Diễn biến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam trong

Một phần của tài liệu 098 chính sách tiền tệ của VN trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008 điều hành và bài học luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59 - 66)

(iii) Nghị quyết 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 về 8 giải pháp đồng bộ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó nhấn mạnh các định ướng chủ đạo trong hoạt động kiềm chế lạm phát là “.. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, thận trọng và chủ động; sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường để kiểm soát quy mô, tốc độ tăng tín dụng và tăng tổng phương tiện thanh toán một cách hợp lý nhằm đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, góp phần thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức cao, nhưng đồng thời đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới mức tăng trưởng kinh tế. và điều tiết có hiệu quả vốn khả dụng của các TCTD và kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm”.

2.2.2 Diễn biến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam trongnăm 2008 năm 2008

Giai đoạn 1: Từ đầu năm đến hết quý III 2008, NHNN phải thực hiện một loạt các chính sách tiền tệ thắt chặt để giảm cung tiền. Các biện pháp này được thực hiện gấp gáp và chủ yếu dựa vào các biện pháp hành chính

Nghiệp vụ thị trường mở:

Thứ nhất, Ngân hàng nước phát hành tín phiếu bắt buộc như một công cụ dự trữ bắt buộc để hút tiền ra khỏi lưu thông nhưng vẫn hỗ trợ chi phí huy động của NHTM.

Ngày 13/02/2008, NHNN ban hành Quyết định số 346/QDD-NHNN về việc phát hành tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn là 364 ngày, lãi suất 7,8%/năm, ngày phát hành 17/03/2008.

46

Tín phiếu NHNN được phân bổ cho 41 NHTM theo quy mô tỷ trọng vốn huy động bằng VND (bao gồm 4 NHNN, 28 Ngân hàng cổ phần, 7 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và 2 Ngân hàng liên doanh và Công ty tài chính dầu khí). Đó là những ngân hàng còn dồi dào nguồn vốn. Như vậy để thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ NHNN đã chủ động phát hành tín phiếu nhằm thu bớt tiền trong lưu thông về với mục đích ổn định tiền tệ.

Thứ hai, NHNN cung ròng VND vào hệ thống ngân hàng với khối lượng lớn và thời hạn ngắn nhằm đáp nhu cầu thanh khoản của hệ thống Ngân hàng.

Trong quý I, II và III năm 2008, NHNN đều cung ròng ra thị trường. Tuy nhiên, mức cung ròng này chủ yếu là mua có kỳ hạn và thời hạn giao dịc phổ biến là 07-14 ngày. Như vậy, quan điểm của NHNN cung tiền cho hệ thống ngân hàng chỉ nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân hàng.

LS KL LS KL LS KL LS KL Mua có kỳ hạn 12.18% 190,21 4 11.88% 445,000 15% 283,100 13.60% 28,89 1 Bán hăn 8.50 % 1,86 7 7.75% 1,57 8 4.50% 74,98 6 Bán có kỳ hạn 14.91 % 12,022 Tổng 204,10 3 446,57 8 283,100 103,877 Cung ròng 176,32 5 443,42 2 283,10 0 (46,095 )

Nguồn: NHNN

Hình 2-7: Biểu đồ một số lãi suất cơ bản

Nguồn: Tổng cục thống kê Trong quý I, II và III năm 2008, NHNN đã cung ròng ra hệ thống Ngân hàng khối lượng lớn VND, 902847 tỷ đồng tương đương với 97% tổng giao dịch trong cùng thời gian. Đặc biệt trong quý II, mức cung ròng kỳ lục l à 443 nghìn tỷ đồng để đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống Ngân hàng khi hàng loạt các biện pháp hút tiền ra khỏi lưu thông được áp dụng trong khi lãi suất huy động bị áp trần ở mức thấp. Để mua được Giấy tờ có giá cho mình,

47

NHNN phải tăng mức lãi suất từ 9% lên 12% để hấp dẫn các TCTD, từ đó, dự trữ của hệ thống ngân hàng được tăng lên, giảm lãi suất liên ngân hàng và giảm lãi suất nói chung.

