2.1.2.1 Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 2008
Năm 2008, do những tác động vĩ mô bên ngoài cùng với những bất ổn nội địa bên trong đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ mức 8,5% trong năm 2007 xuống còn 6,2% trong năm 2008
Nhu cầu xuất khẩu giảm
Lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam (chiếm 70% GDP của cả nước) sẽ chịu tác động mạnh và suy giảm trong năm tới. Nguyên nhân là do thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản và các nước Châu Âu (chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu) và đây lại là những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng vì thế nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
38 tại các thị trường này chắc chắn giảm sút.
có kim ngạch giảm sút từ 10 đến 20% (trong đó: dầu thô giảm 48,6%, cao su giảm 43,9%, dệt may giảm 4,2% và duy nhât chỉ có xuât gạo tăng 76,4%). Tiếp theo sự sụt giảm của các ngành xuât khâu này là số người thât nghiệp gia
tăng. Theo báo cáo của Bộ Lao động thương binh xã hội, sẽ có khoảng 300.000 - 400.000 mât việc làm trong năm 2009.
Đầu tư nước ngoài giảm
Nghiên cứu tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, về ngắn hạn, khủng hoảng ở Mỹ chưa có tác động lớn đến Việt Nam, do dòng vốn đầu tư vào đây đa số đều bắt nguồn từ các nước và
vùng lãnh thổ trong khu vực như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... Các nước châu Á chiếm tới 80% dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Mỹ chỉ đứng thứ 11 trong hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với 419 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký 4,1 tỉ USD. Mặt khác, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thường mang tính dài hạn nên sẽ không bị ảnh hưởng nhiều lắm. Mặc dù vậy, về dài hạn,
khủng hoảng tài chính thế giới có thể khiến dòng đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam suy giảm vì những lo ngại về bất ổn kinh tế và sự suy thoái kinh tế toàn cầu.
Lượng du khách nước ngoài giảm
Nguồn thu ngoại tệ giảm sút do lượng khách du lịch và nguồn kiều hối cũng sẽ giảm trong năm tới. Thu hút khách du lịch không chỉ là một nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam mà còn là nguồn tạo việc làm quan trọng. Sự giảm sút lượng khách du lịch không chỉ gây ảnh hưởng tới hoạt động thu ngoại tệ và việc làm mà còn ảnh hưởng tới các ngân hàng bởi các tổ chức này đã tài trợ vốn cho các dự án, khu du lịch những số tiền không nhỏ và nếu các dự án này thất bại thì các ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn. Như vậy, cùng với sự suy giảm của dòng vốn đầu tư nước ngoài, cán cân vốn của Việt Nam sẽ khó có thể đạt mức thặng dư cao như trong năm 2008.
Thâm hụt ngân sách tăng
Ngân sách Chính phủ cũng sẽ chịu ảnh hưởng lớn do giá hàng hóa cơ bản giảm sẽ làm giảm các nguồn thu của Chính phủ. Trong bản dự toán Ngân sách năm 2009, giá dầu được dự tính ở mức 90 USD/ thùng trong khi con số này lại khó có thể duy trì với tính hình cuối tháng 3/2009, giá dầu ở mức trên dưới 50 USD/ thùng. Như vậy, nếu không có sự điều chỉnh lại bản dự toán thu chi thì ước tính thiệt hại Ngân sách do những suy giảm trong giá dầu có thể lên tới 2 tỷ USD. Ngoài ra, các nguồn thu khác như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng sẽ giảm đáng kể.
Nguồn: Tổng cục thống kê, IMF
Hình 2-6: Chênh lệch giữa tốc độ tăng cung tiền M2 và GDP
Thứ hai, một số đầu vào quan trọng như giá dầu, sắt thép, và thực
phẩm thế giới tăng là thủ phạm của lạm phát. Đúng là các cú sốc về phía
cung là một trong những nguồn gây nên lạm phát ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, bên cạnh việc giá gạo tăng thì giá xăng dầu và giá phân hóa học cũng đều tăng cao. Những cú sốc toàn cầu này không chỉ ảnh
Như vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động đến Việt Nam làm giảm kim ngạch xuất khẩu và đầu tư trong nước từ đó dẫn đến tổng cầu (cầu nội địa) bị suy giảm.
2.1.2.2 Vấn đề nội tại của nền kinh tế
Quan điểm phát triển nền kinh tế của chính phủ
Tính từ năm 1986, khi Việt Nam bắt đầu đổi mới nền kinh tế định hướng hoạt động theo cơ chế thị trường, cơ sở phát triển của Việt Nam là một nền kinh tế lạc hậu. Kể từ đó tới nay, hầu như nền kinh tế Việt Nam trong một giai đoạn dài luôn ở mức tới hạn khả năng sản xuất (tức là không còn các nguồn lực dư thừa). Trong điều kiện này, nền kinh tế cần tập trung vào các yếu tố nền tảng để tăng năng suất lao động nhằm khai thác tốt hơn các nguồn lực hiện có. Nhưng Việt Nam đã chọn cho mình một hướng đi dễ dàng hơn, nhưng cũng nguy hiểm hơn: bơm liên tục đầu tư (cả công và tư) và tăng chi tiêu của nhà nước để đẩy GDP trong ngắn hạn. Chúng ta sẽ xem xét hậu quả của nó ở phần tiếp theo.
