Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊRỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 113 - 117)

3.3.1.1. Định hướng xây dựng thị trường công cụ phái sinh

Để phát triển việc sử dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tỷ giá, cần phải có định hướng xây dựng thị trường rõ ràng, các giải pháp đưa ra cần phù hợp trên cơ sở định hướng phát triển của Chính Phủ như sau:

Trong “Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành theo quyết định số 128/2007/QĐ - TTg ngày 2/8/2007, mục tiêu tổng quát Chính phủ hướng đến là: “phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo; từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế; đảm bảo tính công khai, minh bạch, duy trì trật tự, an toàn, hiệu quả, tăng cường quản lý, giám sát thị trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Phấn đấu năm 2020, thị trường vốn Việt Nam phát triển tương đương thị trường các nước trong khu vực”. Cấu trúc của thị trường vốn được đề cập trong Đề án này bao gồm thị trường cổ phiếu, thị

93

trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, thị trường tập trung, thị trường phi tập trung. Như vậy, thị trường các công cụ phái sinh sẽ được định hướng phát triển trên cơ sở cơ cấu hợp lý trong thị trường vốn nhằm đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường.

Để thị trường các công cụ phái sinh nói chung và thị trường các công cụ phái sinh tiền tệ nói riêng được phát triển đồng bộ, Nhà nước cần đảm bảo môi trường kinh tế ổn định bằng việc hoạt định chính sách dài hạn về định hướng phát triển kinh tế; định hướng phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước cho thị trường; mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức; phát triển đầy đủ các định chế trung gian; đa dạng hóa dịch vụ cung cấp... đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cấu thành một thị trường vốn phát triển trong khu vực.

Để xây dựng một thị trường công cụ phái sinh hiện đại theo định hướng như trên, thiết nghĩ các nhà quản lý cần tăng cường học hỏi kinh nghiệm (trên cơ sở chọn lọc để phù hợp với thị trường trong nước) về công tác xây dựng, điều hành và quản lý thị trường phái sinh trước hết là từ các nước gần chúng ta, có điều kiện kinh tế - xã hội khá tương đồng như Thái Lan, Malaysia, Philipin.; xa hơn nữa là học hỏi kinh nghiệm từ những thị trường phát triển trên thế giới nhằm xây dựng một thị trường tài chính phái sinh hiện đại.

3.3.1.2. Xây dựng sàn giao dịch công cụ phái sinh niêm yết tập trung

Xây dựng một thị trường tài chính tập trung chính thức là điều kiện tốt để phát triển các công cụ phái sinh. Thật vậy, thị trường công cụ phái sinh vốn chỉ gồm bốn loại công cụ cơ bản: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn và hoán đổi, tuy nhiên, giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh tập trung, nhà đầu tư có thể kết hợp các công cụ phái sinh với nhau

94

(đặc biệt là hợp đồng tương lai) để tạo thành những chiến lược kinh doanh mới, thúc đẩy thị trường thêm sôi động. Điều này sẽ làm tăng tính thanh khoản và khối lượng giao dịch trên thị trường tài chính phái sinh cũng như thị trường các tài sản cơ sở, đặc biệt là thị trường ngoại hối.

Thực tế, Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường chứng khoán phái sinh theo Quyết định số 366/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo TSKH. Nguyễn Thành Long, “hiện nay, tất cả các công đoạn chuẩn bị cho thị trường chứng khoán phái sinh đều đang được tích cực triển khai đồng bộ theo đúng các lộ trình phát triển thị trường và phát triển sản phẩm tại Đề án nêu trên nhằm bảo đảm theo đúng lộ trình là trong năm 2016, Việt Nam sẽ triển khai thị trường chứng khoán phái sinh”.

Theo chủ trương phát triển thị trường chứng khoán phái sinh, ở giai đoạn đầu khi triển khai thị trường, dự kiến chỉ có hai sản phẩm phái sinh cơ bản là: hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số và hợp đồng tương lai dựa trên trái phiếu. Dạng công cụ phái sinh tiền tệ (công cụ chủ yếu để quản trị rủi ro tỷ giá) chưa được xem xét đưa vào triển khai thực tế trên thị trường chứng khoán phái sinh dự kiến.

Tóm lại, việc xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh tập trung là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn và đồng bộ. Tuy nhiên, với lộ trình đã được thiết lập tại Đề án phát triển thị trường chứng khoán phái sinh,

hi vọng trong tương lai gần một sàn giao dịch công cụ phái sinh tập trung chính thức sẽ ra đời, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường tài chính Việt Nam.

3.3.1.3.Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường công cụ phái sinh

Sự phát triển của thị trường công cụ phái sinh phụ thuộc một phần lớn ở môi trường pháp lý điều chỉnh. Vì vậy, xây dựng hệ thống quy định pháp luật chặt chẽ vừa đảm bảo quản lý thị trường hiệu quả, vừa góp phần

95

tạo điều kiện cho thị trường phát triển là một vấn đề thiết yếu. Tại Việt Nam hiện nay, các quy định pháp lý điều chỉnh thị trường tài chính nói chung chưa hoàn thiện. Mặc dù theo ý kiến của TSKH. Nguyễn Thành Long, “về cơ bản những quy định, định hướng thiết lập cho thị trường, đảm bảo sự phát triển thị trường chứng khoán phái sinh và công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường này đã đầy đủ. Ngày 5/5/2015, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh”. Tuy nhiên vấn đề hướng dẫn và chi tiết hoá các định hướng này chưa được hoàn thiện và ban hành triển khai trên thực tế.

Hiện tại, các NHTM có sử dụng công cụ phái sinh thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN ban hành. Theo quy chế này, các NHTM chỉ có thể thực hiện hoạt động kinh doanh đối với một số công cụ tài chính phái sinh về ngoại tệ (quyền chọn, hoán đổi...) với nhau qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh công cụ tài chính phái sinh giữa NHTM với khách hàng qua thị trường OTC lại chưa được ban hành quy chế giao dịch riêng. Vì vậy, trong tương lai việc hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh thị trường với những định hướng rõ ràng là cần thiết. Sau đây là một số kiến nghị về định hướng hoàn thiện khung pháp lý về thị trường các công cụ phái sinh tiền tệ:

Thứ nhất, Nhà nước cần ban hành các quy định quản lý thị trường một cách đồng bộ, thống nhất nhằm hạn chế tình trạng ban hành quy định rời rạc, mang tính chất đáp ứng nhu cầu tức thời, tránh tình trạng thay đổi, điều chỉnh, gây phiền hà, khó khăn cho các đối tượng tham gia theo dõi và thích ứng.. bên cạnh đó các quy định cần mang tính “đón đầu” và tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của thị trường.

96

Thứ hai, đảm bảo tính cạnh tranh cao trên thị trường, làm tăng nhu cầu tự quản lý rủi ro của các doanh nghiệp, đồng thời làm giảm nguy cơ lũng đoạn thị trường.

Thứ ba, các quy định một mặt vừa phải phù hợp với điều kiện kinh tế cụ thể, mặt khác cần phải tương thích với tập quán quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Thứ tư, các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị trường và các chế tài xử lý các trường hợp vi phạm cần được quy định chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch của thị trường.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊRỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w