Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng

Một phần của tài liệu 1316 phát triển tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 30 - 40)

Tương ứng với các hình thức cấp tín dụng: cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán,... sẽ có các chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển khác nhau và còn tùy thuộc vào góc độ của chủ thể đánh giá: NHTM đánh giá, người vay đánh giá, các tổ chức bên ngoài hay sự đánh giá của xã hội.

Trong phạm vi nội dung nghiên cứu, luận văn tập trung đánh giá các chỉ tiêu phát triển tín dụng về cho vay dưới góc độ của NHTM.

1.2.3.1. Tăng trưởng quy mô tín dụng

a) Sự tăng trưởng của doanh số cho vay và dư nợ cho vay

Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho các khách hàng trong một khoảng thời gian xác định. Dư nợ cho vay tại một thời điểm phản ánh quy mô cho vay tại thời điểm đó. Doanh số cho vay và dư nợ cho vay là chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ mở rộng cho vay của ngân hàng.

Sự tăng hay giảm doanh số cho vay và dư nợ cho vay qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng đang mở rộng hay thu hẹp. Dư nợ giảm là dấu hiệu của hoạt động tín dụng của ngân hàng không hiệu quả, không có khả năng mở rộng khách hàng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên không cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này tăng cũng chưa thể đánh giá được sự tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng là tốt hay không, vì còn phụ thuộc vào sự tăng trưởng của các chỉ tiêu này có đều đặn hay không và còn phụ thuộc vào chất lượng khoản vay.

Tỷ trọng dư nợ cho vay tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đối với từng nhóm khách hàng thể hiện chính sách của ngân hàng trong hoạt động cho vay. Sự biến động về dư nợ của từng nhóm khách hàng và tỷ trọng của dư nợ từng nhóm khách hàng trong tổng dư nợ phản ánh năng lực, thế mạnh cũng như điểm yếu của ngân hàng trong các mảng khách hàng mục tiêu nhất định hoặc phản ánh chính sách của ngân hàng trong việc tiếp cận cho vay.

Việc kết hợp phân tích chỉ tiêu này với chỉ tiêu về quy mô dư nợ và doanh số cho vay sẽ cho thấy bản chất của sự tăng trưởng quy mô là dựa trên nền khách hàng cũ hay phát triển khách hàng mới, hay lĩnh vực phát triển dư nợ của ngân hàng. Đồng thời, đánh giá được dư nợ có tập trung vào một hay một nhóm khách hàng nhất định hay không.

b) Sự tăng trưởng về quy mô khách hàng

Quy mô khách hàng và sự tăng trưởng quy mô khách hàng phản ánh quy mô hoạt động và sự mở rộng đối tượng cho vay của Ngân hàng. Điều này thể hiện khả năng của ngân hàng trong việc tiếp cận và phát triển mối quan hệ với khách hàng bao gồm phát triển khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện có.

1.2.3.2. Chất lượng tín dụng

a) Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn là một trong những chỉ tiêu quan để phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cho biết: một đồng vốn huy động được thì bao nhiêu đồng được sử dụng cho hoạt động cho vay.

Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khả năng tận dụng nguồn vốn trong cho vay của các ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả và nguợc lại.

Hiệu suất sử dụng vốn = Tong dư nợ___x 100% Tổng vốn huy động

b) Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ

Khái niệm Nợ quá hạn, Nợ xấu được định nghĩa cụ thể tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của To chức tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và các quyết định sửa đổi, bổ sung đi kèm. Nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Khái quát các chỉ tiêu phân loại nhóm nợ như sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

+ Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã đuợc cơ cấu lại;

Nợ xấu có độ rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn tuơng đối khó, khoản vốn của ngân hàng lúc này đã gây thiệt hại cho ngân hàng. Đây là kết quả thể hiện trực tiếp chất luợng khoản tín dụng cấp cho khách hàng.

Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất luợng tín dụng của ngân hàng là rất thấp, ngân hàng lúc này cần phải xem xét lại toàn bộ hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ chất luợng tín dụng của ngân

Tỷ lệ nợ xấu γDu nợ xấu^λ \---x 100___ Tông du nợ

Hệ số thu nợ -Z—-ɪ-.---— x 100% Doanh số cho vay

c) Hệ số thu nợ và vòng quay vốn tín dụng

Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng ngân hàng quản lý vốn tín dụng và chất luợng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả của hoạt động thu hồi vốn vay. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về đuợc bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao thì công tác thu hồi nợ của Ngân hàng càng hiệu quả. Tuy nhiên nếu du nợ giải ngân ra và thời gian thu hồi vốn quá nhanh thì lợi nhuận của Ngân hàng thu đuợc sẽ không nhiều. Do đó, để đánh giá hoạt động của Ngân hàng có tốt hay không ngoài chỉ tiêu này cần tham chiếu thêm thời gian duy trì du nợ của món vay.