Dự trữ bắt buộc:

Do biến động mạnh của nền kinh tế, tiền tệ thế giới và trong nước, công cụ dự trữ bắt buộc được sử dụng như một biện pháp hữu hiệu để kiềm chế lạm phát trong năm 2008. Để thực hiện điều này, trong tháng 2/2008, NHNN điều chỉnh tăng 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các kỳ hạn, áp dụng cho cả tiền gửi VND và ngoại tệ đối với hầu hết các Ngân hàng (trừ Ngân hàng Nông nghiệp phát triển Nông thôn Việt Nam, và một số TCTD hợp tác và NHTM nông thôn). Đồng thời mở rộng diện phải dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi kỳ hạn từ 24 tháng trở lên (trước đây chỉ bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 24 tháng) nhằm nâng cao khả năng điều tiết công cụ dự trữ bắt buộc.

Lãi suất

Chúng ta đều nhận thấy rất rõ một vấn đề: trong khi công cụ thị trường mở và dự trữ bắt buộc đã có những đông thái rất mạnh mẽ từ tháng 2/2008 nhưng các công cụ lãi suất lại chỉ được sử dụng mạnh mẽ vào tháng 6/2008. Đâu là vấn đề cho sự chậm trễ này?

Thứ nhất, Ngân hàng áp dụng trần lãi suất huy động là 12% năm nhằm chặn đứng cuộc đua lãi suất huy động.

Khi buộc phải mua tín phiếu và nâng dự trữ bắt buộc, các ngân hàng phải tăng nguồn huy động vốn. Để tăng được huy động vốn, ngân hàng có hai nguồn: từ thị trường liên ngân hàng và từ nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế. Để đáp ứng được ngay các yêu cầu của NHNN, việc vay vốn ở thị trường liên ngân hàng là hợp lý hơn cả.

Tuy nhiên, từ năm 2005 đến 2008, một loạt các ngân hàng mới ra đời. Tính đến tháng 5/2008, hệ thống các TCTD Việt Nam gồm có 5 NHTM nhà nước, trong đó Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank) vừa chính thức nhận giấy phép chuyển sang mô hình cổ phần, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển và Nông thôn, 6 ngân hàng liên doanh, 36 NHTM cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 10 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Những ngân hàng mới này hầu hết là các ngân hàng nhỏ, nguồn vốn điều lệ hạn chế, thị phần huy động vốn chưa nhiều nhưng lại phát triển tín dụng quá nóng trong một vài năm trước. Vì vậy nhu cầu vay vốn trên thị trường liên ngân hàng là rất lớn. Các ngân hàng lớn ngoài việc cũng khó khăn về thanh khoản ra lại cũng muốn ép các ngân hàng nhỏ nên lãi suất liên ngân hàng luôn ở mức trên 20%/năm đối với lãi suất qua đêm vào tháng 2/2008. Có thời điểm, lãi suất qua đêm đã lên tới mức 43%/năm.

Khi vay trên thị trường liên Ngân hàng với lãi suất cắt cổ để mua tín phiếu và nâng dự trữ bắt buộc, các ngân hàng này quay lại thị trường tiết kiệm trong nền kinh tế để huy động. Theo lý thuyết trò chơi, các ngân hàng nào nâng lãi suất càng nhanh huy động được càng nhiều từ tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế và từ cả các ngân hàng khác nữa thì càng nhanh chóng thoát khỏi tình trạng mất thanh khoản. Ngày 21/2, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiếp

tục có đợt nâng lãi suất thứ 3 trong vòng một tuần, với mức lãi suất được đẩy lên mức cao nhất trên thị trường là 12,5%/năm. Tuy nhiên, mức kỷ lục trong nhiều năm qua này chỉ áp dụng cho các kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng.

Mặc dù mức lãi suất này thực ra còn âm so với lạm phát năm 2007 là 12,63%/năm nhưng đây lại là một dấu hiệu rất nguy hiểm. Bởi vì, CPI của tháng 03/2008 so với cùng kỳ năm trước vào khoảng 19% thì mức lãi suất huy động hợp lý phải là 22%/năm. Với mức lãi suất như vậy, lãi suất đầu ra phải ở mức 25%/năm thì ngân hàng mới có lãi. Với mức lãi suất đó, toàn bộ các doanh nghiệp sẽ bị đẩy vào tình trạng thua lỗ trong khi khủng hoàng tài chính đang cận kề. Ngoài ra, việc tăng lãi suất huy động quá nhanh, quá lớn sẽ gây ra tâm lý hoang mang trong nền kinh tế và có thể dẫn tới những sự đổ vỡ nằm ngoài ý định ban đầu.

