Bài học rút ra từ việc điều hành chính sách tiền tệ của các nước

Một phần của tài liệu 098 chính sách tiền tệ của VN trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008 điều hành và bài học luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 41)

Thứ nhất, khi đối diện với khủng hoảng tài chính các nước đều sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng. Trung Quốc và Thái Lan đều suy giảm xuất khẩu bởi thị trường chủ yếu của hai nước này là Mỹ và Châu Âu - hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Vì vậy, các nước này phải quay lại thị trường nội địa, coi đây là thị trường sẽ tạo ra động lực thúc đẩy nền kinh tế không suy giảm. Vì vậy, việc sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng nhằm mục tiêu kích cầu đã được hai nước này sử dụng và tương đối thành công.

Thứ hai, chính sách tiền tệ mở rộng luôn kèm theo mặt trái. Mặt trái của vấn đề này là lạm phát và bóng bóng tài sản. Bởi vì, một lượng tiền lớn được cung ra nền kinh tế với lãi suất thấp khiến cầu tăng lên và việc cung tiền tương đối dễ dãi khiến hộ gia đình và doanh nghiệp sử dụng một phần số tiền đó sai mục đích, đầu tư vào tài sản. Cả Thái Lan và Trung Quốc đều phải đối diện với lạm phát. Ngoài ra, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với bong bóng bất động sản khi khá khác biệt với Mỹ, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán Trung Quốc lại vẫn ở đỉnh cao chót vót sau khi hồi phục.

Thứ ba, chính sách tiền tệ phải được sử dụng trong sự phối hợp với các chính sách khác. Chính sách tiền tệ mở rộng được phối hợp với chính sách kích cầu của chính phủ. Theo TS. Vũ Thành Tự Anh, quy mô gói kích cầu của Trung Quốc là 586 tỷ đô la Mỹ chiếm 16,7% GDP, của Thái Lan là 8,7 tỷ

đô la Mỹ chiếm 3,5%. Khi có sự phối hợp giữa các chính sách, tác động của chính sách tiền tệ lên nền kinh tế được sử dụng ở mức tối đa.

Thứ tư, những nền kinh tế có sức khỏe tốt đều vượt qua được ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính sớm. Dư địa cho chính sách tiền tệ mở rộng của Trung Quốc và Thái Lan đều rất tốt khi thực hiện chính sách này. Vì vậy, hiệu quả của chính sách cao và hậu quả được giảm thiểu. Trong khi các nước phải vật lộn với khủng hoảng thì nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng rất ấn tượng, năm 2008 là 8,6%, năm 2009 là 9,1% và năm 2010 là 10,5%.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách vĩ mô quan trọng trong việc điều hành nền kinh tế trong hoàn cảnh khủng hoảng tài chính. Mặc dù, chính sách này sẽ giúp giảm thiểu tác động của khủng hoảng tài chính nhưng cũng sẽ gây ra các tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Những tác động tiêu cực này ảnh hưởng ít hay nhiều lại phụ thuộc chủ yếu vào sức khỏe sẵn có của nền kinh tế. Kinh nghiệm trong điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan và Trung Quốc trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008 là những minh chứng rõ nét cho nhận định này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM NĂM 2008

Một phần của tài liệu 098 chính sách tiền tệ của VN trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008 điều hành và bài học luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w