KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊRỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 57)

Chương 2 giới thiệu một số nội dung về thực tế áp dụng công cụ phái sinh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong quản trị rủi ro tỷ giá thời gian qua. Trong phạm vi luận văn, các công cụ phái sinh được xem xét chủ yếu là các hợp đồng phái sinh tiền tệ vì đây là dạng hợp đồng có khả năng phòng ngừa rủi ro tỷ giá hiệu quả chủ yếu.

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tiền thân là Sở quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 20/01/1955 theo Nghị định 443/TTg của Thủ tướng chính phủ. Năm 1961, Sở quản lý Ngoại hối được đổi tên thành Cục Ngoại hối thuộc NHNN Việt Nam theo nghị định số 171/CP ngày 26/10/1961 của Hội đồng Chính phủ.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam. Theo Nghị định trên, VCB đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa

43

(cũ)... Ngoài ra, VCB còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Từ năm 1988 trở về trước, VCB là ngân hàng duy nhất thực hiện chức năng của một trung tâm thanh toán quốc tế kinh doanh ngoại tệ phục vụ quan hệ kinh tế đối ngoại trong công cuộc phát triển kinh tế ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa và đóng góp một phần hết sức quan trọng cho cuộc chiến đấu giải phóng miền nam qua việc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chuyển tiền, phục vụ cho việc mua sắm vũ khí, đạn dược, thuốc men cũng như lương thực, thực phẩm chi viện cho miền Nam. Trong giai đoạn này, hoạt động của VCB luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, là công cụ đắc lực của Đảng và Nhà nước trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần đẩy mạnh các quan hệ chính trị, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa nước ta và các nước.

Theo nghị định 53/HĐBT do Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 26/03/1988 về cải tổ bộ máy VCB thành hệ thống ngân hàng hai cấp và đặc biệt là từ năm 1990 thực hiện cải tổ ngân hàng theo Pháp lệnh ngân hàng, VCB đã được tổ chức lại cho phù hợp với tính chất và chức năng của một NHTM quốc doanh từ vai trò độc quyền về kinh doanh ngoại tệ vào môi trường tự do cạnh tranh với các NHTM khác bao gồm cả chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh. VCB hoạt động như một ngân hàng đa năng, cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao cho cả khối khách hàng thể nhân cũng như pháp nhân, phát triển thêm các dịch vụ huy động tiết kiệm bằng ngoại tệ và VND, vừa cho vay bán buôn vừa mở rộng bán lẻ, cho vay trả góp, phát hành thẻ tín dụng quốc tế. Nhằm đẩy mạnh hoạt động của mình, VCB đã phát triển mạng lưới chi nhánh trong nước và nước ngoài, mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới.

44

cả về mặt quy mô lẫn chất lượng các dịch vụ ngân hàng. Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, VCB đã có một số thành tựu trong chặng đường hình thành và phát triển như sau:

VCB được Hội đồng thương hiệu quốc gia công nhận và trao tặng biểu trưng thương hiệu quốc gia 4 năm liên tiếp (tính đến năm 2014); liên tục duy trì Top 10 thương hiệu mạnh Việt nam 11 năm liên tiếp (từ 2003 - 2014); xếp thứ 467/1000 trong bảng xếp hạng 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới (do tạo chí The Banker bình chọn); giảnh giải thưởng ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2014 (do tạp chí The Finance Asia bình chọn), giải thưởng ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2014 (do tạp c hí The Asian Banker bình chọn), giải thưởng ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam từ 2008 - 2014 (do tạo chí Trade Finance bình chọn) và nhiều giải thưởng danh giá khác.

Tính đến 31/12/2014, VCB có mạng lưới Chi nhánh rộng khắp cả nước gồm Hội sở chính, Sở giao dịch, 89 Chi nhánh, 351 Phòng giao dịch, 3 công ty con trực thuộc trên toàn quốc, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 2 công ty con tại nước ngoài và 4 công ty liên doanh, liên kết khác. VCB duy trì quan hệ đại lý với hơn 1500 ngân hàng tại trên 85 quốc gia trên thế giới.

Trong quá trình hoạt động, năm 2007 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi VCB tiên phong cổ phẩn hóa trong ngành ngân hàng theo Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 26/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ) và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 02/06/2008, VCB đã chính thức hoạt động theo mô hình NHTM cổ phần. Ngày 30/06/2009, VCB chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh. Tháng 9/2011, VCB ký hợp đồng cổ đông chiến lược với ngân hàng Mizuho Corporate (Mizuho Corporate Bank). Những sự kiện nêu trên là dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của VCB, cho thấy sự chuyển

Năm

---Ã---Z---

Tông nguồn vốn Vốn huy động

Doanh số Tốc độ tăng (%) Doanh số Tốc độ tăng (%) 2010 307.49 6 - 208,32 0 - 45

biến tích cực của ngân hàng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường sức cạnh tranh, sẵn sàng hội nhập với hệ thống tài chính khu vực và thế giới.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Trong những năm qua, VCB luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh đề ra qua các năm, giữ vững vai trò tiên phong thực thi chính sách tiền tệ của NHNN, nâng cao đáng kể hiệu quả các hoạt động kinh doanh. Một số điểm về tình hình hoạt động kinh doanh của VCB qua những năm gần đây như sau:

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn

Nguồn vốn là toàn bộ giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nguồn vốn có vai trò quan trọng vì nó là cơ sở tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, quyết định tới quy mô hoạt động, khả năng thanh toán, cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy, VCB luôn quan tâm mở rộng và tăng cường nguồn vốn của mình.

