7. Kết c ấu của luận văn
1.2.2 Chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu IFRS15 “Doanh thutừ các
các hợp đồng với khách hàng”
Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) 15: “Doanh thu từ các hợp đồng với khách hàng” đuợc ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) vào tháng 5/2014 sẽ có hiệu lực áp dụng cho các năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2018.
Chuẩn mực mới này giới thiệu một mô hình ghi nhận doanh thu duy nhất cho các hợp đồng với khách hàng, thay thế tất cả các chuẩn mực ban hành truớc đó. Sự ra đời của IFRS 15 thay thế cho các chuẩn mực: CMKT quốc tế - IAS (International Accounting Standards) 18 DT; IAS 11 hợp đồng xây dựng; Các huớng dẫn của ủy ban huớng dẫn chuẩn mực BCTC quốc tế - IFRICs (International Financial Reporting Interpretations Committee) 13 Chuong trình khách hàng trung thành; IFRIC 15 Thỏa thuận về X ây dựng Bất động sản và IFRIC 18 Chuyển nhuợng tài sản từ khách hàng; SIC 31 DT - Giao dịch trao đổ i hàng hóa liên quan đến dịch vụ quảng cáo.
1.2.2.1 Mục đích của chuẩn mực
Nhằm thiết lập các nguyên tắc cho các doanh nghiệp vận dụng để báo cáo các thông tin hữu ích tới đối tuợng sử dụng báo cáo tài chính về bản chất, giá trị, thời điểm ghi nhận và những yếu tố không chắc chắn liên quan đến doanh thu và các dòng tiền phát sinh từ hợp đồng với khách hàng.
1.2.2.2 Phạm vi áp dụng
Phạm vi của IFRS 15 là hợp đồng với khách hàng, ngoại trừ:
- IAS 17: Hoạt động thuê;
- IFRS 4: Hợp đồng bảo hiể m;
- IFRS 9: Công cụ tài chính;
- Lãi suất và c ổ tức;
- Hoạt động quyên góp phi lợi nhuận;
- Thỏa thuận chuyển giao không thanh toán giữa các công ty trong cùng chuỗi cung ứng để chuyển sản phẩm đến khách hàng.
1.2.2.3 Một số định nghĩa
- Doanh thu là thu nhập phát sinh từ hoạt động thông thuờng của doanh nghiệp.
- Thu nhập là sự gia tăng lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán duới dạng tăng tài sản hoặc giảm nợ phải trả, thu nhập là khoản làm tăng nguồn vốn nhung không phải do chủ sở hữu góp vốn thêm.
- Hoạt động thông thuờng của doanh nghiệp là ho ạt động chính, ho ạt động trung tâm đang di ễn ra tại doanh nghiệp.
- Khách hàng:
o Là đơn vị có hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ với doanh nghiệp. Hàng hóa dịch vụ này là đầu ra của ho ạt động thông thuờng tại doanh nghiệp.
o Các đơn vị góp vốn với doanh nghiệp cũng có thể là khách hàng nếu các đơn vị này mua hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu một đối tuợng cùng chia sẻ rủi ro và lợi í ch của việc kinh doanh sản phẩm, dịch vụ thì không đuợc xem là khách hàng.
1.2.2.4 Nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu
Một trong những buớc tiến lớn nhất của IFRS 15 là x ây dựng phuơng pháp tiếp cận 5 buớc để xác định doanh thu:
Buớc 1: Xác định hợp đồng với khách hàng
Buớc 2: Xác định nhiệm vụ thực hiện trong hợp đồng Buớc 3: Xác định giá trị giao dịch
Bước 4: Phân b ổ giá trị giao dịch cho từng nhiệm vụ trong hợp đồng Bước 5: Ghi nhận doanh thu khi từng nhiệm vụ được hoàn thành
Bước 1: Xác định hợp đồng với khách hàng
Hợp đồng là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên tạo ra nhiệm vụ buộc phải thực hiện, nghĩa là có thể dựa vào hợp đồng để đi kiện hoặc bị kiện. Một hợp đồng có thể được thể hiện bằng chữ viết, lời nói hoặc ngầm hiểu trong ho ạt động kinh doanh thông thường của đơn vị.
Hợp đồng với khách hàng phải đáp ứng tất cả điều kiện sau:
- Các bên tham gia đã thông qua hợp đồng (bằng chữ viết, lời nói hoặc phù hợp với ho ạt động kinh doanh thông thường tại đơn vị và các bên được trao quyền thực hiện nghĩa vụ tương ứng.
- Đơn vị có thể xác định quyền l ợi của mỗi bên liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa và dịch vụ.
- Đơn vị có thể xác định thời hạn thanh toán khi chuyển giao hàng hóa và dịch vụ.
- Hợp đồng có nội dung thương mại (về rủi ro, thời gian, số ti ền của dòng ti ền tăng lên trong tương lai như là kết quả của hợp đồng).
- Có khả năng đơn vị sẽ thu được l ợi ích khi chuyển giao hàng hóa dịch vụ cho khách hàng.
Bước 2: Xác định nghĩa vụ thực hiện
Nghĩa vụ thực hiện liên quan cam kết cung c ấp hàng hóa dịch vụ trong hợp đồng. Việc hoàn thành nghĩa vụ này sẽ xác định thời điểm và giá trị doanh thu được ghi nhận.