- Vòng quay vốn tín dụng phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào chu kỳ sản xuất và luu thông hàng hóa. Điều này có nghĩa, với một số vốn nhất định, do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng đuợc nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, đồng thời ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tu vào các lĩnh vực khác. Nhu vậy, hệ số này càng cao phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất luợng tín dụng càng cao.

d) Đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tín dụng

Đa dang hóa sản phẩm, dịch vụ giúp ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, đồng thời thu hút khách hàng từ đó làm gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng. Trên cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ sẵn có, khi thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cấp tín dụng, các ngân hàng sẽ giảm chi phí quản lý, chi phí hoạt động, từ đó gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

Đa dang hóa sản phẩm tín dụng giúp ngân hàng thúc đẩy các nghiệp vụ liên quan cùng phát triển. Ví dụ, huy động vốn tạo nguồn cho hoạt động tín

Chỉ tiêu đánh giá Công thức

Sự gia tăng về lợi nhuận LNTD t - LNTD t-1 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

từ hoạt động tín dụng

LNTD t - LNTD t-1 -- _______.___________x 100%

LNTD t-1

dụng và góp phần thúc đẩy phát triển tín dụng, khi phát triển hoạt động chiết khấu bộ chứng từ thì nghiệp vụ về ngoại tệ, tài trợ thương mại cũng sẽ cùng phát triển. Chỉ khi đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng thì mới đáp ứng các nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Đồng thời, việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tín dụng giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh. Trong hoàn cảnh ngày càng có nhiều các ngân hàng như hiện nay đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngân hàng nào muốn tồn tại, phát triển, đạt được lợi nhuận mong muốn đều phải thay đổi, cải tiến hoạt động, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng.

1.2.3.3. Mức độ hợp lý của cơ cấu tín dụng

Tùy vào từng điều kiện cụ thể của thị trường và nền kinh tế để đánh giá cơ cấu tín dụng của ngân hàng có hợp lý hay không, thông qua: Cơ cấu tín dụng theo thành phần và lĩnh vực kinh tế, cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn,...

Thứ nhất, mức độ tập trung của dư nợ tín dụng đối với từng thành phần, từng lĩnh vực, từng loại kỳ hạn,. và mức độ hợp lý của chỉ tiêu này so với tình hình thị trường, tình hình kinh tế, nhận định các rủi ro tiềm ẩn và tương lai phát triển đối với cơ cấu tín dụng hiện tại.

Thứ hai, từ xu hướng thay đổi trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng qua các năm sẽ đánh giá định hướng và khả năng phát triển tín dụng qua các giai đoạn.

1.2.3.4. Hiệu quả hoạt động tín dụng

a) Thu nhập mang lại từ hoạt động tín dụng

Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng hướng đến mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, đây là thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đối với một ngân hàng, việc đảm bảo chất lượng tín dụng, cơ cấu tín dụng phù hợp đều hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận.

Một khoản tín dụng không đem lại thu nhập cho ngân hàng thì không thể đánh giá là khoản tín dụng có chất lượng tốt. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng mang lại chứng tỏ các khoản vay thu hồi được gốc và có lãi, đảm bảo được an toàn của đồng vốn đầu tư.

Nếu ngân hàng chỉ chú trọng việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn mà không gia tăng được thu nhập từ hoạt động tín dụng thì điều đó cũng không có ý nghĩa. Chất lượng tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó gia tăng được khả năng sinh lời của ngân hàng.

Tỷ suất lợi nhuận thu nhập từ hoạt động tín dụng

LNTD ___x 100% TNTDt

Tỷ suất lợi nhuận Dư nợ LNTDt

______ ɪ ____________x 100% Dư nợ tín dụng

TNTD t: Thu nhập Tín dụng năm t

b) Vai trò của tín dụng đến hoạt động của Ngân hang

- Ngoài cung cấp tín dụng, ngân hàng còn cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác, các hoạt động này tương hỗ, tác động lẫn nhau, tất cả tạo nên bức

tranh tổng thể về hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu để đánh giá vai trò hoạt động tín dụng đến hoạt động của ngân hàng là:

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

____x 100% Tổng lợi nhuận của Ngân hàng

Một phần của tài liệu 1316 phát triển tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 30 - 40)