Với chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với các nhóm khách hàng khác nhau, ví dụ như: tiết kiệm kỳ hạn linh hoạt sẽ hỗ trợ nhóm khách hàng hay có nhu cầu sử dụng vốn đột xuất, tiền gửi trực tuyến sẽ hỗ trợ khách hàng tiết kiệm thời gian, sản phẩm Bancasurance dòng huy động vốn khuyến khích khách hàng để dành tiền đều đặn từ nguồn thu nhập hạn chế... Bên cạnh đó, VCB còn rất chú trọng triển khai chính sách chăm sóc khách hàng doanh nghiệp, tư vấn khách hàng lựa chọn gói sản phẩm, dịch vụ với chi phí tối ưu nhất. Nhờ đó, công tác huy động vốn của VCB đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo đủ nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng

46

và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc tại NHNN. Cụ thể tình hình huy động vốn của của VCB qua những năm gần đây nhu sau:

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của VCB giai đoạn 2010 - 2014

...2011......366.722. ... 19.26%"' ...241700. ... 1602%^ ...2012......414.488. ... 13.03%- ...304,059. ... 25Γ80%^ ...2013......468.994. ... 13.15%- ... 353.620... ... 16.30%■■■ ...2014......576.989. ... 23.03%- ...449,451. ...

Năm Vốn chủ sở hữu Tốc độ tăng (%) 2010 20.737 - ...2011......28.639. ...'3811 %''' ...2012......41.547. ...45,07%" ...2013......42.386. ...202%" ...2014......43.351. ...228%"

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Bảng trên cho thấy hoạt động huy động vốn của VCB có sự tăng truởng khá qua các năm. Đặc biệt, trong năm 2014, VCB luôn tiên phong trong việc giảm lãi suất huy động, duy trì mức lãi suất huy động thấp nhất thị truờng; tích cực chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo huớng thu hút các nguồn vốn giá rẻ; tăng cuờng cung cấp các dịch vụ thanh toán chuyên thu/ chuyên chi cho Kho bạc nhà nuớc và Bảo hiểm xã hội, qua đó thu hút đuợc nguồn vốn từ các tổ chức này, dẫn đến tổng nguồn vốn năm 2014 tăng đáng kể so với năm 2013.

Huy động vốn từ nền kinh tế năm 2014 đạt 422.204 tỷ đồng, tăng 27,08% so với năm truớc, cao hơn mức tăng bình quân của toàn ngành (~15,8%). Huy động vốn tăng đều ở cả tổ chức kinh tế (23,18%) và dân cu (30,66%). Cơ cấu vốn tổ chức kinh tế và dân cu hiện xấp xỉ 46% - 54%, phù hợp với chiến luợc đẩy mạnh hoạt động bán lẻ của VCB.

Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản của VCB đạt 576.989 tỷ đồng, tăng 23,03% so với thời điểm cuối năm 2013. Vốn chủ sở hữu năm 2014 đạt 43.351 tỷ đồng, tăng 2,28% so với năm 2013, trong đó lợi nhuận chua phân

47

phối đạt 6.627 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này là tín hiệu đáng mừng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng tín dụng cũng như các hoạt động kinh doanh khác trong những năm tiếp theo, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Bảng 2.2: Tình hình vốn chủ sở hữu tại VCB giai đoạn 2010 - 2014

Năm nợTổng dư Tốc độ tăng (%) Tỷ trọng nợ quá hạn trên _________tổng dư nợ_________ 2010 176.814 - - ...2011......209.418" ...184% ...2,03%. ...2012......241.163. ... 15,2%" ...2,83%. ...2013...... 278.357' ... 14,8%'''' ...2,73%. ...2014...... 323.332" ... 17,9%" ...2,31%.

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn

Hoạt động tín dụng là lĩnh vực hoạt động chính của VCB. Đây cũng là lĩnh vực mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Trong những năm qua, VCB duy trì hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng với khối lượng lớn và thường xuyên đóng vai trò là ngân hàng chủ lực cho vay hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng khác.

Năm 2014, tín dụng của VCB tăng trưởng ngay từ những tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức cao so với toàn hệ thống. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch đúng định hướng, dư nợ tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên và các dự án tốt của các doanh nghiệp lớn. Tính đến 31/12/2014, dư nợ tín dụng của VCB đạt 323.332 tỷ đồng, tăng 17,87% so với năm 2013. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2014 của VCB tiếp tục cao hơn mức tăng trưởng của toàn hệ thống (14,5%).

