷ giá giao ngay là : VND/USD = 22.545. Điểm kỳ hạn gia tăng 3 tháng là : 100 VND/USD.

Cách thức tiến hành:

Ngân hàng A sẽ tiến hành ký kết hợp đồng hoán đổi ngoại hối kỳ hạn 3 tháng với ngân hàng B.

Tỷ giá kỳ hạn đuợc thỏa thuận trong hợp đồng là: 22.545 + 100 = 22.645 VND/USD.

Tại t0, ngân hàng A sẽ đổi 22.545 triệu VND lấy 1 triệu USD với Ngân hàng B tại tỷ giá giao ngay VND/USD 22.545.

Tại thời điểm hợp đồng hoán đổi đáo hạn (sau 3 tháng): ngân hàng A hoán đổi 1 triệu USD lấy 22.645 triệu VND với tỷ giá kỳ hạn VND/USD 22.645.

TO

Vế mua giao ngay USD, bán VND...~...~. _...

+

1 - 22.545 + 1 - 22.545

Vế bán kỳ hạn USD 3 tháng - 1 +

22.645

Trạng thái cuối ngày +

1 - 22.545 0 100 +

Ngày đáo hạn

Thực hiện bán kỳ hạn -1 + 22.645

Trạng thái cuối ngày 0 100 0 +

Công ty Mỹ Công ty Việt Nam

USD 3% 3,5%

...VND... ...8,5%... ...8%...

Bảng trên cho thấy trạng thái ngoại tệ USD luôn bằng 0, vì vậy ngân hàng A đã tránh được rủi ro tỷ giá. Trường hợp sau 3 tháng, đồng VND lên giá (tỷ giá giao ngay lúc này là VND/USD 22.345) thì ngân hàng vẫn không bị lỗ vì vẫn bán được USD ở tỷ giá kỳ hạn VND/USD là 22.645.

1.3.4.2. Sử dụng tín dụng giáp lưng

Ngày nay, tín dụng giáp lưng không còn được sử dụng rộng rãi như trước. Vì vậy, luận văn sẽ chỉ giới thiệu đến một loại hình của tín dụng giáp lưng là hoán

đổi cố định sang cố định, đồng tiền khác nhau. Đây là dạng hợp đồng hoán đổi trong đó diễn ra việc trao đổi thực tế hai khoản tiền gốc và lãi tính theo hai loại tiền tệ khác nhau theo hai lãi suất cố định thỏa thuận trước.

Không giống như hoán đổi lãi suất, khoản tiền gốc sẽ được trao đổi thực tế vào lúc bắt đầu và kết thúc hợp đồng hoán đổi. Giá trị hai khoản tiền gốc này được

quy đổi tương đương theo tỷ giá nhất định tại thời điểm hợp đồng hoán đổi được ký kết.

Mô tả tình huống:

Một công ty Mỹ A có nhu cầu vay vốn VND trong khi một công ty Việt Nam có nhu cầu USD nhưng không thể huy động trên thị trường ngoại hối. Chi phí vay VND và USD trên thị trường đối với hai công ty như sau:

Bảng trên cho thấy, cả công ty Mỹ và công ty Việt Nam sẽ có lợi thế 0,5%

nếu đi vay bằng đồng bản tệ. Công ty Mỹ có thể vay USD với chi phí 3% thấp hơn 0,5% so với công ty Việt Nam và ngược lại. Do có lợi thế tương đối trong việc đi vay bằng đồng bản tệ so với ngoại tệ, hai công ty này có thể tiến hành một

hợp đồng tín dụng giáp lưng để giảm thiểu rủi ro tỷ giá và chi phí đi vay của mình.

- Tỷ giá giao ngay theo hợp đồng hoán đổi là: 22.545 VND/USD - Kỳ hạn hợp đồng 1 năm và định kỳ trả lãi 1 năm/lần

Cách thức thực hiện:

- Công ty Mỹ vay 1 triệu USD với lãi suất thị trường 3%/năm - Công ty Việt Nam vay 22.545 triệu VND với lãi suất 8%/năm

- Tại thời điểm hiện tại (to), hai bên thực hiện hoán đổi khoản vay cho nhau với lãi suất thỏa thuận là: lãi suất VND 3,125%, lãi suất USD là 8,25%.