Cam kết trong hợp đồng có thể được thấy rõ hoặc ám chỉ nếu cam kết tạo ra sự mong đợi đơn vị sẽ cung c ấp hàng hóa dịch vụ.
Doanh nghiệp xác định cam kết chuyển giao hàng hóa dịch vụ riêng biệt, cần lưu ý những điểm sau:
- Từng hàng hóa dịch vụ hoặc nhóm hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp cam kết cung c ấp là một nghĩa vụ thực hiện;
- Mong đợi cuối cùng của khách hàng là một nghĩa vụ thực hiện;
- Nhà quản lý cần xác định sự tách biệt của hàng hóa dịch vụ được cung c ấp vì dựa vào cam kết trên hợp đồng;
- Hàng hóa dịch vụ được xem là tách biệt nếu:
o Khách hàng có thể hưởng l ợi í ch từ hàng hóa dịch vụ do sở hữu chúng hoặc kết hợp với các yếu tố khác.
o Cam kết của doanh nghiệp chuyển giao hàng hóa dịch vụ cho khách hàng có thể tách biệt với các cam kết khác trong hợp đồng với khách hàng.
Bước 3: Xác định giá trị giao dịch
Giá trị giao dịch (một con số chính xác hoặc một khoảng giá trị) là số tiền doanh nghiệp mong đợi nhận được khi chuyển giao hàng hóa dịch vụ không tính số ti ền thu hộ cho bên thứ 3 (ví dụ: thuế giá trị gia tăng đầu ra).
Giá trị giao dịch sẽ được doanh nghiệp phân b ổ cho từng nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng và theo đó doanh thu được ghi nhận.
Bước 4: Phân bổ giá trị giao dịch cho nhiệm vụ thực hiện của hợp đồng
Doanh nghiệp cần xác định giá bán của từng loại hàng hóa dịch vụ tại thời điểm bắt đầu hợp đồng và phân bổ giá trị giao dịch cho từng nhiệm vụ thực hiện. Bằng chứng tốt nhất của giá bán hàng hóa dịch vụ riêng lẻ là giá bán chúng riêng biệt trong trường hợp tương tự cho khách hàng tương tự.
Bước 5: Ghi nhận doanh thu
cách chuyển giao hàng hóa dịch vụ cho khách hàng, nghĩa là khách hàng giữ
quyền kiểm soát, khả năng sử dụng trực tiếp và nắm giữ thực chất toàn bộ l ợi
ích còn lại. Quyền kiểm soát trong một khoảng thời gian hay tại một thời điểm quyết định khi nào doanh thu đuợc ghi nhận.
Doanh thu đuợc ghi nhận qua một thời kỳ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Khách hàng nhận và huởng lợi í ch cùng lúc khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ;
- Ho ạt động của doanh nghiệp tạo ra 1 tài sản mà khách hàng kiểm soát tài sản cả khi đang sản xuất (xây dựng) dở dang;
- Hoạt động của doanh nghiệp tạo ra 1 tài sản không thể sử dụng ở đơn vị khác và doanh nghiệp có quyền buộc khách hàng phải thanh toán khi hoàn thành.
1.2.2.5 Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính
Mục đích của việc trình bày thông tin là cung c ấp thông tin cho nguời sử dụng báo cáo tài chính hiểu tính chất, số ti ền, thời gian, và sự không chắc chắn của doanh thu và dòng tiền tăng từ hợp đồng với khách hàng. Để đạt những mục tiêu đó, doanh nghiệp cần trình bày những thông tin định tính và định luợng sau:
- Những hợp đồng với khách hàng;
- Những uớc tính quan trọng, khả năng thay đổ i uớc tính đó đối với từng hợp đồng;
- Bất kỳ tài sản nào đuợc ghi nhận từ chi phí để nhận đuợc hợp đồng với khách hàng.
Do Việt Nam chua chính thức áp dụng IFRS nên doanh nghiệp trong nước chua bắt buộc phải áp dụng chuẩn mực IFRS 15 trong báo cáo tài chính theo quy định của Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS). Các doanh nghiệp
tại Việt Nam phải áp dụng IFRS 15 sẽ chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi lập các báo cáo tài chính phục vụ tập đoàn theo chuẩn mực IFRS và các doanh nghiệp Việt Nam đang tự nguyện lập báo cáo tài chính IFRS, bên c ạnh báo cáo tài chí nh VAS theo luật định. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, nhiều thay đổi về cách thức ghi nhận doanh thu theo VAS được quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC là khá tương đồng với các quy định trong IFRS 15, dù các lý giải cho việc thay đổ i cách ghi nhận doanh thu trong Thông tư 200 vẫn được đánh giá là chưa toàn diện so với các lý giải cho các vấn đề tương tự trong IFRS 15.
Vì thế, việc hiểu được bản chất và các thay đổ i trong IFRS 15 sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được cái nhìn toàn diện hơn về bản chất của các thay đổi trong ghi nhận doanh thu đã được Thông tư 200 đặt ra, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có các bước chuẩn bị tốt hơn, khi Việt Nam tiến tới áp dụng các nguyên tắc còn lại của IFRS 15 v ề ghi nhận doanh thu.