Tín dụng tăng khá ở mảng bán buôn (13,32%) và doanh nghiệp vừa và

48

nhỏ (19,5%), tăng cao ở khu vực thể nhân (38,88%). Cơ cấu tín dụng theo khách hàng tiếp tục dịch chuyển tích cực theo đúng định huớng của VCB. Tỷ trọng du nợ thể nhân ở mức 16%, dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở mức 15,02% và dư nợ bán buôn ở mức 68,98% tổng dư nợ. Cơ cấu cho vay của VCB thể hiện sự phù hợp với chiến lược phát triển chung của nền kinh tế, cụ thể: ưu tiên đáp ứng vốn cho sản xuất lưu thông, xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu (nhất là các mặt hàng trong nước chưa đáp ứng được) như lương thực, xăng dầu, thuốc chữa bệnh... và thu hẹp cho vay các lĩnh vực rủi ro cao như đầu tư Chứng khoán và bất động sản. Hai nhóm lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế là sản xuất chế biến và thương mại dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của VCB.

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tại VCB giai đoạn 2010 - 2014

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Đi đôi với sự tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng của VCB cũng được chú trọng cải thiện đáng kể do công tác quản trị rủi ro tín dụng được quan tâm chú trọng thường xuyên. Tính đến 31/12/2014, dư nợ nhóm 2 của VCB là 17.347 tỷ đồng, giảm 5.412 tỷ đồng so với năm 2013 (giảm khoảng 23,78%). Tỷ lệ nợ nhóm 2 là 5,36%, giảm 2,94% so với năm 2013. Số dư nợ xấu tại thời điểm

31/12/2014 là 7.459 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,31% giảm 0,42% so với năm 2013, thấp hơn mức khống chế kế hoạch (3%). Năm 2014, thu nợ xấu đạt 2.460 tỷ

49

đồng, tăng 39% so với năm 2013. Trong đó, thu nợ xấu nhóm 5 chiếm 40% tổng số thu nợ xấu. Công tác thu hồi nợ đã xử lý dự phòng rủi ro và nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) đạt kết quả tích cực, có sự đột phá ở giai đoạn cuối năm nhờ các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Ban lãnh đạo ngân hàng. Năm 2014, thu hồi nợ ngoại bảng ghi vào thu nhập đạt 1.776,5 tỷ đồng, bằng 147% so với kế hoạch năm 2014; trong đó thu hồi nợ đã xử lý rủi ro đạt 1.420 tỷ đồng, thu nợ đã bán cho VAMC đạt 356,5 tỷ đồng.

Nhu vậy, năm 2014 VCB đã đạt đuợc nhiều kết quả tốt từ công tác tín dụng. Tuy nhiên, truớc những diễn biến phức tạp và khó luờng của thị truờng tài chính, để mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh bền vững, VCB cần tiếp tục chú trọng hơn nữa vào công tác quản trị rủi ro tín dụng và ứng dụng các biện pháp thích hợp và linh hoạt hơn.

2.1.2.3. Các hoạt động kinh doanh khác

Với tổ chức tiền thân là cục ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam, VCB ra đời với mục đích chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại. Do đó, VCB có đuợc lợi thế cạnh tranh lớn trong các lĩnh vực thanh toán, xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, thẻ, kiều hối.

Hoạt động thanh toán quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế là mảng hoạt động truyền thống và là thế mạnh của VCB. Trong những năm qua, VCB luôn giữ vị trí hàng đầu trong thanh

toán xuất nhập khẩu và chiếm tỷ trọng lớn trong thị phần của cả nuớc. (khoảng 20% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu cả nuớc). Tuy nhiên, một số bất lợi sau đã ảnh huởng lớn đến vị thế của VCB trong mảng hoạt động này đó là: (i) cạnh tranh từ các Ngân hàng nuớc ngoài có lợi thế về tiềm lực ngoại tệ mạnh, chính sách linh hoạt mềm dẻo, lãi suất và phí thấp, (ii) xuất nhập khẩu trong những năm

gần đây tăng chủ yếu ở khu vực FDI - đây không phải là nhóm khách hàng chủ lực của VCB; (iii) chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách giá, sự phối hợp

50

bán chéo sản phẩm của VCB chưa linh hoạt theo diễn biến thị trường.

Năm 2014 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của VCB đạt 48,14 tỷ USD, tăng 15,79% so với năm 2013. Sau nhiều năm sụt giảm, thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VCB đã phục hồi trở lại, đạt 16,32%, tăng 0,7% so với thị phần năm 2013.

Hoạt động thẻ

VCB là ngân hàng có số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán không ngừng gia tăng qua các năm và luôn giữ vị trí dẫn đầu về các chỉ tiêu này trên thị trường thẻ Việt Nam. Tuy nhiên cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt ở mảng kinh doanh này cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến thị

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊRỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w