Lạm phát cao [25]
Lạm phát giờ đây đã trở thành mối lo ngại của cả người dân lẫn chính phủ. Lạm phát tăng cao bởi hai nguyên nhân sau:
Thứ nhất, tốc độ tăng cung tiền liên tục ở mức trên dưới 25% mỗi năm
kể từ năm 2003, và tín dụng nội địa cũng tăng trên 35%. Trong khi nhập khẩu
41
tăng đột biến trong mấy năm gần đây để đáp ứng với lượng cầu nội địa tăng thì đối với một số hàng hóa như khách sạn, văn phòng, điện, lao động có kỹ năng - hay nói chung là những hàng hóa chủ yếu được sản xuất trong nước - không thể tăng một cách tương ứng. Kết quả là giá của những hàng hóa này phải tăng theo tốc độ tăng cung tiền.
hưởng riêng tới Việt Nam, mà còn tác động tới các quốc gia Châu Á khác, thế nhưng mức độ lạm phát ở các nước này lại thấp hơn ở Việt Nam rất nhiều.
So sánh hai nguyên nhân này, chúng ta có thể khẳng định: việc tăng chi tiêu của chính phủ được tài trợ bằng việc tăng cung tiền chính là nguyên nhân dẫn tới lạm phát cao tại Việt Nam.
Hiệu quả của đầu tư thấp
Bảng 2-1: Bảng so sánh ICOR
Nước Giai đoạn
Tăng trưởng GDP (%/năm) Tổng đầu tư (% của GDP/năm) ICO R Hàn Quốc 1961-80 7- 9 23,3 0 3, Đài Loan 1961-80 9- 7 26,2 7 2, In-đô-nê- xia 1981-95 6-9 25,7 7 3, Ma-lay-xia 1981-95 7- 2 32, 9 4, 6 Thái lan 1981-95 8- 1 33,3 1 4, Trung Quốc 2001-06 9- 7 38, 8 4, 0 Việt Nam 2001-06 7, 6^ 33, 5 4, 4 Nguôn: [25, tr. 53] 42
cao. Thế nhưng rất nhiều khoản trên danh nghĩa được phân loại là đầu tư nhưng trên thực tế lại là những khoản tiêu dùng trá hình.
Thứ nhất, tham nhũng và lãng phí trong nhiều dự án đầu tư của nhà nước và của các doanh nghiệp nhà nước làm dòng vốn thay vì phải chạy vào các dự án đầu tư thì lại chạy vào tiêu dùng hay tư túi cá nhân.
Thứ hai, nhiều dự án của nhà nước do không được hoạch định cẩn thận nên suất sinh lợi không cao.
Trong trường hợp này những khoản đầu tư không lô này trở thành gánh nặng cho sự phát triển trong tương lai. Nếu những khoản đầu tư này được tài trợ bởi tiền tiết kiệm trong nước thì nó sẽ làm mất cơ hội sinh lợi của các đông tiết kiệm này ở các dự án khác. Còn nếu chúng được tài trợ thông qua các khoản vay nước ngoài thì nó sẽ tạo ra những nghĩa vụ trả nợ, được thực hiện từ nguôn tiền xuất khẩu, bán dầu lửa, cà phê, gạo, cao su và những hàng hóa khác trong tương lai.
Bảng 2-2: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng 1997
Triệu chứng Việt Nam năm 2007
Nguy cơ khủng hoảng tài chính
Rất nhiều dấu hiệu yếu kém từng là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng 1997 đang xuất hiện ở Việt Nam.
Đầu tiên, mặc dù thị trường chứng khoán đã phát triển rất nhanh trong
thời gian qua nhưng hệ thống tài chính của Việt Nam vẫn chịu sự chi phối bởi các NHTM không được kiểm soát một cách hiệu quả với lượng nợ xấu khá lớn.
Thứ hai, đầu tư quá mức (gần 40% GDP) và hệ số ICOR 4,4 (có nghĩa
là Việt Nam hiện cần 4,4 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng) là rất cao so với các nước khác trong khu vực ở những giai đoạn phát triển tương đương như Việt Nam bây giờ (hệ số ICOR trung bình của các nước trong khu vực là khoảng 3).
Thứ ba, một lượng tiền lớn có nguồn gốc tham nhũng, rửa tiền, và đầu
tư nước ngoài đang đổ vào thị trường bất động sản và chứng khoán, tạo nên bong bóng tài sản.
Thứ tư, thâm hụt thương mại tăng nhanh và tỷ giá dao động bất thường
(chủ yếu do quản lý kinh tế yếu kém) là những dấu hiệu của những rủi ro ngầm ẩn. Việt Nam cũng đang tích luỹ một lượng lớn nợ ngoại tệ không được phòng vệ. Tất cả những rủi ro trên chưa dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính là nhờ Việt Nam vẫn chưa tự do hóa tài khoản vốn, dư nợ nước ngoài ngắn hạn của Việt Nam còn ở mức kiểm soát được, và lượng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang tiếp tục đổ vào giúp cân đối lại phần nào cán cân tài khoản vãng lai.
Thâm hụt tài khoản vãng lai Co
Bong bóng tài sản Co
Vay ngoại tệ không phòng vệ Co
Hệ số ICOR cao Co
Đầu tư công kém hiệu quả Co
Kiểm soát bất cẩn đối với ngân hàng Co
Nợ xấu cao Co
Vay nợ chéo trong tập đoàn Co
Nợ nước ngoài ngắn hạn Không
Tự do hóa tài khoản vốn Không
Nguồn: [ 25, tr. 54]
2.1.2.3 Kết luận
Mặc dù khủng hoảng tài chính năm 2008 diễn ra có ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam ở một mức độ nào đó nhưng sự yếu kém của nền kinh tế trong nước chính là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới nguy cơ khủng hoảng tài chính của Việt Nam. Để giải quyết những nguy cơ này, chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhưng với dư địa còn rất ít và có rất nhiều mặt trái đang chờ đợi.