- Vào ngày đáo hạn, hai bên hoán đổi tiền lãi và tiền gốc cho nhau. > Lãi suất thực tế công ty Mỹ phải trả là:

3% + 8,25% - 3,125% = 8,125% < 8,5%

> Lãi suất thực tế công ty Việt Nam phải trả là: 8% + 3,125% - 8,25% = 2,875% < 3,5%

Như vậy, tín dụng giáp lưng vừa giúp hai công ty tránh được rủi ro tỷ giá (do tỷ giá đã được ấn định tại thời điểm hiện tại trong hợp đồng hoán đổi), đồng thời có thể tránh được rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường tăng.

1.3.4.3. Sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo

Mô tả tình huống:

Ngân hàng A có một khoản phải thu bằng USD và đồng thời phải đối mặt với khoản chi trả hiện tại bằng VND. Để có VND sử dụng, ngân hàng A

39

sẽ ký 01 hợp đồng tín dụng vay 22,545 tỷ VND với lãi suất thả nổi từ ngân hàng B để sử dụng. Lúc này, ngân hàng A đối mặt với hai nguy cơ: lãi suất VND có thể tăng và USD có thể giảm giá.

Cách thức thực hiện:

Để đối phó với rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá, ngân hàng A ký kết hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo với ngân hàng B với nội dung như sau:

- Ngày hiệu lực của hợp đồng : 02/09/2015

- Tỷ giá hoán đổi thỏa thuận : 1 USD = 22.545 VND - Số VND trao đổi ban đầu (nếu có) : 22,545 tỷ VND - Số USD trao đổi ban đầu (nếu có) : 1 triệu USD

- Lãi suất USD cố định 5,25%/năm tính cho kỳ tính lãi 3 tháng

- Lãi suất VND thả nổi theo lãi suất VNIBOR + 2,5%/năm cho kỳ tính lãi 3 tháng

- Định kỳ trả lãi : 3 tháng

- Ngày đáo hạn của hợp đồng : 02/09/2017

- Ngân hàng A và ngân hàng B có 2 lựa chọn: có thể trao đổi hoặc không trao đổi vốn gốc đầu kỳ vào ngày hiệu lực hợp đồng.

• Trường hợp 1: hai ngân hàng không trao đổi vốn gốc đầu kỳ

Vào ngày hiệu lực của hợp đồng 02/09/2015: ngân hàng A không phải chuyển cho ngân hàng B số tiền gốc VND đã vay tại hợp đồng tín dụng và ngân hàng B không phải chuyển cho ngân hàng A số tiền gốc ngoại tệ tương ứng tại tỷ giá hoán đổi thống nhất tại thời điểm giao dịch.

Sau mỗi 3 tháng kể từ ngày 02/09/2015 là ngày định kỳ thanh toán lãi: ngân hàng A chuyển cho ngân hàng B số tiền lãi bằng USD theo lãi suất cố định là 5,25%/năm, đồng thời ngân hàng B chuyển cho ngân hàng A số tiền lãi VND theo lãi suất VNIBOR + 2,5%/năm

40

ngân hàng B số tiền 1 triệu USD và ngân hàng B chuyển lại cho ngân hàng A số tiền 22,545 tỷ VND theo tỷ giá hoán đổi thỏa thuận vào ngày đáo hạn.

• Truờng hợp 2: hai ngân hàng có trao đổi vốn gốc đầu kỳ

Vào ngày hiệu lực của hợp đồng 02/09/2015: ngân hàng A chuyển cho ngân hàng B số tiền gốc 22,545 tỷ VND đã vay tại hợp đồng tín dụng và ngân hàng B phải chuyển cho khách hàng A số tiền gốc ngoại tệ tuơng ứng là 1 triệu USD theo tỷ giá hoán đổi thỏa thuận tại thời điểm giao dịch. Sau đó, ngân hàng A bán lại 1 triệu USD cho ngân hàng B theo tỷ giá hoán đổi đã thỏa thuận và nhận 22,545 tỷ VND.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊRỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w