Chính vì vậy, ngày 26/02/2008, NHNN ra công điện số 02/CĐ- NHNN quy định trần lãi suất huy động là 12% /năm nhằm hạn chế cuộc đua lãi suất giữa các NHTM.

Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời. Dù nó có thể chặn được đà tăng lãi suất huy động nhưng sẽ khiến cho ngân hàng không huy động được tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế. Các ngân hàng sẵn sàng “đi đêm” với bên gửi tiền để có thể huy động được vốn. Điều này sẽ làm méo mó thị trường tiền tệ.

Thứ hai, NHNN điều chỉnh chính sách lãi suất linh hoạt hơn khi mức lạm phát quá cao và không thể duy trì lãi suất ở mức thấp.

Ngày 17/05/2008, NHNN thông báo những điều chỉnh trong chính sách

điều hành lãi suất. Đó chính là Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế

điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo Quyết định này, các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động và lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố áp dụng trong từng thời kỳ; quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày

30/05/2002 về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VNĐ của TCTD đối với khách hàng hết hiệu lực thi hành; và việc huy động vốn bằng VND của các TCTD phù hợp với quy định về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, mức trần lãi suất huy động 12%/năm theo công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 cũng không còn hiệu lực.

Ngày 19/5/2008, NHNN công bố xóa bỏ lãi suất trần huy động

12%/năm đã duy trì từ 26/2/2008; công bố lãi suất cơ bản mới là 12%/năm

theo quyết định 1099/QD-NHNN ngày 16/5/2008.

Quyết định này được coi là một bước tháo gỡ bế tắc cho các ngân hàng trong "cơn khát" vốn nhưng lại không thể tăng lãi suất huy động thời điểm này. Hai ngày sau khi có quyết định phá bỏ trần lãi suất của NHNN đưa ra, tất cả các NHTM, kể cả các NHTM quốc doanh, đều đồng loạt liên tiếp tăng lãi suất huy động. BIDV là ngân hàng đầu tiên đã tăng lãi suất huy động lên tới 13,3%/năm (kì hạn dưới 6 tháng), 15,5%/năm( kì hạn từ 6 đến 12 tháng), và 13%/năm( kì hạn trên 12 tháng). Ngay sau đó các ngân hàng khác cũng lần lượt tăng lãi suất như ngân hàng Đại Dương, ngân hàng Sài Gòn- Thương Tín, ngân hàng Đông Á...

Giai đoạn 2: Quý IV năm 2008, NHNN bắt đầu thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng nhằm chống nguy cơ suy giảm kinh tế

Đến quý IV năm 2008, đánh đổi lại với việc lạm phát giảm thì tăng trưởng kinh tế đã có sự suy giảm mạnh so với năm 2007 (6 tháng đầu năm 2008 tăng trưởng đạt 6,5%, giảm so với mức 7,9% cùng kỳ năm trước, giá trị sản suất công nghiệp 8 tháng đầu năm 2008 tăng 16,3%, giảm so với mức 17,1% của 8 tháng 2007). Bên cạnh đó, lạm phát đã giảm sau khi đạt đỉnh vào 8/2008 với mức 28,32%/năm so với năm trước.

Tình hình này đòi hỏi ngân hàng phải có những bước đi thận trọng nhằm tiếp tục kiểm soát lạm phát nhưng đồng thời cũng góp phần tăng đầu tư

sản xuất, kinh doanh để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế.

Trong bối cảnh này, NHNN đã thực hiện một loạt các giải pháp sau: - Đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 14%/năm xuống 13%/năm, 12%/năm, 10%/năm và 8,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 14%/năm 13%/năm, 11%/năm và 9,5%/năm; lãi suất chiết khấu từ 13%/năm xuồng 12%/năm và 11%/năm, 9%/năm và 7,5%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các NHTM từ 15%/năm xuống 14%/năm, 13%/năm, 11%/năm và 9,5%/năm.

- Đã tăng lãi suất đối với dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với các TCTD từ 5%/năm lên 10%/năm và giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền nội tệ và 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ áp dụng cho các TCTD. Tiếp đến tháng 11 giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc xuống 7 % và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn mức 5% đối với VND.

- Thực hiện thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN dưới

Một phần của tài liệu 098 chính sách tiền tệ của VN trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008 điều hành và bài học luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w